4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định là đối tượng nghiên cứu của luận án. Việc đào tạo nghề được xem xét trên 2 phương diện: chủ thể đào tạo và đối tượng đào tạo. Nhưng đào tạo nghề cũng có thể được xem xét theo các nội dung của hoạt động đào tạo và các hoạt động có liên quan, nhất là các hoạt động mang tính hỗ trợ hay có thể gây cản trở các quá trình đào tạo. Với phân tích trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là:
- Các vấn đề về tổ chức và quản lý của các tổ chức, con người tham gia vào quá trình đào tạo với các hoạt động đào tạo (các viện, trường, trung tâm, các tổ chức xã hội nghề nghiệp,..) và người lao động trong nông thôn tiếp nhận đào tạo ở trong vùng ĐBSH. Đây là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận án.
- Những nhân tố tác động đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn như các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của vùng, các tác động của quản lý vĩ mô đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn của vùng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 1
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 2
- Cơ Sở Và Các Hình Thức Phân Công Lao Động Ở Nông Thôn
- Sự Cần Thiết Của Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Các Hình Thức Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề chủ yếu như:
+ Phân công lao động xã hội và sự cần thiết đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
+ Nội dung và các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. CNH, HĐH và yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời kỳ CNH, HĐH.
+ Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số quốc gia và địa phương trong và ngoài nước.
+ Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ĐBSH những năm 2002-2010.
+ Các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ĐBSH thời kỳ CNH, HĐH.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các tỉnh vùng ĐBSH, bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn của vùng ĐBSH trong vòng 8 năm, từ 2002 đến 2010, trong đó tập trung vào giai đoạn 2006-2010.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Khung phân tích
Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả đã xác định khung phân tích áp dụng trong quá trình triển khai luận án như sau:
- Về khung nghiên cứu về lý thuyết: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH là vấn đề rộng. Vì vậy, để tạo lập cơ sở về lý thuyết đề tài đi từ các vấn đề lý thuyết chung đến các vấn đề lý thuyết cụ thể, trong đó các vấn đề về hình thức, nội dung, địa điểm đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng đến chúng là các vấn đề cốt lõi. Cụ thể:
+ Đề tài đã xem xét mối quan hệ giữa CNH, HĐH đến phân công lao động xã hội, trong đó làm rõ sự phân công lao động theo ngành, lãnh thổ làm thay đổi đến trình độ và nghề nghiệp của người lao động, cũng như địa bàn hoạt động kinh tế, xã hội theo phân công lao động dưới sự tác động của CNH, HĐH.
+ Đề tài nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của các hoạt động đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng như: như hình thức đào tạo, nội dung đào tạo, địa điểm đào tạo và những điều kiện, nhân tố tác động đến các vấn đề đó. Đặc biệt, đề tài đã nghiên cứu các vấn đề trên gắn với đối tượng hết sức đặc thù là các lao động nông thôn.
+ Đề tài nghiên cứu các nội dung của đào tạo theo 2 nhóm: Chủ thể đào tạo, trong đó đối tượng chính là các cơ sở dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề quản
lý và khách thể đào tạo là lao động nông thôn. Đề tài không chỉ nghiên cứu chúng biệt lập mà nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
LÝ THUYẾT
CNH - HĐH
DỰ BÁO
CNH-HĐH
NGÀNH
LÃNH THỔ
THAY THAY
ĐỔI ĐỔI
NGHỀ TRÌNH
NGHIỆP ĐỘ
THAY
ĐỔI ĐỊA BÀN
DỰ BÁO
PCLĐ VÀ THAY ĐỔI NGHỀ NGHIỆP
NỘI DUNG
ĐÀO TẠO
HÌNH THỨC
ĐÀO TẠO
ĐỊA ĐIỂM
ĐÀO TẠO
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH GIẢI PHÁP
ĐÀO TẠO NGHỀ
LĐ NÔNG THÔN ĐỒNG
DỰ BẰNG
BÁO SÔNG NHU CẦU HỒNG ĐÀO TẠO5
NGHIÊN CỨU THỰC TRANG
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XH
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PCLĐ XH
THỰC TRẠNG
CNH-HĐH NN-NT ĐB S. HỒNG
TÁC ĐỘNG CNH-HĐH ĐẾN PCLĐ NÔNG THÔN ĐB S.HỒNG
Sơ đồ 1: Khung phân tích trong nghiên cứu đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Khung nghiên cứu thực tiễn: Để nghiên cứu thực trạng hoạt động đào tạo cho lao động nông thôn vùng ĐBSH, luận án lấy những kết quả nghiên cứu lý thuyết làm cơ sở khoa học để soi, chiếu và đưa ra các kết luận trên 2 phương diện: Những kết quả đạt được và những vấn đề hạn chế cần giải quyết. Trên cơ sở kết quả phân tích thực tế và các dự báo về nhu cầu đào tạo, luận án đưa ra các mô hình và các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với tuy duy phân tích trên, khung phân tích của phần này được thiết kế như sau:
- Các điều kiện, tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng ĐBSH như là những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo và các điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của vùng.
- Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó đến nhu cầu đào tạo cho lao động nông thôn của vùng ĐBSH.
- Thực trạng hệ thống đào tạo nghề cho lao động nông thôn của vùng; các hoạt động đào tạo và tác động của nó đến vùng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo và điều kiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ĐBSH.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp luận nghiên cứu chung (như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dùng để nghiên cứu, xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái vận động, khoa học, khách quan), luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo được sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp có liên quan đến luận án. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Thư viện của Ngân hàng Thế giới (WB); Thư viện Quốc gia; Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổng cục Thống kê; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, các trang WEB; các sách, báo và tạp chí đã xuất bản v.v.
Bên cạnh những số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, của Tổng cục Dạy nghề với các số liệu khá hệ thống về lao động, việc làm và về hệ thống đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn của vùng Đồng bằng sông Hồng được luận án thu thập một cách chi tiết, luận án còn thu thập và lựa chọn các thông tin nghiên cứu chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các vấn đề có liên quan. Đó là những kết quả nghiên cứu luận án kế thừa kết quả nghiên cứu và phân tích của các tác giả trong và ngoài nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, luận án đã khảo nghiệm các mô hình đào tạo trong và ngoài nước đối với lao động nông thôn.
Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để tiếp cận các tri thức và nghiên cứu các nhà khoa học, các nhà quản lý về các vấn đề liên quan đến đào tạo cho lao động nông thôn. Phương pháp chuyên gia được áp dụng dưới 2 hình thức: Trao đổi trực tiếp về các vấn đề của luận án và xin ý kiến của các chuyên gia về một nội dung nào đó của luận án trong quá trình hoàn thiện.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu: luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê (phân tổ, đồ thị hóa số liệu); phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; so sánh giữa các thời kỳ, so sánh với các quốc gia khác) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam. Các phương pháp dự đoán, dự báo cũng được vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng phỏng vấn chuyên sâu, trao đổi với các đối tượng đào tạo nghề, phỏng vấn sâu khoa học với các chuyên gia về kinh tế và chuyên gia quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tổng cục Dạy nghề, Viện nghiên cứu kinh tế và các chính sách công.
+ Về lựa chọn địa điểm điều tra: Phạm vi nghiên cứu của đề tài về địa điểm là 10 tỉnh vùng ĐBSH, với những điểm vừa có tính tương đồng, vừa có tính khác biệt. Vì vậy, về chủ đạo đề tài phân thành 3 nhóm chính để phân tích: Nhóm 1 gồm 2 thành phố Hà Nội và Hải Phòng là các địa phương có sự đối lập khá cao giữa đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động thành phố. Nhóm 2 là các tỉnh có mức độ đô thị hóa nhanh như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên và nhóm 3 là các tỉnh có mức độ đô thị hóa thấp hơn như Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam…
Tuy nhiên, trong quá trình xem xét một nhân tố ảnh hưởng nào đó, căn cứ vào sự khác biệt của từng địa phương, luận án có sự lựa chọn theo sự khác biệt
đó. Ví dụ: nghiên cứu chính sách đầu tư của từng địa phương cho đào tạo nghề lao động nông thôn Vĩnh Phúc và Hưng Yên tuy có mức độ đô thị hóa tương đồng, nhưng sự quan tâm của 2 tỉnh đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại có sự khác nhau. Đề tài lựa chọn đây là 2 điểm điều tra, khảo sát sâu và lấy sự khác biệt này để phân tích.
