Mô Hình Chu Trình Sống Trong Sự Phát Triển Đô Thị Du Lịch Của

Góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập của quốc gia với khu vực và quốc tế:

Sự tác động qua lại của các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, tâm lý xã hội, môi trường sống, đối tượng khách du lịch… khiến cho kinh tế du lịch luôn có sự vận động phát triển không ngừng. Chính tư tưởng chấp nhận cái cũ, bó buộc trong những mô - típ quen thuộc, không chịu đổi mới đã tạo ra sự thất bại của kinh tế du lịch ở một số quốc gia. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với phát triển kinh tế du lịch là phải mở rộng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Đối với những đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch sở tại thì cần mở rộng các mối quan hệ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tạo ra được những sản phẩm phong phú, đa dạng, có sự khác biệt và tận dụng được lợi thế so sánh. Đối với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch, thông qua hoạt động của kinh tế du lịch, cộng đồng cư dân cũng được giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa của các đối tượng khác nhau đến nơi đây.

Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quảng bá sản phẩm hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ:

Xu hướng cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cho thấy, giá trị của ngành du lịch ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Du lịch đem lại lợi nhuận cao, trong khi vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, và mức độ rủi ro thấp. Do sự mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch, vì vậy, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên tuyền và quảng cáo với chi phí tối thiểu cho địa phương thông qua sản phẩm hàng hóa của mình đối với du khách quốc tế.

Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chổ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được nhiều chi phí, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao.

Cơ hội liên kết mở rộng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch mới:

Các doanh nghiệp du lịch ở các quốc gia sẽ có cơ hội liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua quá trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và hợp tác. Để từ đó tạo ra các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, vừa mang bản sắc của quốc gia, khu vực, vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, đem lại lợi ích kinh tế cao.

Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và trong công tác quản lý, quảng cáo hình ảnh của mình:

Hội nhập kinh tế quốc tế đã kết nối mạng lưới du lịch toàn cầu thành một thực thể khá thống nhất trong các khâu quản lý, giao dịch và quảng cáo dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Hơn nữa, việc đầu tư các khu du lịch của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho vùng, đồng thời mang theo tiến bộ khoa học công nghệ đưa vào ứng dụng.

Ngành du lịch Việt Nam đã góp phần giúp kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước tăng trưởng với nhịp độ cao, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả trong nước ổn định. Cụ thể là: ngành du lịch Việt Nam tiếp tục được xếp hạng trong số các điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới, với doanh thu năm 2018 đạt 640 nghìn tỷ đồng (tương đương 26,75 tỷ USD), tăng 110 tỷ đồng (tương đương 4,75 tỷ USD) so với năm 2017. Kể từ năm 2010, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gấp ba lần từ 5 triệu lên hơn 15 triệu vào năm 2018. Đặc biệt, ngành du lịch biển thu hút khoảng 70% khách quốc tế, 50% khách du lịch nội địa hàng năm và chiếm 70% doanh thu cho toàn bộ ngành du lịch [184].

2.2. Nội dung phát triển du lịch

Phát triển du lịch là các hoạt động tổ chức du lịch ở một khu vực đảm bảo nội dung, hình thức và quy mô thích hợp, bền vững theo thời gian, bảo vệ môi trường và hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Như vậy, có thể nói phát triển du

lịch đồng hành với sự phát triển của các ngành khác và phát triển bền vững chung của toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phát triển du lịch đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ trong tổ chức, điều hành quản lý và phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có khả năng thu hút và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, và đảm bảo không gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên và môi trường.

2.2.1. Mô hình đánh giá phát triển du lịch

Khi đề cập đến sự phát triển, có rất nhiều mô hình được sử dụng để mô tả phát triển du lịch, ví dụ như: Quá trình phát triển thể chất hay không gian của Miossec đưa ra vào năm 1976, chu trình sống trong sự phát triển của các đô thị du lịch (gọi là mô hình Butler) phát triển năm 1980 và trách nhiệm trong quá trình phát triển của Nickerson năm 1996… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến hai mô hình nổi tiếng: Mô hình Butler và mô hình Miossec.

2.2.1.1. Mô hình chu trình sống trong sự phát triển đô thị du lịch của

Butler

Mô hình chu trình sống trong sự phát triển của các đô thị du lịch của

Butler (1980) nhằm đánh giá và dự đoán một chu trình sống trong sự phát triển du lịch của một đô thị du lịch. Butler cho rằng một đô thị du lịch không nhất thiết quy mô diện tích lớn, nơi đó đang diễn ra sự phát triển du lịch khắp nơi, hay quy mô diện tích nhỏ như là một công viên hoặc một địa điểm du lịch [77]. Mô hình của ông, còn được gọi là vòng đời của đô thị du lịch, là một mô hình hữu ích liên quan đến sự tiến hóa của một đô thị du lịch. Mô hình có thể được chia thành 06 giai đoạn theo Hình 2.1 như sau:


Hình 2 1 Mô hình chu trình sống trong sự phát triển của các khu nghỉ mát du 1


Hình 2.1. Mô hình chu trình sống trong sự phát triển của các khu nghỉ mát du lịch của Butler

Nguồn: Butler (1980)

Giai đoạn 1. Khám phá - Một số ít khách du lịch, vị trí mới được khám phá, du lịch mạo hiểm, bị hạn chế do thiếu cơ sở tiếp cận (tác động tối thiểu), và người dân địa phương mới nhận thức về du lịch.

Giai đoạn 2. Sự tham gia - Do sự gia tăng nhận thức và cơ sở cung cấp của người dân bản địa, số lượng khách nghỉ dưỡng sẽ tăng lên. Cộng đồng dân cư địa phương bắt đầu cung cấp một số cơ sở du lịch cho du khách.

Giai đoạn 3. Phát triển - Với chiến lược tiếp thị thông minh, phổ biến thông tin, và cung cấp thêm cơ sở lưu trú, sự phổ biến của đô thị phát triển nhanh chóng, du lịch trở thành ngành mũi nhọn, do các tổ chức lớn quản lý và tổ chức, dẫn đến sự tham gia ít hơn của địa phương.

Giai đoạn 4. Củng cố - Địa bàn tiếp tục thu hút khách du lịch, nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh như trước. Du lịch trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, đất ruộng cũ đã được sử dụng để xây dựng khách sạn và các công việc như đánh cá và nuôi trồng trở nên lỗi thời. Sự oán giận và căng thẳng giữa

người dân địa phương và khách du lịch bắt đầu xảy ra.

Giai đoạn 5. Sự trì trệ - Tốc độ tăng của số lượng du khách sẽ giảm tải khi mức tối đa đạt được. Các yếu tố này có thể được xác định dưới dạng các yếu tố môi trường (sự khan hiếm đất đai, chất lượng nước, chất lượng không khí), yếu tố kinh tế (vận chuyển, lưu trú, các dịch vụ khác) hoặc các yếu tố xã hội (sự đông đảo, oán giận của người dân địa phương). Có sự gia tăng phản đối ở địa phương đối với du lịch và nhận thức được những vấn đề có thể được quan sát.

Giai đoạn 6. Tái phát triển - Từ điểm trì trệ trở đi có 02 khả năng cơ bản: Từ chối hoặc trẻ hóa (tái phát triển của địa phương).

Giai đoạn suy thoái có thể diễn ra chậm hoặc nhanh, về số lượng khách du lịch, sự phổ biến và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, có thể làm cho ngành công nghiệp đó được trẻ hóa, bằng cách cung cấp viện trợ tài chính từ một công ty tư nhân hoặc chính phủ để tăng tính phổ biến của nó, số khách truy cập có thể tăng trở lại. Giai đoạn này được chia thành 05 kịch bản như sau:

A: Tái phát triển thành công dẫn đến tăng trưởng mới.

B: Những sửa đổi nhỏ về năng suất dẫn đến tăng trưởng khiêm tốn trong ngành du lịch.

C: Du lịch được ổn định bằng cách cắt giảm công suất.

D: Tiếp tục sử dụng quá mức các nguồn lực và thiếu đầu tư dẫn đến suy

giảm.

E: Chiến tranh, bệnh tật hoặc thảm hoạ khác gây ra sự sụp đổ tức thời

trong ngành du lịch.

2.2.1.2. Mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec

Mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec là dùng để đánh giá các giai đoạn phát triển du lịch tổng thể của một đô thị. Tuy nhiên, để có thể đánh giá một cách đầy đủ sự phát triển du lịch của đô thị đó thì cần đánh giá các hoạt động của từng điểm đến du lịch độc lập nhằm bổ sung cho việc đánh tổng thể các giai đoạn phát triển du lịch. Để đánh giá từng điểm đến du lịch độc lập thì mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec đưa ra vào năm 1976 là

phù hợp với việc nhấn mạnh đến không gian của phát triển du lịch từng điểm đến thông qua việc xem xét 04 yếu tố chính: (i) Khu du lịch, (ii) Giao thông, (iii) Hành vi du lịch và (iv) Thái độ của người ra quyết định và dân cư của địa phương tiếp nhận. Trong khuôn khổ này, Miossec nhấn mạnh các mối quan hệ giữa 05 giai đoạn theo Hình 2.2, cụ thể:


Hình 2 2 Mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec Nguồn Miossec J M 2

Hình 2.2. Mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec

Nguồn: Miossec, J.M. (1976)


• Giai đoạn 0 - Vùng có ít hoặc không có các tuyến giao thông, không được khách du lịch biết đến và do đó không có sự phát triển du lịch. Cộng đồng chủ nhà xem xét tiềm năng phát triển theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

• Giai đoạn 1 - Phát triển điểm đến tiên phong, là do khám phá ngẫu nhiên bởi các khách du lịch theo loại hình thám hiểm hoặc chính sách phát triển theo kế hoạch.

Giao thông trong địa phương bắt đầu phát triển. Khách du lịch bắt đầu

quan tâm và thừa nhận địa phương. Ở giai đoạn này, cộng đồng chủ nhà sẽ vẫn thận trọng để đánh giá tác động của khu du lịch tiên phong.

• Giai đoạn 2 - Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra các liên kết giao thông giữa các khu nghỉ mát. Số lượng khách du lịch tăng khi khách du lịch nhận thức được tầm nhìn của các điểm du lịch trong địa phương, việc giới thiệu chính sách và cơ sở hạ tầng phục vụ khu nghỉ dưỡng.

• Giai đoạn 3 - Thái độ của cộng đồng thay đổi vì họ có thể chấp nhận, từ chối hoặc kêu gọi kiểm soát quy hoạch để hạn chế hoặc yêu cầu phát triển thêm. Nếu họ chấp nhận, phát triển du lịch sẽ tiếp tục phát triển. Mặt khác, nếu họ từ chối hoặc cho thấy sự bất mãn, tăng trưởng du lịch sẽ được giới hạn ở các điểm đến cụ thể. Các điểm đến trong địa phương sẽ cạnh tranh với khách du lịch, dẫn đến việc nhắm đến các thị trường du lịch cụ thể. Loại du lịch ban đầu không còn đơn lẽ trong địa phương. Thay vào đó, toàn bộ địa phương có một hình ảnh du lịch nổi tiếng trở thành điểm thu hút chính.

• Giai đoạn 4 - Chuyên môn hóa với các loại khách du lịch khác nhau trong mỗi khu nghỉ mát. Giao thông có thể dễ dàng tiếp cận giữa các khu nghỉ mát trong địa phương. Địa phương này cần xây dựng điểm du lịch có hình ảnh nổi tiếng.

2.2.1.3. Mô hình đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Hai mô hình không gian phát triển du lịch của Miossec (Mô hình của Miossec) và mô hình chu trình sống trong sự phát triển du lịch đô thị của Butler (Mô hình Butler) đều đề cập đến các giai đoạn phát triển các đô thị du lịch từ hoang sơ đến hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Mô hình của Miossec chú trọng đến hạ tầng giao thông cho các khu nghỉ dưỡng, còn Mô hình Butler lại chú trọng đến số lượng khách du lịch đến đô thị du lịch.

Do đó, khi đề cập đến việc đánh giá phát triển du lịch cho một địa điểm nào đó mà áp dụng một trong hai mô hình sẽ không thể đánh giá đầy đủ thông tin và toàn diện địa phương đó. Vì vậy, hai mô hình này có thể ghép lại thành mô hình hỗn hợp nhằm bổ sung cho nhau trong đánh giá phát triển du lịch của đô thị

sẽ giúp cho người đánh giá dễ dàng tiếp cận các tiêu chí hỗn hợp của hai mô hình ghép lại.

Hình 2 3 Mô hình phát triển du lịch hỗn hợp kết hợp Butler và Miossec Nguồn 3

Hình 2.3. Mô hình phát triển du lịch hỗn hợp (kết hợp Butler và Miossec)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết hợp mô hình Butler và Miossec


Từ đồ thị của hai mô hình có thể tổng hợp lại theo như “Hình 2.3. Mô hình phát triển du lịch hỗn hợp” và giai đoạn phát triển được so sánh với phát triển du lịch Thừa Thiên Huế tại Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Bảng so sánh các giai đoạn phát triển du lịch


Giai đoạn vòng đời

của Butler

Giai đoạn phát triển

của Miosec

Giai đoạn phát triển du lịch

Thừa Thiên Huế

Giai đoạn 1

Giai đoạn 0 và nửa

đầu Giai đoạn1

Giai đoạn 1: Tìm hiểu đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023