Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Việc Sử Dụng Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ

đạt kết quả tốt cần phải chuẩn bị tốt về mọi mặt, song phải tập trung vào một số trọng điểm; kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, các hình thức dạy học khác nhau để việc sử dụng di tích phù hợp trình độ học sinh và đạt hiệu quả cao. Việc giáo dục phải biến thành nhận thức và hành động cụ thể của HS để phát hiện, bảo vệ, tuyên truyền ý nghĩa các di tích lịch sử.

Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014), tác giả Trịnh Đình Tùng đã đề cập đến nhiều phương pháp DHLS phong phú từ việc sử dụng di sản văn hóa đến dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, thực hành bộ môn….Đồng thời, tác giả cũng nêu ra định hướng cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch sử” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, đã giới thiệu cụ thể các ví dụ về hình thức sử dụng di sản trong dạy học bộ môn ở cấp trung học cơ sở và THPT như sử dụng tài liệu, tranh ảnh về di sản để tiến hành bài học trên lớp, tiến hành bài học lịch sử và tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản, tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoại khóa tại di sản. Đây là những gợi ý quý giá, giúp chúng tôi tìm kiếm và đề xuất hình thức, biện pháp tổ chức DHLS Việt Nam với di tích LS- VH ở Thái Nguyên.

Trong cuốn sách “Bảo tàng, di tích - Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông” (NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) do Nguyễn Thị Kim Thành (Chủ biên), nhóm tác giả đã trình bày khái quát về mối quan hệ bổ trợ giữa việc truyền thụ kiến thức lịch sử trong nhà trường với phương pháp dạy và học lịch sử với bảo tàng và di tích. Tác giả đã đề xuất một hệ thống chủ đề, tiểu chủ đề và những yêu cầu nhằm thực hiện hiệu quả hệ thống chủ đề, tiểu chủ đề đó. Các nội dung thực hiện theo chương trình dạy và học lịch sử được thực hiện tại Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng lịch sử quốc gia. Phần hình thức dạy và học lịch sử cho HS phổ thông tại di tích được trình bày khá

công phu, hấp dẫn, có tính thuyết phục và tính khả thi cao.

Nghiên cứu về di tích địa phương tỉnh Thái Nguyên, có một số công trình tiêu biểu như: Cuốn “Bác Hồ ở ATK” (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007) và cuốn “Về thủ đô gió ngàn ATK in dấu lịch sử” (NXB Hội Nhà văn, 2007) của tác giả Đồng Khắc Thọ trình bày những tư liệu lịch sử, những mẩu chuyện về Bác Hồ ở ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã giới thiệu một số di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu ở Khu di tích ATK Định Hóa - Thái Nguyên gắn với những câu chuyện về Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Những tư liệu phản ánh trong các cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo có thể kết hợp với sử dụng tư liệu trưng bày của di tích ATK Định Hóa vào DHLS. Đồng thời, những mẩu chuyện lịch sử về Bác Hồ, về di tích ATK cũng là những gợi ý giúp GV, HS xây dựng bài thuyết minh về một số hiện vật trưng bày.

Tác giả Phạm Tất Quynh với công trình “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ” (NXB Lý luận Chính trị, 2010) đã hệ thống và phân tích những sự kiện về hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại Thái Nguyên, những tình cảm sâu đậm của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Thái Nguyên với Bác Hồ, tiêu biểu với những nội dung: Bác Hồ với việc lựa chọn Thái Nguyên làm nơi xây dựng An toàn khu; Những hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại An toàn khu Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những sự kiện, tư liệu lịch sử phản ánh trong công trình được khai thác từ nguồn tài liệu trưng bày của các di tích LS-VH và nhà trưng bày ở Thái Nguyên. Đây là những gợi ý thiết thực cho chúng tôi trong việc xác định nội dung tài liệu di tích cần khai thác sử dụng trong DHLS.

Cuốn “Địa chí Thái Nguyên” (NXB Chính trị Quốc gia, 2009) là công trình nghiên cứu tổng hợp trên mọi lĩnh vực lịch sử phát triển tự nhiên, xã hội,

nguồn lực tự nhiên và con người Thái Nguyên. Công trình đã hệ thống khá đầy đủ các tư liệu về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử, kinh tế và văn hóa - xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ xưa đến nay. Do đó, công trình được đánh giá là một bộ bách khoa toàn thư về mảnh đất và con người Thái Nguyên. Đối với lĩnh vực văn hóa, công trình đã hệ thống một cách căn bản các di tích trên địa bàn Thái Nguyên, đồng thời công trình làm rõ sự đa dạng về loại hình, phong phú về tư liệu trưng bày của di tích. Điều đó giúp chúng tôi nhận diện các di tích, thấy rõ được ưu thế của việc sử dụng di tích ở Thái Nguyên là một nguồn tài liệu có giá trị đối với DHLS Việt Nam.

Bên cạnh các công trình trên còn có các luận án, luận văn đề cập đến vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Luận án“Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS” (Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1998) của tác giả Hoàng Thanh Hải cho rằng di tích lịch sử là di sản văn hóa quý hiếm của đất nước, có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục truyền thống dân tộc. Từ đó, Luận án đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học ở trường trung học cơ sở, những hình thức biện pháp sử dụng và tính lịch sử trong việc sử dụng di tích vào DHLS dân tộc. Luận án “Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) với di tích lịch sử tại địa phương ở trường THPT tỉnh Nghệ An” (Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2018) của tác giả Nguyễn Thị Duyên đã khẳng định vai trò, ý nghĩa cả việc tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam với các di tích lịch sử tại địa phương, xác định nội dung hệ thống di tích lịch sử cần khai thác và đề xuất các hình thức, biện pháp tổ chức dạy học với các di tích đó. Luận án “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ” của tác giả Trần Vân Anh đã chỉ ra cụ thể vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương, từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương. Luận án “Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

trung học phổ thông” của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đã xác định các biện pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trong dạy học theo chuỗi hoạt động gắn với tiến trình bài học. Luận án “Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX) ở trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Vân và luận văn “Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng cũng đã khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của di sản trong DHLS.

Ngoài ra, phải kể đến các bài viết trên các tạp chí khoa học liên quan đến đề tài như “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” (Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 10/2017) của tác giả Phan Thị Hiền; bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương”, (Tạp chí Giáo dục, số 411, kì 1, tháng 8/2017) của tác giả Phạm Văn Mạo đề cập đến biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS trong đó nhấn mạnh đến trải nghiệm tại các di tích LS-VH. Bài viết “Ý nghĩa giáo dục qua việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, (Tạp chí Giáo dục, số 287, kì 1, tháng 6/2012) của tác giả Hoàng Thanh Hải nhấn mạnh ý nghĩa của việc sử dụng di tích trong dạy học, di tích vừa là sử liệu vật chất sinh động vừa là phương tiện dạy học hiệu quả; Bài viết “Khai thác di tích lịch sử - văn hóa huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, (Tạp chí Giáo dục, số 296, kì 2, tháng 10/2012) của tác giả Trần Quốc Tuấn đã đề cập đến một số biện pháp sử dụng di tích LS-VH trong dạy học.

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 3

Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, quan tâm, các tác giả đã xác định vai trò đồng thời gợi mở nhiều hình thức, biện pháp sử dụng di tích trong dạy học. Các công trình nghiên cứu liên quan chính là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá, làm cơ sở lý luận để chúng tôi

thực hiện đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ nội dung, tầm quan trọng của các di tích LS-VH ở Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu sử dụng di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức tổ chức dạy học: Luận văn sử dụng hai hình thức chủ yếu là dạy học nội khóa và ngoại khóa.

Về phạm vi điều tra, khảo sát: Chúng tôi thực hiện ở một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trong đó có các trường ở địa bàn huyện và thành phố: THPT Thái Nguyên, THPT Phổ Yên, THPT Bình Yên, THPT Phú Lương, THPT Hoàng Quốc Việt…).

Về phạm vi thực nghiệm sư phạm: Luận văn tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thái Nguyên, phường Quang Trung, Thành phố Thái Nguyên.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS ở trường phổ thông, luận văn xác định lựa chọn những nội dung di tích LS-VH tiêu biểu ở Thái Nguyên có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở trường phổ thông. Từ đó, đề xuất những hình thức và biện pháp sử dụng di tích nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng di tích LS-VH.

- Khai thác nội dung, chương trình, sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam để lựa chọn những sự kiện lịch sử liên quan đến các di tích LS-VH trong phạm vi đề tài nghiên cứu.

- Tìm hiểu cụ thể các di tích LS-VH được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh ở Thái Nguyên để phục vụ cho việc DHLS Việt Nam ở các trường THPT.

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng di tích LS-VH tại Thái Nguyên trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT.

- Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng di tích LS-VH tại địa phương trong dạy học.

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các phương pháp đã đề xuất, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các phương pháp được tiến hành trong luận văn.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục, nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, văn hóa…

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích tài liệu về lý luận dạy học bộ môn lịch sử, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu lịch sử có liên quan. Nghiên cứu về chương trình, nội dung lịch sử Việt Nam ở cấp THPT.

Nghiên cứu điều tra thực tiễn: Trao đổi với các cán bộ phụ trách chuyên môn, ban giám hiệu các nhà trường, cán bộ phụ trách, hướng dẫn ở các khu di tích LS-VH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tiến hành dự giờ, quan sát, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn đối với GV dạy môn Lịch sử và học sinh ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên để biết được thực trạng việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS.

Thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể (một bài thực

nghiệm) theo những biện pháp đã đề xuất trong đề tài.

Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu điều tra thực tiễn, kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra các kết luận khoa học.

6. Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn

6.1. Giả thuyết khoa học

Việc sử dụng các di tích LS-VH ở Thái Nguyên vào DHLS Việt Nam ở các trường THPT còn nhiều hạn chế và bất cập. Nếu sử dụng di tích LS-VH ở Thái Nguyên theo các biện pháp sư phạm đề ra trong luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

6.2. Đóng góp của luận văn

Khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng di tích LS-VH ở Thái Nguyên trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT.

Xác định các hình thức và biện pháp sử dụng di tích LS-VH ở Thái Nguyên theo hướng phát triển năng lực của HS, góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT.

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các GV giảng dạy môn Lịch sử ở Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

7.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận phương pháp DHLS nói chung và việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam cho HS THPT tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho GV, sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trong DHLS ở trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2: Hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí