So Sánh Kỹ Năng Thực Hiện Hoạt Động Học Tập Theo Hctc Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân Theo Năm Đào Tạo


Theo năm đào tạo:

Khi so sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo năm đào tạo, chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau đáng kể. Kết quả được trình bày ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 4 11 So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của 1

Biểu đồ 4.11: So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân theo năm đào tạo

Qua biểu đồ trên ta thấy, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên năm thứ ba đạt kết quả cao nhất (ĐTB=3,42, mức độ khá), tiếp đến là sinh viên năm thứ hai (ĐTB=3,39), còn sinh viên năm thứ nhất có ĐTB thấp nhất (ĐTB=3,22). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P<0,05 (Sig=0,000) (Xem phụ lục 8.2.3).

Theo cơ sở đào tạo:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, sinh viên ở các cơ sở đào tạo khác nhau có kỹ năng thực hiện hoạt động học tập khác nhau. Điều đó được minh chứng qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4 12 So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của 2

Biểu đồ 4.12: So sánh kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo


Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên của Học viện CSND thực hiện kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC tốt nhất (ĐTB=3,39), tiếp đến là sinh viên của Học viện ANND (ĐTB=3,34), còn sinh viên Đại học KT-HC CAND thực hiện kỹ năng này thấp nhất (ĐTB=3,26). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P<0,05 (Sig=0,037) (Xem phụ lục 8.2.4).

4.1.2.3. Thực trạng kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

a. Đánh giá chung về kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Thực trạng kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

3,28

0,57


1

Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, bài học để xác định mức độ đạt được của bản thân

3,05

0,86

12

2

Kết hợp nhiều nguồn thông tin (ý kiến đánh giá của giảng viên, cố vấn học tập, bạn học…) để đưa ra đánh giá về

hoạt động học tập của bản thân

3,46

0,87

3

3

Thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng buổi học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ

3,15

0,84

9

4

Sẵn sàng thừa nhận hạn chế của bản thân

3,50

0,86

2

5

Rút kinh nghiệm từ những tình huống học tập đã gặp để đánh giá bản thân

3,26

0,86

6

Điều chỉnh kế hoạch học tập

3,26

0,59


6

Theo dõi kết quả học tập của từng học phần để thay đổi chiến lược và phương pháp học tập hợp lý

3,18

0,86

8

7

Xác định cách khắc phục hạn chế, khó khăn của bản thân và những nhiệm vụ cần làm để nâng cao chất lượng học tập

3,26

0,90

6

8

Sau khi kết thúc mỗi hoạt động học tập, cá nhân nhanh chóng dự định các bước tiếp theo

3,34

0,91

4

9

Đưa ra các giải pháp học tập khác nhau để cải thiện hiệu

quả học tập phù hợp cho mỗi học phần

3,51

0,87

1

10

Xin lời khuyên từ giảng viên, cố vấn học tập, bạn học để

tìm hướng giải quyết những khó khăn trong học tập mà bản thân gặp phải

3,12

0,91

11

11

Thay đổi thứ tự ưu tiên cho các học phần khi điều kiện, kế hoạch học tập thay đổi

3,15

0,90

9

12

Thay đổi phương pháp làm bài kiểm tra, bài thi thi khi kết quả học tập chưa cao

3,29

0,86

5

ĐTB chung

3,27

0,54


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


Kết quả tại bảng 4.9 cho thấy, kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND đạt mức trung bình (ĐTB=3,27, ĐLC=0,54). Trên thực tế, điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC là kỹ năng tương đối khó, đòi hỏi sinh viên không chỉ đánh giá đúng đắn năng lực của bản thân, nhận định được các điều kiện học tập khách quan và chủ quan mà đòi hỏi sinh viên có khả năng ứng phó linh hoạt với những khó khăn, thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh. Có nhiều sinh viên mặc dù đánh giá tốt kết quả học tập của bản thân nhưng vẫn chưa đủ năng lực để điều chỉnh hoạt động học tập đạt hiệu quả.

Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC, gồm có hai nhóm kỹ năng thành phần, trong đó nhóm kỹ năng Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đạt mức độ cao hơn (ĐTB=3,28), nhóm kỹ năng Điều chỉnh kế hoạch học tập đạt mức độ thấp hơn (ĐTB=3,26). Nguyên nhân của thực trạng này là do ở lứa tuổi sinh viên (18-25 tuổi), các em phát triển khả năng tự nhận thức, do đó có thể đánh giá được bản thân, đồng thời có đủ kinh nghiệm để Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Việc Điều chỉnh kế hoạch học tập không chỉ dừng lại ở mặt nhận thức mà đòi hỏi sinh viên phải tiến hành các hoạt động học tập thực tiễn để cải tạo, thay đổi những khó khăn bản thân gặp phải đồng thời phát huy được thế mạnh trước đó, do đó nhóm kỹ năng này có độ khó cao hơn. Sinh viên N.Đ.H (Đại học KT-HC CAND) chia sẻ “Nhiều khi em nhận thức được mình hạn chế ở đâu, cần thay đổi như thế nào để học tập tốt hơn nhưng khi thực hiện trong thực tế lại có nhiều khó khăn hơn dự kiến nên kết quả học tập vẫn không được cải thiện”.

