Ảnh Hưởng Từ Môi Trường Trong Nước


giai đoạn 1980-2005, đưa tổng giá trị GDP toàn cầu từ 35.000 tỉ USD lên 72.000 tỉ USD vào năm 2030.


Từ năm 2006 đến năm 2030, trao đổi buôn bán hàng hóa dịch vụ của thế giới có thể tăng lên hơn 3 lần. Những nước đang phát triển tiếp tục đẩy mạnh cải cách theo hướng kinh tế thị trường (trung tâm là Trung Quốc, Ấn Độ…) có thể đóng góp gần ½ vào mức tăng chung này và chiếm tỷ trọng 65% tổng giá trị thương mại toàn cầu trong 25 năm tới. Các nền kinh tế ở các nước đang phát triển ước tính đạt mức tăng trưởng bình quân 7% trong năm 2006, và tuy có thể tăng chậm lại nhưng vẫn sẽ ở mức trên 6% trong các năm 2007 và 2008, so với mức tăng bình quân 2,6% của các nước phát triển. Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế trong nước và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, đồng thời nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng gia tăng tác động tốt đến sự phát triển của các loại hình bán lẻ.


Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng, khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã và đang được dự báo sẽ là khu vực có sự bùng nổ mạnh mẽ nhất về kinh tế, sẽ trở thành đầu tàu của nền kinh tế thế giới vào thế kỷ 21.Với đà tăng trưởng như dự báo, khối lượng hàng hóa và dịch vụ lưu chuyển sẽ tăng mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam.


Xu hướng quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục...và cả trong ngành bán lẻ. Việc ký kết ngày càng nhiều các hiệp định về tự do hóa thương mại giữa các khu vực cũng như trên toàn cầu giúp cho việc tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người ngày càng dễ dàng và cũng tạo cơ hội cho các tập đoàn bán lẻ trên thế giới có điều kiện mở rộng thị trường kinh doanh, tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ thế giới. Sự xuất hiện và kinh doanh thành công của Wal mart, Carrefour, Cash & Carry ở châu Á hay sự thành công của Seven Eleven ở Thái Lan hay Đài Loan chính là minh chứng cho xu hướng này. Việt nam với tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ trong những năm gần đây, với dân


số trẻ, dung lượng thị trường lớn đang là điểm đến cho nhiều nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài, nhất là cho đến khu chúng ta mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào tháng 1 năm 2009.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ_ công nghệ thông tin, sinh học, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tạo điều kiện cho cuộc cách mạng trong phân phối thế giới. Kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 2004 trên một trang web thương mại năm 2004, thương mại điện tử đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu, trở thành phương tiện truyền thông, bán hàng, marketing, làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh. Không chỉ các cửa hàng ảo thực hiện các hoạt động kinh doanh qua mạng Internet mà cả các chuỗi cửa hàng tiện ích cũng thực hiện các đơn hàng đặt qua mạng của khách hàng. Bên cạnh đó trong lĩnh vực bán lẻ, hệ thống POS từ khi xuất hiện đã tạo nên sự thay đổi lớn.

Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam - 7


POS (Point of sale) là tên viết tắt của hệ thống gồm:


- Phần mềm: Quản lý hàng hoá, quản lý bán hàng, cho phép cập nhật về số lượng hàng hoá xuất, nhập, tồn tại mọi thời điểm, cũng như theo dõi tình hình doanh thu, công nợ đối với từng khách hàng, tại mọi thời điểm. Thay vì việc nhà quản lý phải tiến hành cộng trừ các con số thì hệ thống tự động cập nhật với nghiệp vụ nhập vào hệ thống. Thậm chí nhà quản lý có thể theo dõi tình hình kinh doanh của 1 hệ thống nhiều cửa hàng tại một điểm duy nhất nhờ khả năng truyền dữ liệu qua đường điện thoại hoặc internet. Nhờ đó nhà quản lý có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động đầu tư khác. Các con số báo cáo cũng trung thực hơn, tính thống nhất về số liệu thống kê được đảm bảo.


- Các thiết bị: Máy đọc mã vạch phục vụ việc nhập tên hàng bán; máy in hoá đơn bán lẻ in hoá đơn cho khách hàng đơn giản hoá hoạt động bán hàng và mang lại tính chuyên nghiệp cao cho cửa hàng. Tính minh bạch về giá cả hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng cũng được thể hiện rõ ràng.


Nét khác biệt của hệ thống này là cập nhật mọi lúc các thông tin về hoạt động bán hàng tại mọi thời điểm mà hệ thống ghi chép tính toán thủ công không thể có được. Trong đó, phần mềm chương trình là yếu tố chính, quan trọng nhất. Người quản lý có thể không biết rằng hoạt động quản lý của mình sẽ đơn giản hơn rất nhiều lần khi sử dụng công nghệ POS. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng hệ thống này, không chỉ là các Siêu thị, các trung tâm thương mại, mà ngay cả các cửa hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, các trung tâm vui chơi giải trí, các phòng khám đa khoa, thẩm mỹ viện…


Hệ thống này khắc phục được những bất cập của phương pháp quản lý thủ công hiện nay như: có tính chuyên nghiệp cao, giảm thiểu nhầm lẫn về thanh toán, đặc biệt đối với các công ty có nhiều cửa hàng thì có thể tạo ra tính đồng bộ cho hệ thống các cửa hàng cả về dữ liệu lẫn phương thức quản lý.13

3.2. Ảnh hưởng từ môi trường trong nước

3.2.1 Môi trường kinh tế

Việt Nam đã đạt được một sự tăng trưởng ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua với mức tăng trưởng bình quân đạt 7,3 %. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thể hiện ở tỷ lệ nghèo giảm từ 58,1% trong năm 1993 xuống mức 18,1 % trong năm 2006. Theo báo cáo kinh tế của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)-Bộ Kế hoạch và đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 đạt 8,48%, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, năm 2008 do những biến động khó lường của kinh tế thế giới, kéo theo sức ép lạm phát, mức độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại nhưng không vì thế mà tăng trưởng ngành bán lẻ giảm sút. Hơn một năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 12/2006, ngành bán lẻ trong nước tuy phải chia sẻ thị phần cho các nhà bán lẻ nước ngoài nhưng vẫn củng cố được thị phần và doanh số bán hàng liên tục tăng, các doanh nghiệp đã có những chiến lược cạnh tranh riêng để thu hút khách hàng. Sau hơn 1 năm là thành viên chính thức của WTO, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã


13 http://en.wikipedia.org/wiki/Point_of_sale


phát triển theo chiều hướng tích cực và bền vững. Biến đổi đáng kể nhất là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thấy rằng cần phải vươn lên về quy mô, quản lý, công nghệ với sự thay đổi trong cung cách điều hành, việc liên doanh liên kết.

Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao (những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, có thể nói là đứng thứ 2 khu vực châu Á) và ổn định ( đạt trung bình 7,3% trong khoảng 10 năm trở lại đây) là một trong những yếu tố biến Việt Nam thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu mới vào năm 2008 về tăng trưởng bán lẻ toàn cầu (GRDI) của công ty tư vấn toàn cầu A T Keaney, Việt Nam đã vượt qua ấn Độ, Nga và Trung Quốc để trở thành địa điểm hấp dẫn nhất về đầu tư ngành bán lẻ. Việt Nam có được vị trí này là do tăng trưởng GDP cao bên cạnh chính sách hợp lý với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhu cầu nội địa tăng cao.

3.2.2 Môi trường dân số

Dân số nước ta hiện nay là 84,1 triệu người trong đó, số dân sống trong khu vực thành thị là 22,8 triệu người, chiếm 27% dân số, ngành dịch vụ chiếm 38%, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 580.000 tỷ đồng (2006), tăng trưởng GDP đạt 8,4% (2007). Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới trong đó, 75% dân số sống ở nông thôn. Do đó, sự chuyển dịch dân cư vào các trung tâm đô thị lớn là tất yếu và sẽ ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm tới. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản (nước đang có số dân giảm) và đứng thứ tư Châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.


Năm 2007, Việt Nam còn ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, tụt mất 1


bậc so với năm 2006 thì đến năm 2008 Việt Nam đã vượt lên đứng đầu bảng, trở thành thị trường hấp dẫn nhất trong lĩnh vực đầu tư ngành bán lẻ, chiếm mất vị trí đầu bảng 3 năm liên tiếp của Ấn Độ. Kết luận trên của công ty tư vấn toàn cầu A T Keaney dựa theo số liệu về tăng trưởng bán lẻ toàn cầu (GRDI). Cũng theo A T Keaney, nhu cầu nội địa tăng cao là một trong những lý do khiến Việt Nam có được vị trí này.


Chuyên gia của A T Keaney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 20 tỷ đôla, song theo số liệu trong nước, doanh số bán lẻ năm nay sẽ tăng khoảng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng, tương đương 54,3 tỷ đôla.


Trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A T Keaney_Mike Moriarty nhận xét quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhỏ song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu.14

Hiện Việt Nam chỉ có 10 nhà bán lẻ hiện đại. Trong vòng 5 năm tới, con số này ít nhất sẽ tăng gấp đôi. Bởi các nhà đầu tư quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của thương mại hiện đại ở Việt Nam (qua Thái Lan có thể thấy tương lai ngành bán lẻ của Việt Nam). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thương mại hiện đại cũng thể hiện qua việc người Việt Nam mua sắm như thế nào. Trước hết, tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ và bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Thẻ tín dụng sẽ cho phép việc mua sắm tăng lên, bởi vì người tiêu dùng sẽ có thể dùng loại thẻ nhựa này thay vì phải đem theo nhiều tiền mặt. Dự báo, các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.


