Thực Trạng Lập Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 4,5

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Lập kế hoạch

Mức độ hiệu quả


TB

Thứ bậc

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, phải được tập thể nhà trường trao đổi, bàn bạc và thông qua vào đầu

mỗi năm học


51


68.0


7


9.3


17


22.7


2.45


1


2

Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử

Địa lý 4,5


32


42.7


31


41.3


12


16.0


2.27


3


3

Kế hoạch năm, học kỳ, kế hoạch nêu rõ nội dung, hình thức thực hiện và lực

lượng tham gia


33


44.0%


27


36.0%


15


20.0%


2.23


5


4

GV lập kế hoạch cá

nhân ngay từ đầu năm học


37


49.3


19


25.3


19


25.3


2.24


4

5

Huy động nguồn lực

tổ chức HĐTN

35

46.7

29

38.7

11

14.7

2.32

2


6

Kế hoạch cần xác định kết quả sẽ đạt được: sự thay đổi về lượng kiến thức, kỹ năng hành vi

ở học sinh


34


45.3


23


30.7


18


24.0


2.21


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 9

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, CBQL, GV đánh giá nội dung “Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, phải được tập thể nhà trường trao đổi, bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học” (2.45 điểm, thứ bậc 1) có hiệu quả tốt. Nghiên cứu bản kế hoạch của các nhà trường, đa số bản kế hoạch nhấn mạnh đến tổ chức HĐTN cho các khối lớp, với khối 4,5 chú trọng tổ chức cho HS tham quan và tổ chức sự kiện cho HS.

Đối với “Huy động nguồn lực tổ chức HĐTN” (2.32 điểm, thứ bậc 2) có mức độ hiệu quả trung bình, trao đổi với Hiệu trưởng các trường, chúng tôi được biết: “CBQL các trường chỉ quan tâm nhiều đến xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, chưa quan tâm đến đánh giá kết quả sau HĐTN của HS, chưa chỉ đạo nguồn lực tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, trong khi việc chuẩn bị nội dung này sẽ đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch cho năm học sau”.

Trong bản kế hoạch Hiệu trưởng còn xem nhẹ nội dung “Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5” (2.27 điểm, thứ bậc 3), nội dung trong bản kế hoạch chưa đề cập đến thuận lợi, khó khăn và những kết quả đạt được của HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý của năm học trước.

Đối với “GV lập kế hoạch cá nhân ngay từ đầu năm học” (2.24 điểm, thứ bậc 4) hiệu quả trung bình, bởi kế hoạch cá nhân của GV rất sơ sài, nội dung HĐTN qua loa, chưa nêu rõ hình thức tổ chức cụ thể. Mặt khác, trong kế hoạch cá nhân GV lập kế hoạch cho cả năm học mà chưa quan tâm đến kế hoạch theo tuần, tháng, học kỳ.

Như vậy, công tác lập kế hoạch HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý đã được các trường quan tâm lập kế hoạch thực hiện, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở khâu lập kế hoạch cho cả năm học, lập kế hoạch cá nhân, chuẩn bị các nguồn lực, xác định các kết quả đạt được của HS sau HĐTN chưa được quan tâm.

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Tổ chức thực hiện

Mức độ hiệu quả


TB


Thứ bậc

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng các giáo viên có năng lực tốt về tổ chức thực hiện hoạt động

trải nghiệm


55


73.3


16


21.3


4


5.3


2.68


1


2

Phân công, phân nhiệm cho tổ chuyên môn và giáo viên; Tổ chức phối hợp giữa các GV khác trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn

Lịch sử và Địa lý 4,5


46


61.3


18


24.0


11


14.7


2.47


2


3

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về tổ

chức HĐTN


37


49.3


19


25.3


19


25.3


2.24


5

4

Xây dựng cơ chế giám

sát hoạt động trải nghiệm

35

47.3

19

25.7

20

27.0

2.20

6


5

Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá kết

quả học tập


37


49.3


25


33.3


13


17.3


2.32


3


6

Huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài

chính khác nhau


35


46.7


26


34.7


14


18.7


2.28


4

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, nội dung “Tổ trưởng chuyên môn xây dựng các giáo viên có năng lực tốt về tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm” tổ chức đạt hiệu quả tốt (2.68 điểm, thứ bậc 1). Đa số GV là GV môn Sử, Địa do vậy các HĐTN môn Lịch sử và Địa lý đã lôi cuốn được HS tham gia. Các GV đã thực hiện hiệu quả nội dung “Phân công, phân nhiệm cho tổ chuyên môn và giáo viên; Tổ chức phối hợp giữa các GV khác trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5” (2.47 điểm, thứ bậc 2).

Tuy nhiên, nội dung “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về tổ chức HĐTN” (2.24 điểm, thứ bậc 5) có hiệu quả trung bình, theo GV trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân: “Các trường phụ thuộc vào kế hoạch tập huấn thường xuyên của Sở, Phòng GDĐT nên Hiệu trưởng các trường chưa chủ động tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý cho GV”. Để tổ chức HĐTN môn Lịch sử và Địa lý, đa số GV phải tự học, tự nghiên cứu tuy nhiên theo GV trường tiểu học Gia Sàng cho biết: “Hiện nay, CBQL, GV nhắc đến HĐTN thì nhiều nhưng tài liệu để đọc về cách thức dạy học này thì mới thấy ở một số văn bản dự thảo của Bộ, chưa có các sách hướng dẫn cụ thể về cách thức tổ chức dạy học, đặc biệt là dạy học trong các môn học Lịch sử và Địa lý nên chúng tôi cũng chưa rõ tổ chức HĐTN trong các môn học Lịch sử và Địa lý theo quy trình như thế nào”.

Nội dung “Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập” và nội dung “Huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau” có mức độ hiệu quả trung bình từ 2.28 đến 2.32 điểm. Như vậy, công tác tổ chức thực hiện vẫn chưa được Hiệu trưởng các trường quan tâm về chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV đánh giá kết quả học tập và huy động nguồn tài chính, nguyên nhân từ hạn chế về năng lực của một số CBQL trong việc huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 cho HS.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về chỉ đạo hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Chỉ đạo thực hiện

Mức độ hiệu quả


TB


Thứ bậc

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo GV chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hoạt

động trải nghiệm


41


54.7


12


16.0


22


29.3


2.25


3


2

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải tạo sự hợp tác giữa GV và GV, giữa tổ chuyên môn với GV, giữa Ban giám hiệu với tổ

chuyên môn


45


60.0


19


25.3


11


14.7


2.45


2

3

Chỉ đạo đa dạng hóa các

hình thức tổ chức HĐTN

27

36.0

38

50.7

10

13.3

2.23

4


4

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao

năng lực hoạt động trải nghiệm


24


32.0


29


38.7


22


29.3


2.03


8


5

Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học

sinh


26


34.7


29


38.7


20


26.7


2.08


7


6

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài

chính


31


41.3


25


33.3


19


25.3


2.16


5


7

Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc cơ sở học sinh đi trải nghiệm để

thống nhất các kế hoạch


42


56.0


29


38.7


4


5.3


2.51


1


8

Chỉ đạo phổ biến kế hoạch hoạt động trải nghiệm tới các

lực lượng giáo dục tham gia


38


50.7


10


13.3


27


36.0


2.15


6

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, nội dung “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải tạo sự hợp tác giữa GV và GV, giữa tổ chuyên môn với GV, giữa Ban giám hiệu với tổ chuyên môn” đạt hiệu quả tốt (2.45 điểm, thứ bậc 2). Quan sát HĐTN môn Lịch sử và Địa lý, chúng tôi nhận thấy sự phối hợp giữa GV và GV, giữa tổ chuyên môn với GV, giữa Ban giám hiệu với tổ chuyên môn chặt chẽ, có sự phân cấp quản lý. Đối với hình thức tham quan thường xuyên được thực hiện, nội dung “Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc cơ sở học sinh đi trải nghiệm để thống nhất các kế hoạch” đã đạt hiệu quả tốt (2.51 điểm, thứ bậc 1). Các nội dung sau thực hiện ở mức trung bình gồm: “Chỉ đạo GV chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm” (2.25 điểm, thứ bậc 3); “Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN” (2.23 điểm, thứ bậc 4); “Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính” (2.16 điểm, thứ bậc 5); “Chỉ đạo phổ biến kế hoạch hoạt động trải nghiệm tới các lực lượng giáo dục tham gia” (2.15 điểm, thứ bậc 6); “Chỉ đạo đổi mới đánh giá

kết quả học tập của học sinh” (2.08 điểm, thứ bậc 7).

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, CBQL các trường tiểu học đã căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để chỉ đạo phối hợp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, tuy nhiên một số Hiệu trưởng chưa chủ động chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chưa mặn mà với tổ chức chỉ đạo, mặt khác, do kinh phí để thực hiện hoạt động còn ít, nguồn kinh phí huy động từ công tác xã hội hóa giáo dục không hiệu quả nên việc đầu tư vào cơ sở vật chất, tập huấn GV chưa thực hiện thường xuyên. Vì vậy, hiệu quả quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch thể hiện qua số liệu thống kê phản ánh đúng thực tế tại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện


TB

Thứ bậc

Thường

xuyên

Ít thực

hiện

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế

hoạch đã được lập


33


44.0


27


36.0


15


20.0


2.24


4


2

Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu

chí đặt ra


37


49.3


25


33.3


13


17.3


2.32


2


3

Xây dựng quy trình và

lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch


34


45.3


32


42.7


9


12.0


2.33


1


4

Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi

của học sinh


30


40.0


29


38.7


16


21.3


2.19


6


5

Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch; Đánh giá về điều kiện cơ sở vật

chất, tài chính


32


42.7


28


37.3


15


20.0


2.23


5


6

Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều

chỉnh kế hoạch


35


46.7


28


37.3


12


16.0


2.31


3

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, các nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5 CBQL, GV đánh giá ở mức độ trung bình, cụ thể:

Nội dung “Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch” (2.33 điểm, thứ bậc 1); “Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra” (2.32 điểm, thứ bậc 2); “Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh kế hoạch” (2.31 điểm); “Thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập” (2.24 điểm, thứ bậc 4); “Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch; Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính” (2.23 điểm, thứ bậc 5); “Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh” (2.19 điểm, thứ bậc 6).

Như vậy, sự thiếu quan tâm chỉ đạo trong công tác kiểm tra, đánh giá khiến HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 chưa đạt hiệu quả cao. CBQL các trường tiểu học chưa xây dựng quy trình và lực lượng quản lý, hầu hết HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 do Tổ chuyên môn và GV chủ động thực hiện, dẫn đến tình trạng một số GV chỉ chuyên tâm cung cấp kiến thức trên lớp cho HS mà chưa chú trọng đổi mới các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý. Mặt khác, nếu sử dụng kết quả đánh giá sẽ giúp Hiệu trưởng có những tác động quản lý cần thiết để giải quyết những khó khăn của GV, để điều chỉnh kế hoạch tuy nhiên điều này ít được thực hiện. Do ít thực hiện việc đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh dẫn đến tình trạng các hình thức trải nghiệm còn nghèo nàn, chưa có sự phối hợp hiệu quả các lực lượng giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023