Phân Tích Hoạt Động Của Khoa Sư Phạm (Www.agu.edu.vn)

132 sinh viên là đảng viên. Các hoạt động giáo dục về

giá trị

truyền

thống, đạo đức cách mạng đã được Nhà trường, các tổ chức Đoàn thể

quan tâm thực hiện định kỳ trong năm học và trong những ngày lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống của Trường, Khoa, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với bản thân và xã hội của người học. Việc triển khai kịp

thời Quy chế

đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của Bộ

Giáo dục và

Đào tạo cũng đem lại nhiều hiệu quả cho công tác quản lý, giáo dục sinh viên (hàng năm có trên 80% sinh viên đạt điểm rèn luyện từ khá trở lên). Nhà trường không chỉ đảm bảo tốt các điều kiện trong quá trình học tập mà còn hướng đến các hoạt động định hướng về việc làm, bổ trợ thêm các kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động về các diễn đàn nghề nghiệp

­ việc làm, hội chợ việc làm, tiếp xúc với doanh nghiệp, các hoạt động hướng nghiệp.

Kết quả

học tập của khoá 31 hệ

cao đẳng và khóa 6 hệ

đại học

(đào tạo theo niên chế) trong năm học 2008 ­ 2009 có 1.901/2.018 (đạt 95%) sinh viên tốt nghiệp ra Trường.

Bảng 2.2. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy


Năm học

Tổng

Xuất

sắc

Giỏi

Khá

TB Khá

Trung bình

2004­2005

749

04

137

471

136

01

2005­2006

2.124

08

191

877

667

381

2006­2007

1.497

05

218

768

440

66

2007­2008

1.758

10

322

859

426

141

2008­2009

1.901

13

546

798

361

183

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 7

(Nguồn: Phòng Đào

tạo)

Qua bảng số

liệu trên ta thấy, tỷ

lệ sinh viên đạt loại Xuất sắc,

Giỏi, Khá tăng lên trong từng năm học. Tỷ lệ tốt nghiệp cũng tăng theo. Cụ thể:

+ Năm 2004 – 2005: 749/1152, đạt 65%

+ Năm 2005 – 2006: 2.124/3.034, đạt 70%

+ Năm 2006 – 2007: 1.497/1.773, đạt 84,4%

+ Năm 2007 – 2008: 1.758/1.875, đạt 93,76%

+ Năm 2008 – 2009: 1.901/2.018, đạt 95%

Với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết, có trình độ chuyên môn tốt, cùng với đội ngũ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Hàng năm, Nhà trường đã đào tạo và cung cấp

cho xã hội hàng nghìn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, địa phương. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng, chuyên môn đánh giá tốt.

Nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng có hiệu quả do được cải tiến về cách thức tổ chức với sự gia tăng vai trò của tổ chức Đoàn, Hội và nhóm ngành. Công tác nghiên cứu khoa học của Trường những năm qua luôn đạt hiệu quả kép: Vừa phục vụ yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị xã hội và văn hoá của đất nước; vừa phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành.

Bảng 2.3. Kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên


Năm học

Số giải cấp trường

Số giải cấp tỉnh

2004­2005

14

07

2005­2006

13

05

2006­2007

11

06

2007­2008

11

08

2008­2009

16

09

(Nguồn: Phòng QLKH và HTQT)

2.1.5. Đội ngũ giảng viên và cơ sở Trường

vật chất sư

phạm của

2.1.5.1. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

Tổng số

cán bộ

viên chức hiện đang làm việc tại Trường là 738

người (nam: 48,5%; nữ: 51,5%). Số cán bộ giảng dạy là 415 người, trong đó có 01 Giáo sư và 01 Phó Giáo sư; số giảng viên có trình độ sau đại học

là 200, có 192 cử

nhân, cao đẳng và trình độ

khác là 21. Ngoài ra, Nhà

trường còn cộng tác với hơn 50 cán bộ thỉnh giảng từ các trường đại học khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh và các nơi khác.

Lực lượng cán bộ

của Trường ngày càng được trẻ

hoá, đảm bảo

được yêu cầu về chuyên môn. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường có kinh nghiệm cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, cơ bản Trường đã tương đối đảm bảo được tỉ lệ số giảng viên/số

sinh viên quy định (1/24), đội ngũ cán bộ đủ

về số

lượng và trình độ

chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Trường cũng được quan

tâm, đầu tư về thời gian và vật chất. Hàng năm, Trường đều tổ chức đào

tạo nghiệp vụ từ

đầu cho cán bộ

mới được tuyển dụng cũng như

tạo

điều kiện để cán bộ có thể học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài. Nhà trường có cơ chế tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài chính theo quy định của tỉnh cho cán bộ đi nghiên cứu, tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài theo phân công của Trường. Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất, có khả năng sư phạm và năng lực quản lý, có đủ điều kiện trình độ về chuyên

môn, tin học và ngoại ngữ, có khả năng thích ứng với sự chuyển đổi sang hình thức đào tạo mới.

2.1.5.2. Cơ sở vật chất sư phạm của Trường

Nhà trường được giao quản lý, sử dựng diện tích đất (tính bằng

ha): gần 50ha. Nhà trường đã cố gắng tập trung quy hoạch theo hướng

xây dựng mới, cải tạo các cơ sở

đã xuống cấp, sắp xếp lại cơ

sở làm

việc, học tập nhằm tăng diện tích sử dụng, tăng cường đầu tư trang thiết bị cho Thư viện, hệ thống phòng tư liệu, phòng thực hành, thực tập cho một số ngành học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý, từng bước tin học hoá quản lý và đào tạo.

Ngoài hệ thống Thư viện chung của Đại học An Giang, với nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, được tin học hoá và hiện đại hoá, sinh viên Nhà trường còn được tìm kiếm tài liệu, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn tại các phòng tư liệu chuyên ngành, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thực hành nghiệp vụ tại các đơn vị đào tạo trong Trường. Sách và tài liệu trong Thư viện của Đại học An Giang, Phòng tư liệu của

các đơn vị

trong Trường nhiều về

số lượng, đa dạng về

chủng loại,

thường xuyên được cập nhật, đầu tư. Tổng số đầu sách trong các Thư

viện của Trường, Khoa: hơn 10.000 đầu sách. Hệ thống Thư viện được tin học hoá, thuận tiện cho việc tra cứu tài liệu. Với mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá các mặt hoạt động, trong những năm qua, Trường chú trọng vào việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo (hệ thống âm thanh, camera tại các giảng đường,

với số lượng máy projector, overhead, video, LCD, phòng học chuẩn,

phòng hội thảo, hội nghị, phòng thực hành,…).

Tổng số

máy tính trong

Trường gần 1.500, trong đó: Dùng cho khối hành chính, văn phòng: 250;

dùng cho sinh viên học tập: 1.250. Diện tích phục vụ đào tạo từng bước được cải thiện, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận được nguồn tri thức phong phú và luôn được cập nhật.

2.2. Phân tích hoạt động của Khoa Sư phạm (www.agu.edu.vn)

2.2.1. Lịch sử phát triển và nhiệm vụ

Theo quyết định thành lập Trường Đại học An Giang của Thủ

tướng Chính phủ, Trường Cao đẳng An Giang được sát nhập và chuyển thành Khoa Sư phạm của Trường Đại học An Giang kể từ năm học 2000

­ 2001.

Hiện nay, Khoa có tất cả 288 giảng viên, nhân viên; 10 bộ môn:

Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh vật, Ngữ văn, Sử ­ Địa, Tâm lý Giáo dục,

Ngoại ngữ, Mỹ thuật ­ Nữ công, Giáo dục ­ Mầm non.

Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang có chức năng đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các ngành cho các bậc học, các ngành học: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận: Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ.

Trong năm học 2004 ­ 2005 đến nay, Khoa Sư phạm đảm nhận đào tạo giáo viên các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, với gần 5.000 lượt sinh viên/năm học.