14 http://cafef.channelvn.net/News/viet-nam-dung-dau-ve-hap-dan-dau-tu-nganh-ban- le/20086317545257.chn


3.2.3 Môi trường chính trị luật pháp

Năm 2006, Việt nam trở thành thành viên thứ 50 của WTO, đồng thời được hưởng PNTR do quốc hội Mỹ thông qua. Cùng với việc trở thành thành viên của WTO là cam kết mở củă lĩnh vực phân phối hàng hóa theo đó các hạn chế về vốn chủ sở hữu cũng như mặt hàng kinh doanh sẽ được Việt Nam xóa bỏ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, cụ thể:

Mở rộng dịch vụ phân phối bằng cách tự do hóa bán buôn, bán lẻ và cấp quyền kinh doanh sau thời điểm gia nhập.

Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài được phép liên doanh với doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh bán sỉ và lẻ nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% được bãi bỏ.

Kể từ ngày 1/1/2009, nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được phân phối cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, mở cửa dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đại lý môi giới cá nhân. Tuy nhiên ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài

Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam15

Với lộ trình gia nhập WTO như trên, năm 2009 sẽ là năm các nhà bán lẻ trong nước phải cạnh tranh bình đẳng với các nhà bán lẻ nước ngoài, nên nếu không có những phương án hợp lý để phát triển thương hiệu và hệ thống bán lẻ thì nguy cơ các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam thua lỗ ngay trên sân nhà là rất lớn trước các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vốn lớn, quản lý chuyên nghiệp và làm ăn hiệu quả. ở Trung Quốc: trong bán kính 35 km, ngay sau khi Carrefour (nhà bán lẻ lớn thứ 2 thế giới) vào nước này và mở một đại siêu thị, 3 nhà phân phối Trung Quốc đã phá sản.

15 Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006)”WTO-các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, trang 838,839


Ngày 24/9/2004, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM kèm theo đó là Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, mục đích của quy chế này là tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng. Quy chế quy định về tài chính, hàng hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại với thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 1/4/2005.

Có thể thấy quy chế siêu thị, trung tâm thương mại ra đời đã góp phần định hướng phát triển, chấm dứt tình trạng phát triển lộn xộn của các siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, quy chế này vẫn còn nhiều bất cập: qua kiểm tra của sở thương mại các tỉnh, thành phố có nhiều siêu thị vi phạm quy chế nhưng xử lý khó khăn nên hiệu lực thực thi của quy chế còn thấp. Còn chưa có các quy định quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm_đặc biệt là các mặt hàng tươi sống trong siêu thị. Tiêu chuẩn phân hạng không hợp lý giữa loại II và III...Ngoài ra, bên cạnh các loại hình siêu thị và trung tâm thương mại còn có cả cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng tiện ích, không thể xếp các loại này vào siêu thị vì chúng khác siêu thị ở nhiều điểm, chính vì thế mà có tới 33% siêu thị không phân hạng được vì quy mô nhỏ hơn cả siêu thị loại III. Vì thế cần thiết phải có luật kinh doanh bán lẻ để điều chỉnh chặt chẽ hơn các loại hình bán lẻ hiện nay.

Ngày 15/2/2007, Thủ tướng chính phủ có quyết định 27/2007/ QĐ-TTg, phê duyệt “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đề án có nhiều điểm mới, với mục tiêu lớn: xây dựng nên thương mại trong nước theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Theo mục tiêu của Đề án thì tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến 2020 khoảng 11%/ năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/ năm. Đề án cũng đề ra mục tiêu năm 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện ích...đạt 20%, tương đương với 160 nghìn tỷ đồng và năm 2020 đạt 40% tương đương khoảng 800


nghìn tỷ đồng. Những mục tiêu đó đã phần nào phản ánh được tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay.16

Ngày 16/10/2007, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (ARV) đã chính thức ra mắt với gần 100 thành viên là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ và các lĩnh vực liên quan đến bán lẻ.Hiệp hội đề ra mục tiêu hoạt động đến 2010 là tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Hiệp hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển loại hình bán lẻ. Trước mắt hiệp hội sẽ đề xuất và soạn thảo luật bán lẻ trình quốc hội phê duyệt. Mục tiêu cụ thể của hiệp hội sẽ là tập trung xây dựng một hệ thống dữ liệu tham khảo phục vụ doanh nghiệp, xây dựng hệ thống liên kết giữa các nhà sản xuất và bán lẻ tầm cỡ trên thị trường Việt Nam, xây dựng chiến lược

phát triển nguồn nhân lực, tham gia xúc tiến thương mại...17

3.2.4 Môi trường văn hoá xã hội

Kết quả khảo sát của AT Kearney năm 2006, “Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 – GRDI”, (xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong số 185 nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đứng hàng thứ 3 thế giới đối với các tập đoàn bán lẻ. Một trong những lý do thu hút các nhà bán lẻ là dân số đông với một nửa dân số Việt Nam dưới tuổi 30, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 16% và doanh số bán lẻ tăng 20% trong giai đoạn 2004-2005.

Theo thống kê của AVR (Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam), tổng mức bán lẻ của toàn xã hội giai đoạn 1995-2002 tăng trưởng 8-10%/năm. Đặc biệt, từ năm 2003-2007, con số này tăng lên 18-22%/năm.


16 http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/125044/

17 http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/10/749739/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022