Số liệu tại bảng trên cũng cho thấy biểu hiện Đưa ra các giải pháp học tập khác nhau để cải thiện hiệu quả học tập phù hợp cho mỗi học phần (được sinh viên thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,51; ĐLC=0,87). Sở dĩ, ở lứa tuổi sinh viên, các em có nhu cầu thành đạt cao. Học tập là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm, khám phá, tìm tòi cái mới. Sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cũng vậy, các em thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Khi gặp


phải khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi kết quả học tập chưa được như kỳ vọng, các em thường nhanh chóng dự định và thực hiện các giải pháp học tập khác nhau để cải thiện theo hướng tích cực hơn. Giảng viên V.T.N (HV ANND) cho biết “Sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay rất năng động, sáng tạo. Các em có thể thực hiện các nhiệm vụ thầy cô giao trong thời gian ngắn, đề xuất nhiều ý tưởng rất mới và thuyết phục. Khi kết quả học tập không được như ý các em biết cách rút kinh nghiệm để thay đổi phương pháp học tập nhằm đạt được kết quả cao hơn”.

Sinh viên Đ.V.C (Đại học KT-HC CAND) chia sẻ “Một, hai lần đạt kết quả thấp em thấy bình thường, nhưng kết quả kém trong thời gian dài em thấy rất xấu hổ với bạn bè. Nhất là khi sinh hoạt và học tập trong môi trường tập thể, khi các bạn trong phòng đạt kết quả tốt mà mình thua kém mãi sẽ thấy rất áp lực, buộc bản thân phải tìm cách thay đổi”.

Bên cạnh đó sinh viên cũng Sẵn sàng thừa nhận hạn chế của bản thân với ĐTB=3,50; ĐLC=0,86, xếp thứ 2. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ đó sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh bản thân cho phù hợp. Sinh viên nhận thức rõ ràng về năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó học sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hằng ngày trong giờ lên lớp, giờ tự học, nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá cao mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình và sẵn sàng thừa nhận hạn chế của bản thân. Cô L.T.N (Học viện ANND) cho rằng “Sinh viên CAND rất tiếp thu ý kiến đóng góp của những người xung quanh, đồng thời sẵn sàng thừa nhận những hạn chế của bản thân khi thấy học tập chưa hiệu quả hoặc khi được góp ý”.

Xếp thứ ba là biểu hiện Kết hợp nhiều nguồn thông tin (ý kiến đánh giá của giảng viên, cố vấn học tập, bạn học…) để đưa ra đánh giá về hoạt động học tập của bản thân (ĐTB=3,46; ĐTB=0,87). Tại các học viện, trường đại học


CAND, việc đánh giá cuối học kỳ và toàn khóa học cho sinh viên không chỉ căn cứ vào kết quả học tập mà kết quả rèn luyện cũng rất quan trọng. Đối với đánh giá điểm số học tập theo tín chỉ, không chỉ căn cứ vào ý kiến của giảng viên mà một số đầu điểm dựa trên đánh giá đồng đẳng của các sinh viên trong lớp, ví dụ như điểm số dành cho các buổi thảo luận, seminar. Do đó, sinh viên không chỉ chú ý đến cách đánh giá của giảng viên, cố vấn học tập mà còn kết hợp các nguồn thông tin từ bạn học để nhận định về hoạt động học tập của bản thân. Sinh viên B.T.A (Học viện CSND) cho biết “Sau mỗi giờ làm việc nhóm các thầy cô thường mời nhóm trưởng đánh giá về thái độ và mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm, đó cũng là một kênh tham khảo để các thầy cô chấm điểm cho từng sinh viên, vì vậy em cũng rất quan tâm đến ý kiến của các bạn để điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân cho phù hợp với tập thể”.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, biểu hiện được sinh viên đánh giá kém nhất là Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, bài học để xác định mức độ đạt được của bản thân (ĐTB=3,05; ĐLC=0,86). Thực trạng này rất phù hợp với kết quả khảo sát kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC. Vì sinh viên ít khi lập kế hoạch học tập cụ thể, hạn chế khi viết bản kết hoạch chi tiết nên ít có cơ sở để so sánh, xác định mức độ đạt được của bản thân. Sinh viên H.A.N (Học viện ANND) cho biết “Em thường cố gắng hết sức để đạt được kết quả cao nhất, so sánh với kỳ vọng điểm số đặt ra ban đầu, rất ít khi so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, bài học vì ngay từ đầu em cũng không để ý nhiều đến các yếu tố này”.

Ngoài ra, biểu hiện“Xin lời khuyên từ giảng viên, cố vấn học tập, bạn học để tìm hướng giải quyết những khó khăn trong học tập mà bản thân gặp phải cũng là biểu hiện mà sinh viên đánh giá thấp (ĐTB=3,12; ĐLC=0,91). Trên thực tế sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND rất giữ khoảng cách trong giao tiếp với giảng viên, cố vấn học tập nên còn ngại ngùng, rụt rè trong việc xin ý kiến từ đội ngũ này. Chủ yếu sinh viên tự tìm cách giải quyết, khi không giải quyết được sẽ tìm đến bạn bè thân thiết.


Kết quả giải bài tập tình huống thuộc kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên có ĐTB=3,01; ĐLC=0,58, đạt mức trung bình (Xem phụ lục 14). Cho thấy sinh viên xử lý tình huống vẫn còn lúng túng, thiếu linh hoạt.

b. So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của các nhóm sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Theo kết quả học tập:

So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh ở các học viện, trường đại học CAND, cho thấy những sinh viên có học lực khác nhau thì kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC cũng khác nhau. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau.

Biểu đồ 4 13 So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của 3


Biểu đồ 4.13: So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo kết quả học tập

Biểu đồ 4.13 cho thấy, kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC được sinh viên có học lực khá thực hiện ở mức cao nhất (ĐTB=3,46), xếp thứ hai là sinh viên có học lực giỏi (ĐTB=3,43), còn sinh viên có học lực yếu - kém thực hiện ở mức độ thấp nhất (ĐTB=2,17). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P<0,05 (Sig=0,000) (Xem phụ lục 8.2.1)

Theo giới tính:

Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân còn có sự khác nhau giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, cụ thể như sau:


Biểu đồ 4 14 So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của 4


Biểu đồ 4.14: So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo giới tính

Biểu đồ 4.14 cho thấy sinh viên nữ thực hiện kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC đạt mức độ cao hơn sinh viên nam (ĐTB=3,26 so với ĐTB=3,43), sinh viên nữ đạt mức khá trong khi sinh viên nam đạt mức trung bình. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P>0,05 (Sig=0,012) (Xem phụ lục 8.2.2).

Theo năm đào tạo:

Kỹ năng thực điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cũng có sự khác nhau theo năm đào tạo. Điều này được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 4 15 So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của 5

Biểu đồ.4.15: So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo năm đào tạo

Biểu đồ 4.15 cho thấy kỹ năng Điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC được sinh viên năm thứ ba thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,41), đạt mức khá. Sinh viên năm thứ nhất thực hiện kém nhất (ĐTB=3,15), đạt mức trung bình. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì P<0,05 (Sig=0,000) (Xem phụ lục 8.2.3).

Theo cơ sở đào tạo:

Khi so sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo, chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau, kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:


Biểu đồ 4 16 So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của 6

Biểu đồ 4.16: So sánh kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo

Biểu đồ 4.16 cho thấy kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC được sinh viên Học viện CSND thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,35), tiếp đến là sinh viên Học viện ANND (ĐTB=3,25), còn sinh viên Đại học KT-HC CAND thực hiện kỹ năng này kém hiệu quả nhất (ĐTB=3,21). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, vì P>0,05 (Sig=0,40) (Xem phụ lục 8.2.4).

Tóm lại, kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC được sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thực hiện đạt mức độ trung bình. Trong đó nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đạt mức độ cao hơn so với nhóm kỹ năng điều chỉnh kế hoạch học tập. Các biểu hiện được thực hiện tốt nhất gồm Đưa ra các giải pháp học tập khác nhau để cải thiện hiệu quả học tập phù hợp cho mỗi học phần; Sẵn sàng thừa nhận hạn chế của bản thân; Kết hợp nhiều nguồn thông tin (ý kiến đánh giá của giảng viên, cố vấn học tập, bạn học…) để đưa ra đánh giá về hoạt động học tập của bản thân. Các biểu hiện được sinh viên thực hiện kém hơn gồm Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, bài học để xác định mức độ đạt được của bản thân; Xin lời khuyên từ giảng viên, cố vấn học tập, bạn học để tìm hướng giải quyết những khó khăn trong học tập mà bản thân gặp phải; Thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng buổi học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ; Thay đổi thứ tự ưu tiên cho các học phần khi điều kiện, kế hoạch học tập thay đổi. Sinh viên nữ thực hiện kỹ năng điều

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí