Đổi Mới Kiểm Tra, Giám Sát, Đánh Giá Kết Quả Của Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học

trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè…). Từ kết quả này để phân loại học sinh theo trình độ năng lực, ý thức học tập, thói quen hành vi… để có biện pháp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý thích hợp cho HS.

Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch trải nghiệm: Kế hoạch trải nghiệm có thể tổ chức trong thực tế được hay không đòi hỏi GV phải có kỹ năng tìm hiểu, xác định được mong muốn, nhu cầu của HS khi tham gia các hoạt động trải nghiệm để có kế hoạch trải nghiệm cụ thể. Mỗi một HS có ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy, GVC cần chú ý đến đặc điểm HS để lập kế hoạch. Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức HĐTN tạo sự hứng thú cho HS. Để gia tăng hiệu quả học tập cho HS trong HĐTN, mỗi GV cần nắm rõ các nguyên tắc tổ chức HĐTN. Cách truyền đạt của GV đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp. Người tổ chức phải ý thức được hứng thú học tập của HS trong HĐTN là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Có hứng thú học tập, HS sẽ có nhu cầu học tập, động cơ học tập, tính tích cực học tập, khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, nảy sinh khát vọng học tập một cách say mê sáng tạo, tăng sức làm việc ở mỗi HS,... Hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc HS nắm bắt tri thức một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

CBQL tổ chức các cuộc hội thảo, thao giảng, dạy mẫu, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ Sử địa... để tạo môi trường trải nghiệm cho HS.

Bồi dưỡng cho GV Sử Địa về ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐTN môn Lịch sử và Địa lý và đánh giá kết quả HĐTN môn Lịch sử và Địa lý nhằm đem lại hiệu quả cao dcho hoạt động này.

Muốn tổ chức bồi dưỡng tốt, CBQL cần tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí để giáo viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phong trào và chất lượng HĐTN môn Lịch sử và Địa lý tốt ở trong và ngoài địa phương.

Cách thức thực hiện

Đa dạng hoá, tích cực hoá hoạt động bồi dưỡng GV tại nhà trường

Giáo viên là người hiện thực hoá các hoạt động giáo dục trong nhà trường; bởi vậy, GV cần tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho GV ngay tại nhà trường. Cách làm có hiệu quả nhất là thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, các buổi hội thảo, tọa đàm, các buổi giao ban hàng tuần, nhất là hoạt động thực hành các kỹ năng sư phạm theo hướng đổi mới trong giờ lên lớp hàng ngày, trong các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi ngoại khóa và trong các giờ sinh hoạt lớp, là vấn đề cần được quan tâm tổ chức thường xuyên. Như vậy việc tổ chức HĐTN sẽ được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lượng hơn.

CBQL chỉ đạo xây dựng đội ngũ GV cốt cán, có kinh nghiệm, có kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN cho HS tiểu học, hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng do đội ngũ GV này trực tiếp giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho GV trong nhà trường.

Mặt khác, CBQL chỉ đạo mời chuyên gia về HĐTN ở các trường đại học tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho GV trong nhà trường.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc chuẩn bị nguồn tài liệu, học liệu, thiết bị dạy học… cho công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc và hoàn cảnh gia đình của giáo viên, nhu cầu của GV để cử GV thực hiện bồi dưỡng.

3.2.6. Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 ở trường tiểu học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 nhằm kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của việc triển khai các hình thức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 theo đúng

kế hoạch và đạt được các mục tiêu yêu cầu đặt ra, bảo đảm được tính phù hợp và tính khả thi nội dung của từng hoạt động. Nếu công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 được thực hiện tốt sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả của các nội dung được triển khai. Mặt khác, giúp cho Ban giám hiệu nâng cao hiệu quả quản lý , điều chỉnh kịp thời những nội dung không phù hợp, bảo đảm quá trình quản lý được thực thi một cách khoa học.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

CBQL nhà trường hướng dẫn trưởng bộ môn cần phải xây dựng kế hoạch HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 một cách cụ thể, khoa học là tiền đề cho việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 đạt hiệu quả trong đó bao hàm cả khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các kế hoạch quản lý với HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 phải được đưa vào kế hoạch dạy học và quản lý của nhà trường, đề ra mục tiêu, biện pháp thực hiện, đảm bảo các nguồn lực về con người, tài chính một cách cụ thể, rõ ràng. Trong đó coi trong việc tường minh kế hoạch đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết của môn học theo tiếp cận năng lực.

Xây dựng quy chế công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, có thể nằm trong quy chế chung về công tác thanh tra, kiểm tra của trường, trong đó có quy chế riêng cho nội dung triển khai các hình thức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5. Trong quy chế, cần xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế giám sát tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 trên quy mô toàn trường, quy mô khối lớp và quy mô từng lớp.

Để xây dựng nội dung công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 các trường cần:

+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 cho HS.

+ Xác định chuẩn đánh giá dựa trên kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS thông qua các loại hình và nội dung hoạt động.

+ Xác định tiêu chí đánh giá và công cụ đo kết quả đạt được ở mỗi HS và tập thể lớp.

+ Hình thành bộ tiêu chí đánh giá thi đua cho từng chủ đề hoạt động theo khối lớp, toàn trường và cần được thống nhất trong Ban lãnh đạo nhà trường.

+ Ban giám hiệu thường xuyên tiến hành kiểm tra kế hoạch của GV chủ nhiệm thông qua từng chủ đề của HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 trước khi tiến hành.

+ Hướng dẫn GV thiết kế hoạt động theo mẫu và thống nhất tiêu chí đánh giá, xếp loại HS tham gia hoạt động.

CBQL hướng dẫn GV giáo viên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện, tiêu chí đánh giá đối với HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 ở các trường tiểu học của Bộ và Sở GDĐT để thực hiện đúng quy trình, chất lượng và hiệu quả.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Lựa chọn các thành viên tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cần có năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm.

Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần có sự phối kết hợp tốt trong quá trình tổ chức các HĐTN cho HS nhằm đạt kết quả cao.

Xác định được chuẩn và tiêu chí đo kết quả đạt được ở HS.

Cán bộ tham gia đánh giá kết quả HĐTN theo chủ đề giáo dục cần công bằng, khách quan.

3.2.7. Tăng cường các điều kiện phục vụ tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường chủ động huy động sự đóng góp từ nhiều phía: cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ,… để có thể phục vụ cho hoạt động trải nghiệm tốt hơn.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đảm bảo không gian lớp học dễ di chuyển vị trí thuận lợi cho học sinh tham gia các hoạt động học trải nghiệm, làm việc nhóm, tổ chức diễn đàn trong lớp học vv...

Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để triển khai các hoạt động có tính chất sự kiện, sân khấu hóa, báo tường hoặc triển lãm tranh, di sản văn hóa...

Có phòng tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh tham gia với đầu đủ các phương tiện hỗ trợ về nghe, nhìn, âm thanh, ánh sáng đầy đủ.

Đảm bảo đủ nguồn học liệu cứng và học liệu mở cho học sinh trong quá trình học tập môn Sử Địa.

CBQL sử dụng nguồn kinh phí theo ngân sách và dự trù kinh phí hằng năm để mua sắm bổ sung các đồ dùng, trang thiết bị dạy học hiện đại giúp cho việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi phù hợp với điều kiện của trường. Có kế hoạch đầu tư cho Thư viện nhà trường các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa môn Sử Địa.

Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Giao nhiệm vụ quản lý và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cụ thể cho cán bộ phụ trách và gắn trách nhiệm với nghĩa vụ để nâng cao tinh thần công việc cho cán bộ nhân viên phụ trách.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải lập kế hoạch cho việc chi kinh phí phục vụ HĐTN để báo cáo trước hội đồng sư phạm, trước hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.

- Đảm bảo thực hiện tốt khâu quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho HĐTN.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ HĐTN.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất với nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ chi phối việc thực hiện các biện pháp còn lại, do đó cần có sự phối hợp hài hoà giữa các biện pháp trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới có thể nâng cao được chất lượng và hiệu quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Khi các đoàn thể giáo dục trong và ngoài nhà trường đã có sự hiểu biết đúng đắn, CBQL giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì một điều cũng rất quan trọng để hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả đó là cần đảm bảo được các điều kiện vật chất để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Sản phẩm HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 chính là kỹ năng, thái độ mà học sinh học được thông qua các buổi trải nghiệm, HS yêu quê hương đất nước. Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý , chỉ đạo tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 nhất thiết phải có việc kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, từ đó rút ra bài học phát huy những mặt tích cực và tránh những mặt còn hạn chế trong những lần tổ chức sau. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt của hoạt động và đánh giá cần dựa vào một quy trình thống nhất thì kết quả mới mang tính khách quan tin cậy.

Các biện pháp trên đều hết sức quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là các một mắt xích quan trọng trong một chuỗi thống nhất. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn. Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên thì cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục tiêu

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi xin ý kiến của CBQL, giáo viên nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Trên cơ sở áp

dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất để nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

3.4.2. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

- Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Xây dựng phiếu khảo sát về các tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của CBQL, GV các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên là 160 người.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 2), chúng tôi khảo sát tính cần thiết của các biện pháp, kết quả ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


TB


Thứ bậc

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội về tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường

tiểu học


130


81.3


30


18.8


0


0.0


2.81


5


2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm trong

dạy học môn Lịch sử và


135


84.4


25


15.6


0


0.0


2.84


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 12

TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


TB


Thứ bậc

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


Địa lý lớp 4,5 cho học sinh đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn

của trường tiểu học










3

Xây dựng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho

học sinh tiểu học


136


85.0


24


15.0


0


0.0


2.85


2


4

Chỉ đạo việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch

sử và Địa lý lớp 4,5


140


87.5


20


12.5


0


0.0


2.88


1


5

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho GV các

trường tiểu học


125


78.1


35


21.9


0


0.0


2.78


6


6

Đổi mới kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lớp 4,5 ở

trường tiểu học


131


81.9


29


18.1


0


0.0


2.82


4


7

Tăng cường các điều kiện phục vụ tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý

lớp 4,5 cho học sinh


124


77.5


36


22.5


0


0.0


2.76


7


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023