được tốc độ tăng trưởng khá hàng năm (trung bình tăng 9,55%). Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần, tăng dần tỷ trọng CN
- TTCN và dịch vụ. Giá trị sản xuất CN - TTCN hàng năm tăng trên 10%. Đến nay đã có 28/28 xã, thị trấn giữ vững chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, PCGDTH mức 3, XMC mức 2, PCGDTHCS mức 2, trong đó có 19 xã (thị trấn) đạt chuẩn PCGDTHCS mức 3. Có 12/26 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được chú trọng. Cho tới thời điểm hiện nay, toàn huyện có Trung tâm Y tế, phòng khám đa khoa khu vực, các xã, thị trấn có trạm y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tỷ suất sinh hàng năm giảm từ 0,15 - 0,2%. Huyện đã có 28/28 xã, thị trấn được phủ sóng truyền thanh và truyền hình. Có 8 tuyến đường nội huyện dài 97km, 28/28 xã thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; phủ sóng điện thoại đến 28 xã, thị trấn, 16 xã có điểm Bưu điện văn hóa xã.
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, với sự mạnh dạn, bản lĩnh và kinh nghiệm, Lệ Thủy đã hoạch định rõ các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển dịch từ nền kinh tế còn mang hình thức tự cung, tự cấp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo mô hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại. Tập trung quy hoạch, phát triển vùng kinh tế đặc biệt là vùng hành lang đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 15A tạo sự liên kết kinh tế với các huyện khác và các địa phương khác trong cả nước, nhất là với nước Lào anh em ...
(Nguồn: Quảng Bình thế và lực mới trong thế kỷ XXI)
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn khá ổn định, tuy nhiên một số biểu hiện tiêu cực của xã hội tác động tới một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh như: (cờ bạc, rượu chè, Internet không lành mạnh, ma túy, các dịch vụ khác…) trình độ dân trí ở một nơi còn thấp, đời sống văn hoá còn thiếu thốn (thiếu thông tin liên lạc, báo chí …). Trong điều kiện hiện nay, huyện đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhiều dự án đầu tư xây dựng để phát triển KT- XH.
2.1.2. Tình hình giáo dục THCS
Trong những năm vừa qua các cấp, các ngành luôn quan tâm đến công tác giáo dục nói chung, giáo dục THCS của huyện nói riêng. Trong đó, được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy. Trong những năm học gần đây, CSVC được từng bước kiên cố và đồng bộ, hiện đại, chăm lo xây dựng và đào tạo đội ngũ giáo viên và CBQL cho các trường THCS cho nên đội ngũ GV, CBQL được đầy đủ và cơ bản đồng bộ. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THCS đã được nâng lên đáng kể. Năm học 2017 - 2018 huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có 29 trường THCS, với 260 lớp học, tổng số có 8743 học sinh. Với các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” huyện đã có 104 học sinh giỏi cấp tỉnh; 80 huy chương các loại tại hội khỏe phù đổng cấp tỉnh trong đó có 31/125 huy chương vàng của toàn tỉnh, 10 học sinh đạt giải khoa học kỷ thuật, 15 giáo viên trung học cơ sở đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, .... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả thiết thực chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” kết hợp với cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ tất cả các cấp học trong huyện... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh cho học sinh THCS. Trong đó, cuộc vận động: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”được tiếp tục thực hiện một cách sâu rộng, với sức lan tỏa mạnh, trọng tâm là làm theo tấm gương của Bác gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các nhà trường. Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã trở thành trong suy nghĩ, việc làm và thước đo phấn đấu của nhà giáo và CBQLGD. Đặc biệt, trong công tác giáo dục các trường luôn coi trọng giáo dục lí tưởng,
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội cho HS... giáo dục đang từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Trong những năm học vừa qua các trường luôn coi trọng công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV. Đến nay, có 100% CBGV ở các trường đều đạt chuẩn, trong đó có trên 72% CBGV đạt trình độ trên chuẩn. Có hơn 18 CBGV tốt nghiệp trình độ thạc sỹ và đang theo học trình độ thạc sỹ, số giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng.