Vào ngành Sư phạm, sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức các bộ môn khoa học cơ bản liên quan trực tiếp đến ngành đào tạo và được

huấn luyện kỹ học,....

lưỡng về

phương pháp giảng dạy, về

nghiên cứu khoa

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ qui định chung, Khoa Sư phạm tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Tập thể cán bộ giảng dạy Khoa Sư phạm đã không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình, cải tiến phương pháp dạy

học và nghiên cứu khoa học. Hàng năm khoa đều có tổ chức Hội thảo,

Hội thi Nghiệp vụ Sư giảng dạy.

phạm trong sinh viên và cải tiến phương pháp

Việc kết hợp giữa Khoa Sư phạm và các trường phổ thông ở trong

tỉnh, đã tạo điều kiện tốt cho việc rèn luyện nghiệp vụ ngành Sư phạm.

2.2.2. Đội ngũ cán bộ

­ Tổng số giảng viên: 246

cho sinh viên


sinh

­ Trình độ sau đại học: 118 thạc sĩ, 34 đang học thạc sĩ, 07 nghiên cứu


­ Giảng viên chính: 76

Thông qua các chuyên gia tiếng Anh từ nhiều nước, các cán bộ

giảng dạy tiếng Anh đã được tiếp nhận phương pháp dạy học tiếng Anh tiên tiến, có hiệu quả. Trình độ của cán bộ giảng dạy tiếng Anh nâng cao rõ rệt.

2.2.3. Hoạt động đào tạo

Hiện nay, Khoa Sư phạm đào tạo 3 bậc: Đại học, Cao đẳng và

Trung học gồm 24 ngành, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng giáo viên

trong tỉnh và các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, 2 huyện Vĩnh Thạnh – Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ. Khoa Sư phạm là đơn vị có thời gian đào tạo lâu năm nhất Trường cũng như tạo được hiệu ứng, lòng tin, uy tín trong

nhân dân. Sinh viên Khoa Sư phạm chủ yếu là sinh viên thuần nhất về

bản chất, nghiệp vụ, hoàn cảnh, điều kiện và có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tay nghề tốt.

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh


viên ở Trường Đại học An Giang (trong đó có khoa Sư phạm) trước xu thế đào tạo theo học chế tín chỉ

Quản lý hoạt động tự học được xem là một nội dung cơ bản của quản lý Nhà trường. Quản lý hoạt động tự học là quản lý các hoạt động học tập tích cực của người học và các điều kiện đảm bảo cho người học học tập tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học và hiệu quả đào tạo của cơ sở giáo dục. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên gồm các nội dung sau:


viên,

­ Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế


­ Quản lý nội dung tự học của sinh viên,

hoạch tự

học của sinh

­ Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho sinh viên.

Để tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động tự học của sinh

viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên của Trường, dựa trên các kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu,

qua đó có được những thông tin và số

liệu về

thực trạng và hiệu quả

quản lý đối với hoạt động tự học của sinh viên.

2.3.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên

2.3.1.1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học

Để nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục ­

đào tạo nói chung thì phải chú trọng nâng cao năng lực tự học cho sinh

viên. Tinh thần của các Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Nghị quyết

Trung ương 2 (khóa VIII) đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục 2005 ở

điều 36b như

sau:

“Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi

dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". Có được năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, ở đại học, quan trọng nhất là học cách học.

Phương pháp giáo dục mới " lấy người học làm trung tâm" với mục

tiêu trang bị

cho người học không chỉ

kiến thức chuyên môn mà còn cả

những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng phân tích, sáng tạo và có óc phê phán, suy nghĩ độc lập. Theo quan điểm "dạy học lấy người học làm trung tâm", việc dạy học phải xuất phát từ người học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Những nhu cầu học tập của sinh viên phản ánh những yêu cầu của xã hội nhưng có những nét riêng. Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm đầu tiên phải nhận thức đúng đối tượng người học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những ưu điểm và nhược điểm,... Có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của sinh viên. Phải để cho sinh viên hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không để cho sinh viên bị động tiếp thu mà đòi hỏi sinh viên phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để không ngừng cải thiện phương pháp học tập dần dần tiến lên có được phương pháp tự học, tự đào tạo, tự giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo, qua đó có được ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí