Kết Quả Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lý Theo Hướng Tích Hợp Ở Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang

Do các điều kiện khác nhau, chúng tôi lựa chọn 32 cán bộ quản lý, (Trường có 2 CBQL chọn 1, trường có 3 CBQL chọn 2 và 66 giáo viên dạy môn Lịch sử, Địa lý; chúng tôi lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên 120 học sinh của 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 trong 6 trường THCS của huyện Xín Mần để thực hiện đánh giá và thực hiện phỏng vấn một số nội dung có liên quan đến thực trạng.

2.2.5. Xử lý số liệu

Số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Trong đó, các phép toán thống kê được sử dụng gồm: Tỷ lệ phần trăm; điểm trung bình.

Với câu hỏi 5 mức độ, chúng tôi sử dụng thang đo Likert với 5 lựa chọn, quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ, cụ thể: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm; Kém: 1 điểm.

Như vậy giá trị khoảng cách= (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

1.00 - 1.80: Kém/ Không ảnh hưởng

1.81 - 2.60: Yếu/ít ảnh hưởng

2.61 - 3.40: Trung bình/ Tương đối ảnh hưởng

3.41 - 4.20: Khá/ Khá ảnh hưởng

4.21 - 5.00: Tốt/ Rất ảnh hưởng

2.3. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, được phân tích chi tiết qua 2 khía cạnh sau: Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên, Thực trạng hoạt động học của học sinh.

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lỹ theo hướng tích hợp của giáo viên

Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang được

tổng kết qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1: Mức độ thực hiện hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp‌


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm

trung bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử

- Địa lý theo hướng tích hợp và chuẩn bị bài của giáo viên đảm bảo theo chuẩn chương trình môn học, thể hiện đúng mục tiêu môn học và phù hợp với thực tiễn của nhà trường


30


38


30




4,0


2

Thực hiện tích hợp nội dung, chủ đề môn Lịch sử - Địa lý đảm bảo theo chuẩn chương trình môn học, thể hiện đúng mục

tiêu và yêu cầu đạt về kiến thức kỹ năng của nội dung dạy học


48


37


12




4,3


3

Thực hiện giảng dạy (kết hợp lý thuyết và thực hành) đảm bảo đủ kiến thức môn học, nội dung dạy chính xác, có hệ thống theo

yêu cầu đổi mới.


69


29





4,8


4

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học, vận dụng với thực tiễn địa

phương


19


31


44


4



3,7


5

Sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý làm tăng hiệu quả dạy học. Có ứng dụng

công nghệ thông tin vào dạy học mô Lịch sử - Địa lý


23


32


32


11



3,8


6

Thường xuyên tạo điều kiện để học sinh thảo luận nhóm, khuyến khích sự hợp tác của học sinh trong tìm hiểu thực tiễn tại

địa phương


32


52


8


6



4,1

7

Thực hiện bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy

học theo quy đinh

22

59

12

3


4,0


8

Kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để

điều chỉnh hoạt động dạy học môn học


67


21


10




4,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 8


Nhận xét: Qua bảng tổng hợp về thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Xín Mầm, tỉnh Hà Giang. Nhìn chung chất lượng thực hiện các nội dung của hoạt động dạy học môn Lich sử - Địa lý của giáo viên thể hiện của 8

nội dung đạt mức độ khá (𝑿̅= 4,15). Điều này cho thấy hoạt động dạy ở các trường THCS tương đối tốt. Trong 8 nội dung thì có 03 nội dung đánh giá thực hiện tốt, 05 nội dung đánh giá ở mức khá, không có nội dung nào ở mức trung bình và yếu.

Nội dung “Thực hiện giảng dạy đảm bảo đủ kiến thức môn học, nội dung dạy chính xác, có hệ thống theo yêu cầu đổi mới” là nội dung thực hiện tốt nhất với 69 ý kiến đánh giá tốt, 29 ý kiến đánh giá khá, không có ý kiến đánh giá trung bình hay yếu, điểm trung bình ̅X=4,8 điểm. Nội dung có chất lượng thực hiện thấp nhất “Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất của học sinh” điểm trung bình 𝑿̅=3,7 điểm, với 18 ý kiến đánh giá tốt, 31 ý kiến đánh giá khá, 44 ý kiến đánh giá trung bình, 4 ý kiến đánh giá yếu. Nội dung đánh giá thấp thứ hai “Sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý làm tăng hiệu quả dạy học. Có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” điểm trung bình 𝑿̅=3,8 điểm.

Qua thực tế công tác, kết quả điều tra CBQL và giáo viên các trường THCS, chúng tôi thấy hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý của các trường THCS được thực hiện nghiêm túc. Giáo viên thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch dạy, đảm bảo dạy đủ kiến thức môn học, bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng và thái độ của chương trình. Nắm và vận dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Lịch sử - Địa lý, tích cực thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Các quy chế, nền nếp hoạt động chuyên môn được giáo viên thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn CBQL và một số học sinh cho thấy: chất lượng thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tích hợp một số nội dung của hai môn học chưa tốt, như sử dụng hợp lý thiết bị đồ dùng dạy học còn

hạn chế, ứng dụng CNTT vào dạy học còn chậm, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu vẫn là dạy học trên lớp, các hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú, đa dạng, chưa phát huy tính tích cực tự giác của người học. Lý giải về vấn đề này, một số CBQL cho rằng do điều kiện sống của học sinh vùng dân tộc là rất khó khăn, ở nhà các em không có các thiết bị công nghệ thông tin để tự tìm hiểu; gia đình ở cách xa nhau nên cũng không có điều kiện để cùng học hoặc chia sẻ thông tin; ngoài ra, khi về nhà các em cong phải tham gia lao động trợn giúp gia đình hoặc chăm sóc em nhỏ, nên cũng không có thời gian để học thêm.

Công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh còn chưa phong phú, đa dạng, chưa có kết quả đánh giá theo nhóm hoặc theo chủ đề được giao; việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đôi khi còn mang tính hình thức, việc đánh giá theo hướng tích hộ kết quả thu được giữa lý thuyết và thực hành của học sinh còn hạn chế; việc sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học theo hướng tích hợp chưa tốt.

2.3.2. Thực trạng về hoạt động học tập của học sinh

Hoạt động học tập của học sinh là một phần không thể thiếu của hoạt động dạy học, hoạt động học có kết quả tốt chỉ khi học sinh có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập hiệu quả và chủ động tham gia vào quá trình học tập.

Qua khảo sát 200 học sinh của cả 4 khối, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh các trường THCS huyện Xín Mần


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm

trung bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

1

Thực hiện nội quy, quy định của

nhà trường

130

40

20

10


4,5

2

Đảm bảo chuyên cần trong học tập

môn Lịch sử - Địa lý

90

60

30

20


4,1

3

Có tính thần thái độ học tập

nghiêm túc

80

60

30

30


4,0

4

Có ý thức tự giác trong học tập

70

60

40

30


3,9


5

Tự giác từ tìm hiểu các nội dung,

chủ đề học tập theo môn học được giáo viên giao


70


70


40


20



4,0

6

Sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ

dùng học tập tốt

100

70

20

10


4,3

Điểm trung bình chung

4,3

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp về thực trạng hoạt động học của học sinh các trường THCS, cho thấy: các nội dung hoạt động học của học sinh các trường THCS huyện Xín Mần đạt ở mức khá , thể hiện ở điểm trung bình của 06 nội dung trên đạt 𝑿̅= 4,1. Trong 6 nội dung trên có 02 nội dung đánh giá mức tốt, 04

nội dung đánh giá mức độ khá.

Nội dung “Thực hiện nội quy, quy định của nhà trường” là nội dung thực hiện tốt nhất với 130 ý kiến đánh giá tốt, 40 ý kiến đánh giá khá, 20 ý kiến đánh giá trung bình và 10 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, điểm trung bình 𝑿̅=4,5 điểm. Nội dung có chất lượng thực hiện thấp nhất “Có ý thức tự giác trong học tập” với 70 ý kiến đánh giá tốt, 60 ý kiến đánh giá khá, 40 ý kiến đánh giá trung bình, 230 ý kiến đánh giá yếu, không có ý kiến đánh giá kém, điểm trung bình 𝑿̅=3,9 điếm,

Qua quan sát và nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh của các trường THCS đều chấp hành tốt những nội quy, quy định của nhà trường, có tinh thần học tập nghiêm túc, đa số học sinh có ý thức học tập. Đã có sự chuyển biến thực sự trong hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Tuy nhiên, cùng với nội dung trên khi chúng tôi trực tiếp phỏng vấn giáo viên thì kết quả thu được có một số khác biệt. Cụ thể, hầu hết các ý kiến của GV, CBQL đều cho rằng, các em học sinh người dân tộc là học sinh ngoan, chịu khó biết nghe lời; tuy nhiên về mặt nhận thức, các em tuy duy chậm; không tích cực trong việc tự học; đặc biệt là sự thể hiện những hiểu biết của bình và nói nên chính kiến cá nhân. Một trong các nguyên nhân cũng được giáo viên lý giải là tiếng Việt của các em cũng chưa thật thông thạo và đặc tính nhút nhát của học sinh người dân tộc thiểu số.

Kết quả đánh giá cũng cho thấy, giáo viên chưa quan tâm tới việc rèn luyện tự học và phương pháp tự học cho học sinh. Qua kết quả điều tra cho thấy đây là nội dung được đánh giá thấp nhất điểm trung bình 𝑿̅=3,9 điểm. Từ thực tiễn trên cho thấy giáo viên chưa hiểu biết, đầy đủ, toàn diện về phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh cũng như khuyến khích học sinh trong tự học, tự

tìm hiểu. Như vậy, số liệu điều tra và các phân tích trên cho thấy học sinh các trường THCS huyện Xín Mần chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, điều đó cũng ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của học sinh.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa Lý ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Lịch sử địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS của giáo viên

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa Lý ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã phân tích thực trạng này qua các nội dung sau: Quản lý việc triển khai và thực hiện chương trình môn Lich sử - Địa lý theo hướng tích hợp; Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy

học theo hướng tích hợp và hồ sơ chuyên môn của giáo viên; Quản lý việc phân công chuyên môn; Quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tích hợp; Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý việc hướng dẫn học sinh tự học và Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn.

2.4.1.1. Thực trạng quản lý triển khai thực hiện chương trình

Bảng 2.3. Thực trạng quản lý việc triển khai và thực hiện chương trình môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp


TT


Nội dung

Mức độ

Điểm trung

bình

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


1

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp phù hợp với khung chương trình của Bộ quy định đối với các

khối lớp


87


11





4,9


2

Tiến độ thực hiện Chương trình

dạy học Lich sử - Địa lý thực hiện đúng theo quy định


88


5


5




4,8


3

Hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên thực hiện đúng theo khung chương trình và tiến độ

giảng dạy


89


5


4




4,9

Điểm trung bình chung

4,87

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp về thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học mô Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợpn của các trường THCS được đánh giá ở mức tốt, thể hiện ở điểm trung bình của 3 nội dung trên đạt 𝑿̅= 4,87. Nội dung “Xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp phù hợp với khung chương trình của Bộ quy định đối với các khối lớp” được

đánh giá tốt nhất với 30 ý kiến đánh giá tốt, 4 ý kiến đánh giá khá, điểm trung bình

𝑿̅= 4,9 điểm. Nội dung Tiến độ thực hiện Chương trình dạy học thực hiện đúng theo quy định” đánh giá thấp nhất với 88 ý kiến đánh giá tốt, 5 ý kiến đánh giá khá và 5 ý kiến đánh giá trung bình điểm trung bình 𝑿̅= 4,8 điểm.

Qua phỏng vấn trực tiếp CBQL và GV thì được biết: đây là nội dung các nhà trường thực hiện đã nhiều năm và theo quy định nên thực hiện khá tốt. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, thì cấp THCS sẽ triển khai thực hiện chương trình từ năm học 2021 - 2022 thì nhà trường cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này theo hướng “Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” và “Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội..” Đặc biệt là xu thế dạy học tích hợp và dạy học phân hoá. Vì vậy các nhà trường cũng rất quan tâm đến việc triển khai hoạt động dạy học theo hướng tích hợp; xây dựng chương trình nhà trường. Với hai môn học Lịch sử và Địa lý thì việc xây dựng chương trình nha trường và vận dụng thực tiễn địa phương càng được quan tâm nhiều hơn. Cho nên, dù chưa triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng nhà trường đã khuyến khích giáo viên vận dụng và triển khai thực hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023