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, cán bộ giáo viên, học sinh năm học 2017 - 2018
CBQL | GV | Cán bộ HC-VP | Tổng số lớp | Tổng số HS | |
THCS Hồng Thủy | 3 | 30 | 5 | 14 | 516 |
THCS Liên Thủy | 2 | 24 | 5 | 12 | 471 |
THCS Tân Thủy | 2 | 24 | 5 | 11 | 390 |
THCS Sơn Thủy | 2 | 28 | 5 | 14 | 474 |
THCS Lộc Thủy | 2 | 15 | 5 | 7 | 210 |
THCS An Thủy | 2 | 30 | 5 | 15 | 548 |
THCS Phong Thủy | 2 | 24 | 5 | 12 | 406 |
THCS Ngư Thủy Nam | 2 | 13 | 5 | 6 | 172 |
Tổng số | 19 | 188 | 40 | 91 | 3187 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu Trúc Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Quản Lí Hoạt Động Trải Nghiệm Của Hiệu Trưởng Trường Thcs
- Thời Lượng Thực Hiện Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Nhận Thức Của Phụ Huynh Về Một Số Nội Dung Và Mục Đích Của Hđgdngll
- Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất, Tài Chính Phục Vụ Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp
- Mặt Mạnh Và Những Kết Quả Đạt Đươc
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Nguồn thông tin theo quyết định 4650 và 4667ngày 14/8/2017 do UBND huyện Lệ Thủy cung cấp)
Lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt là các dự án phát triển giáo dục ... đang dần đầu tư nên đã phần nào đáp ứng cho sự phát triển giáo dục THCS của huyện.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL
Nhà HB | Văn phòng | Phòng học | Phòng YT | Phòng Đ-Đ | Nhà ĐN | Phòng BM | Phòng VT | Thư viện | Phòn TN | Bãi tập | |
THCS Hồng Thủy | 1 | 1 | 8 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS Liên Thủy | 1 | 1 | 7 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS Tân Thủy | 1 | 1 | 7 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS Sơn Thủy | 1 | 1 | 8 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS Lộc Thủy | 1 | 1 | 7 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS An Thủy | 1 | 1 | 15 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS Phong Thủy | 1 | 1 | 7 | 1 | 1 | 0 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 |
THCS Ngư Thủy Nam | 1 | 1 | 6 | 1 | 1 | 0 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 |
(Tính theo đơn vị số lượng bao gồm: Nhà hiệu bộ, văn phòng, phòng học, phòng y tế, phòng đoàn đội, nhà đa năng, phòng bộ môn, phòng vi tính, thư viện, phòng thí nghiệm, bãi tập)
Bảng trên phản ánh cơ sở vật chất của các trường đóng trên địa bàn khảo sát chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: Thiếu phòng bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm…nếu có thì cũng chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Các trường chủ yếu theo phương châm khắc phục, sửa sang để sử dụng tạm thờ
- Kết quả giáo dục toà n diên:
Bảng 2.3. Kết quả chất lượng giáo dục hai mặt trong 3 năm gần đây của các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
TS HS | CL GD | Tốt/Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
2014 – 2015 | 8818 | HK | 6781 | 76,9 | 1867 | 21,2 | 147 | 1,7 | 02 | 0,02 | 0 | 0 |
HL | 1400 | 15,9 | 3395 | 38,5 | 3656 | 41,5 | 344 | 3,9 | 02 | 0,02 | ||
2015 - 2016 | 8712 | HK | 6710 | 77,0 | 1866 | 21,4 | 131 | 1,5 | 05 | 0,06 | 0 | 0 |
HL | 1598 | 18,3 | 3829 | 44,0 | 3998 | 45,9 | 314 | 3,6 | 14 | 0,16 | ||
2016 - 2017 | 8450 | HK | 6691 | 79,18 | 1643 | 19,44 | 115 | 1,36 | 01 | 0,01 | 0 | 0 |
HL | 1611 | 19,07 | 3171 | 37,53 | 3356 | 39,72 | 304 | 3,6 | 08 | 0,09 |
(Nguồn:theo báo cáo tổng kết qua các năm học của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy )
Đánh giá chung: Có thể khẳng định rằng, giáo dục THCS huyện Lệ Thủy trong ba năm gần đây đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm sát sao nên đã phần nào đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng so với yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay thì giáo dục THCS huyện Lệ Thủy vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Trước hết là chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều giữa vùng thuận lợi và vùng cao, vùng bãi ngang, một mặt công tác giáo dục và quản lí giáo dục ở các địa bàn vùng cao vùng bãi ngang chưa thể tiếp cận kịp với trình độ tiên tiến và tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mặt khác chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội hiện đại. Một bộ phận cán bộ, nhân dân ở một số địa phương nhận thức chưa cao về vị trí, vai trò của giáo dục; việc thực hiện các mục tiêu giáo dục và công tác vận động nhân dân ở một số địa phương còn chậm, có tư tưởng trông chờ, chưa có tính quyết tâm cao. Việc đầu tư cho giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục, nhất là yêu cầu chuẩn hóa về CSVC, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương còn thấp. Do đó công tác giáo dục chủ yếu được thực hiện ở trong nhà trường và ở các giờ lên lớp.