+ Về lựa chọn mẫu điều tra: Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề rất đa dạng và phức tạp nên việc điều tra toàn bộ chỉ áp dụng cho điều tra thu thập những thông tin cơ bản. Việc điều tra chuyên sâu các cơ sở đào tạo và người được đào tạo, luận án sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được bố cục thành 03 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006-2010.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1.1. Khái niệm về nguồn lao động và phân công lao động nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm về nguồn lao động
Nguồn lao động nói chung là phạm trù phản ánh lực lượng quan trọng nhất của nền sản xuất xã hội - đó là con người.
Theo các nhà kinh tế học ngoài nước (Begg, Fischer, Dornbusch), nguồn lao động là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Giống như nguồn lực vật chất, nguồn lao động là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Mc Shane có sự phân biệt rõ hơn sự khác biệt giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác ở chỗ: mỗi con người lao động có những năng lực, (bao gồm tư chất, kiến thức và kỹ năng), tính cách, nhận thức vai trò và sự khác biệt về kinh nghiệm, động cơ và sự cam kết mà nguồn lực vật chất khác không có. [5, 12].
Những phân tích về sự khác biệt giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác đã cho biết khá đầy đủ về đặc điểm đặc thù của lao động lực. Tuy nhiên, các phân tích trên chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố cấu thành của nguồn lao động. Theo các nhà kinh tế học trong nước, nguồn lao động được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp; nghĩa trừu tượng và nghĩa cụ thể.
Theo nghĩa rộng, nguồn lao động là tổng thể tiềm năng của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương, được chuẩn bị ở mức độ
nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hoặc một vùng, một địa phương cụ thể trong một thời kỳ nhất định, có thể cho 1 năm, 5 năm, 10 năm… phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển.
Theo nghĩa hẹp, nguồn lao động là tiềm năng của con người được lượng hóa theo một chỉ tiêu nhất định do luật định hoặc chỉ tiêu thống kê căn cứ vào độ tuổi và khả năng lao động; tức là có khả năng đo đếm được. Trong kinh tế thị trường, khái niệm lực lượng lao động được sử dụng phổ biến chỉ nhóm dân số hoạt động kinh tế thường xuyên, bao gồm những người trong độ tuổi lao động theo luật định, có khả năng lao động, thực tế có việc làm và những người thất nghiệp [5,12-13].
Những quan điểm trên cho thấy, nguồn lao động là nguồn lực lao động được xem xét gắn với thời gian và không gian nhất định
Như vậy, nguồn lao động xã hội (địa phương, ngành, đơn vị sản xuất...) là tổng thể sức lao động xã hội (địa phương, ngành, đơn vị sản xuất...) được xem xét trong những khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, nguồn lao động nông thôn là tổng thể sức lao động (số lượng và chất lượng) ở nông thôn có khả năng tham gia lao động được xem xét ở những thời gian nhất định. Để hiểu rõ nguồn lao động nói chung, nguồn lao động nông thôn nói riêng cần hiểu rõ các thuật ngữ sau:
Sức lao động: Sức lao động là khả năng lao động, được biểu hiện ở thể lực và trí lực của từng người lao động.
Số lượng nguồn lao động nông thôn: Về nguyên tắc, đó là tổng số sức lao động xét về mặt thể lực của người lao động với tư cách là một yếu tố của quá trình lao động sản xuất ở nông thôn. Tuy nhiên, con người ngoài tư cách là yếu tố của quá trình lao động sản xuất còn là thành viên của xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, đảm bảo tái sản xuất tự nhiên sức lao động .v.v. Vì vậy, thể lực của con người được xem xét như là yếu tố của sản xuất, kinh doanh theo những chừng mực nhất định, tuỳ thuộc vào thực trạng thể lực con ngưòi theo