Chỉ Đạo Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 4,5 Cho Học Sinh Đúng Quy Định Và Phù Hợp

điều kiện của địa phương, với thực tiễn của cả nước, tiếp cận với xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường tiểu học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được kế hoạch thực hiện HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi nhằm định hướng cho các trường trong việc thực hiện, tạo tính chủ động khi huy động các nguồn lực, phối hợp triển khai và đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tổ chức cho giáo viên dạy học môn Lịch sử và Địa lý học tập, nghiên cứu, thảo luận chuyên đề về đổi mới phương pháp, và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm để GV có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm với nhau để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.

Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS, làm cho việc học sinh chủ động, hứng thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chuyên đề đổi mới hình thức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS. Tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho giáo viên, nhằm xây dựng cộng đồng học tập giữa các giáo viên. Xây dựng trang web cho tổ và cho câu lạc bộ Sử Địa để trao đổi các hoạt động HĐTN.

Tổ chức trao đổi với đại diện phụ huynh HS các lớp, nêu rõ thực trạng HS của nhà trường về năng lực, kiến thức và kĩ năng, sau đó trình bày ý tưởng

tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, xin ý kiến của ban đại diện phụ huynh HS về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình thực hiện trong toàn trường và từngkhối theo năm học, từng tháng; khảo sát nhu cầu tham gia các nội dung hoạt động của HS, đánh giá năng lực HS thời điểm hiện tại để xây dựng nội dung chương trình HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho phù hợp.

Để thực hiện hiệu quả HĐTN môn Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5 Hiệu trưởng các trường tiểu học phải thông qua các văn bản của Bộ GD ĐT, Sở, Phòng GDĐT tỉnh Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch, tiêu chí đánh giá thi đua thông qua HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 11

Hiệu trưởng cần phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, Đội, GV bộ môn, GV chủ nhiệm. Phân công trách nhiệm cho cán bộ, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của tổ, của GV trong trường. Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về cơ sở vật chất, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn…, phân phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Từ những kế hoạch chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 chung cho cả năm học, từng tháng, tuần.

Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh

trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL trong nhà trường cần nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN.

GV, phụ huynh HS cần có nhận thức đúng về HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Đội ngũ GV có kinh nghiệm, nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Hội phụ huynh HS, các tổ chức chính trị, xã hội,các doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ các hoạt động của nhà trường.

Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 theo chủ đề trong năm học.

3.2.3. Xây dựng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

GV là những người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tham gia các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý. Để tổ chức hiệu quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, người GV có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng xác định dạng hoạt động trong mỗi pha của chu trình trải nghiệm, kỹ năng thiết kế tiến trình hoạt động, kỹ năng thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Do vậy, bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Quy trình thiết kế HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 gồm các bước:

Bước 1: Tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể: Ở bước này, cần tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động cụ thể/tình huống cụ thể nhằm khai

thác những kinh nghiệm đã có của HS, kết nối với tình huống mới. Tình huống/hoạt động có thể là một câu chuyện, một bản nhạc, một bức tranh, hoặc lớn hơn nữa là một chuyến tham quan, hoặc một nội dung học tập các môn học... Tình huống/hoạt động trải nghiệm được lựa chọn và thiết kế sao cho người học phải sử dụng, khai thác và kết nối được kinh nghiệm cũ với bối cảnh mới, khơi dậy được cảm xúc của HS, phải hành động sáng tạo, chủ động. Người học được tham gia tích cực, chủ động, tự chịu trách nhiệm với các hành động của mình.

Bước 2: Tổ chức phân tích/xử lý trải nghiệm. Tùy theo nội dung học tập, việc tổ chức phân tích/xử lý trải nghiệm có thể diễn ra theo các cách sau: Người học tìm hiểu bản chất hoạt động, tình huống mà họ vừa tham gia; Quan sát, xem xét, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những hoạt động, hiện tượng đã trải qua; Đưa ra các dự đoán cái gì đã diễn ra và cái gì sẽ diễn ra trong tình huống tương tự; Tìm hiểu, thử nghiệm cách thức tiến hành hoạt động, tìm ra nguyên lý của hoạt động; Liên hệ với những kinh nghiệm đã có... Nhìn chung, đây là giai đoạn người học trực tiếp tham gia vào hoạt động, quan sát, thường xuyên đặt câu hỏi và tìm phương án trả lời.

Bước 3: Tổng quát/khái quát hóa. Yêu cầu HS miêu tả những điều đã trải nghiệm, phân tích những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân; từ đó khái quát hóa, đúc kết thành kiến thức của riêng mình. Kết quả bước này sẽ giúp HS hình thành những kinh nghiệm mới dưới dạng kiến thức mới, kĩ năngmới, thái độ mới và giá trị mới dưới các hình thức khác nhau: chia sẻ bằng lời, bài viết ngắn, bài luận, bài thu hoạch... Những kinh nghiệm mới của HS được thể hiện rất phong phú, đa dạng qua các sản phẩm, hoạt động khác nhau: những chia sẻ ngắn gọn bằng lời, bài viết ngắn, bài luận, bài thu hoạch, bài thuyết trình, sản phẩm môn học.

Bước 4: Ứng dụng/thử nghiệm tích cực. Bước này yêu cầu HS nêu cách thức áp dụng những điều vừa mới học vào thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc

trong cuộc sống, thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống học tập mới. Giáo viên gợi mở những cơ hội để HS có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều đã học được với những người khác, chia sẻ kinh nghiệm với người khác.

Những yêu cầu khi thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5:

HTTN xảy ra/xuất hiện khi những trải nghiệm được lựa chọn cẩn thận và được hỗ trợ bởi sự phản ánh, phân tích mang tính chất phản biện và tổng hợp. Những trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu HS/người học trở thành người khởi xướng, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được. Xuyên suốt quá trình HTTN, người học thực sự được thu hút vào việc đặt câu hỏi, điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, ham học hỏi, hiểu biết, giải quyết vấn đề, nhận trách nhiệm, trở nên sáng tạo hơn... Người học được thu hút về mặt trí tuệ, cảm xúc, xã hội, tâm hồn và thể chất. Sự lôi cuốn này tạo ra nhận thức: nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ đích thực. Kết quả của việc học tập là tạo nên nền tảng cho các trải nghiệm và học tập trong tương lai.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng và đội ngũ CBQ, GV trong nhà trường cần nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

3.3.4. Chỉ đạo việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Đối với các trường tiểu học, việc đổi mới và đa dạng hóa các phương thức tổ chức HĐTN nhằm tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho HS, các em được trải nghiệm về kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mềm. Thông qua đổi mới các hình thức tổ chức HĐTN, phát triển môi trường học tập, giúp HS phát triển

toàn diện nhân cách.

3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện

CBQL chỉ đạo tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại, là hình thức tổ chức HĐTN hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với HS như: “Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, tham quan các viện bảo tàng…” những kiến thức HS được trải nghiệm trong chuyến tham quan sẽ được phát huy trong các giờ học Lịch sử và Địa lý. Mỗi hình thức tham quan, dã ngoại gắn với một chủ để học tập trong chương trình, tuy nhiên việc tổ chức cho HS tham quan cần kinh phí, thời gian, sự đồng thuận từ phía phụ huynh và xã hội. Khi tiến hành cần xây dựng chương trình kế hoạch, chuẩn bị chu đáo, giao nhiệm vụ HS tự tìm hiểu trước về địa danh, di tích văn hóa… sẽ đến tham quan để HS chủ động thu thập tài liệu, tranh ảnh thông tin về nơi đến tham quan…

Tổ chức HĐTN tham quan các khu di tích lịch sử nhằm giúp HS có kiến thức học tốt tiết làm văn kể chuyện về các anh hùng, danh nhân, đồng thời vận dụng tích hợp vào trong dạy học Lịch sử. Mục tiêu giúp HS có hiểu biết về khu di tích lịch sử gắn với những chiến công hiển hách của anh hùng Dương Tự Minh dân tộc để qua đó HS có ý thức trân trọng, giữ gìn bảo vệ, phát huy giá trị của khu di tích, vận dụng hiểu biết thực tế tham quan vào các bài học trong chương trình. Để HS có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan, GV giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị trước những hiểu biết về di tích lịch sử? Hiểu biết về các vị anh hùng dân tộc?

Tùy vào nội dung bài học, GV phối hợp với gia đình, nhà trường tổ chức cho HS đi tham quan làng gốm Bát Tràng với mục đích giúp HS trải nghiệm các làng nghề truyền thống để HS làm tốt bài văn miêu tả về đồ vật. Trước khi đi GV nhắc HS chuẩn bị chu đáo tư trang mũ, nón, trang phục thoải mái nhất phù hợp các hoạt động ngoài trời…

Tổ chức cuộc thi “Ô cửa bí mật” sau khi dạy chủ đề con người, thiên nhiên vùng trung du miền núi phía Bắc hay chủ đề về con người Thái Nguyên

nhằm mục đích giúp HS hiểu hơn về con người, thiên nhiên xung quanh cuộc sống của chúng ta. Biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên, tham gia tích cực, chủ động, hợp tác, thuyết trình tự nhiên, lời nói sinh động, hấp dẫn. Tiến hành: Có 5 ô cửa bí mật, trong đó có 4 ô cửa chứa những bức tranh về con người, thiên nhiên và 1 ô cửa may mắn. Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm đặt tên cho nhóm của mình. Trò chơi sẽ có 3 lượt, mỗi lượt có 1 HS lựa chọn cho nhóm mình một ô cửa bí mật. Nếu chọn được ô cửa may mắn, nhóm đó sẽ được nhận ngay một phần quà của GV. Chọn ô cửa chứa những bức tranh về con người, thiên nhiên thì nhóm đó sẽ nhận được phiếu gợi ý về những bức tranh đó.

Cách thức thực hiện:

- Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng tổ chức cho CBGV học tập nhiệm vụ năm học, kế hoạch hoạt động, chỉ tiêu cần đạt, đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm. Hiệu trưởng cũng nên thường xuyên tuyên truyền, vận động, giải thích về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN trong các buổi họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, trong các buổi sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm...; tổ chức các hội thi tìm hiểu về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của HĐGDNGLL; đưa ra những vấn đề còn vướng mắc, những nội dung chưa thực hiện.

- Tổ chức hội thảo, tập huấn để các văn bản hướng dẫn của ngành, về nhiệm vụ năm học, về định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, để mọi thành viên trong trường đều hiểu được trách nhiệm của mình có nhận thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm của từng cá nhân để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đồng thời thông qua tập huấn, hội thảo GV nhận thấy được vị trí, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học, được bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức HĐTN cho HS tiểu học, được cung cấp tài liệu tham khảo từ đó tạo tâm thế tự tin cho GV khi tổ chức HĐTN cho HS tiểu học.

Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn HS tiểu học xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi

chép,… GV cần giới thiệu, hướng dẫn cho HS tiểu học hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức HĐTN. Thông qua đó, HS cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia HĐTN.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng học kì, để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, tránh trùng với các hoạt động khác của nhà trường. Đội ngũ GV cần thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức, triển khai hiệu quả các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho GV các trường tiểu học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế, tổ chức HĐTN, đánh giá kết quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng HĐTN.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Bồi dưỡng giáo viên môn Sử, Địa về cơ sở tâm lý học của dạy học theo hướng trải nghiệm và bản chất của HĐTN môn Lịch sử và Địa lý, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ vai trò của giáo viên trong HĐTN môn Lịch sử và Địa lý.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về các kỹ thuật xây dựng chủ đề học tập trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, chủ đề hoạt động câu lạc bộ học sinh yêu thích môn Sử địa nhằm tạo môi trường để HS giao lưu, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.

Bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh lớp 4,5 khi tổ chức HĐTN: Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023