Giáo dục bậc học THCS trong những năm gần đây đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhưng chất lượng giáo dục toàn diện chưa có sự đồng đều giữa các địa phương trên địa bàn huyện. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở một số trường mặc dầu đã được đầu tư nhưng hệ thống sân chơi, bãi tập vẫn còn chưa đầy đủ, phòng đa chức năng ở tất cả các trường đều chưa có.
2.2. Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mới đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới, chứ trong chương trình hiện hành không có khái niệm, cũng không có cái nào gọi là hoạt động trải nghiệm mà nó là hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp Chúng tôi khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để có cơ sở đề xuất giải pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.2.1. Mục đích điều tra khảo sát
Nắm được thực trạng HĐGDNGLL và quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để làm căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp trong quản lí HĐTN.
2.2.2. Nội dung điều tra khảo sát
Nội dung điều tra nhằm vào ba vấn đề quan trọng là nhận thức của lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cách thực hiện quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hiệu quả đạt được.
2.2.3. Địa bàn và đối tượng điều tra khảo sát
- Địa bàn khảo sát: Tập trung khảo sát ở 8 trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình gồm:
1. Trường THCS Hồng Thủy được thành lập năm 1965.
2. Trường THCS Liên Thủy được thành lập năm 1965.
3. Trường THCS Lộc Thủy được thành lập năm 1964.
4. Trường THCS An Thủy được thành lập năm 1962.
5. Trường THCS Tân Thủy được thành lập năm 1960.
6. Trường THCS Sơn Thủy được thành lập năm 1955.
7. Trường THCS Phong Thủy được thành lập năm 1964.
8. Trường THCS Ngư Thủy Nam được thành lập năm 1983.
Trong đó trường THCS Ngư Thủy Nam là trường đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đối tượng khảo sát: Tổng số: 615. Trong đó: 19 CBQL; 91 GV; 50 phụ huynh; 405 HS.
Bảng 2.4. Đối tượng điều tra khảo sát các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy
Đối tượng điều tra | ||||
CBQL | GVCN | Phụ huynh | HS | |
Trường THCS Hồng Thủy | 3 | 14 | 20 | 65 |
Trường THCS Liên Thủy | 2 | 12 | 20 | 60 |
Trường THCS Tân Thủy | 2 | 11 | 10 | 55 |
Trường THCS Sơn Thủy | 2 | 14 | 10 | 50 |
Trường THCS Lộc Thủy | 2 | 7 | 10 | 40 |
Trường THCS An Thủy | 2 | 15 | 20 | 65 |
Trường THCS Phong Thủy | 2 | 12 | 10 | 40 |
Trường THCS Ngư Thủy Nam | 2 | 6 | 10 | 30 |
Tổng cộng | 19 | 91 | 100 | 405 |
2.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát
Khảo sát điều tra thực hiện bằng sử dụng các phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Sau đó, phân tích các thông tin thu thập được dựa vào phương pháp thống kê toán học.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Nhận thức của các lực lượng giá o duc động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong nhà trường về hoạt
Để điều tra nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về sự cần thiết của HĐGDNGLL và vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi điều tra với câu hỏi 1, 2 (phụ lục 2) và câu hỏi 1 phụ lục (1,3, 4) kết hợp với phỏng vấn.
- Qua phân tích số liệu điều tra, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Nhận thức về sự cần thiết của HĐGDNGLL
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
Cán bộ quản lý (19) | 13 | 68,4 | 6 | 31,6 | 0 | 0 |
Giáo viên (91) | 27 | 29,7 | 62 | 68,1 | 2 | 2,2 |
Học sinh (405) | 255 | 63 | 140 | 34,6 | 10 | 2,4 |
Phụ huynh (100) | 45 | 45 | 43 | 43 | 12 | 12 |
Tổng cộng (615) | 340 | 55,3 | 251 | 40,8 | 24 | 3,9 |
Qua bảng 2.5 cho thấy: ý kiến của cán bộ quản lí, đa số giáo viên và học sinh đều cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cần thiết và rất cần thiết đối với quá trình tổ chức giáo dục. Trong đó, có 55,3% ý kiến đánh giá ở mức độ “rất cần thiết”, 40,8 % ý kiến đánh giá “cần thiết”, chỉ có 3,9 % ý kiến đánh giá là “không cần thiết”.
Để đánh giá về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, chúng tôi đã điều tra với câu hỏi 1 (phụ lục 3,4) . Kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.6
Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò của HĐGDNGLL
Rất quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
Cán bộ quản lý (19) | 14 | 73,7 | 5 | 26,3 | 0 | 0 |
Giáo viên (91) | 29 | 31,9 | 60 | 65,9 | 2 | 2,2 |
Tổng cộng (110) | 43 | 39,1 | 65 | 59,1 | 2 | 1,8 |
Qua bảng 2.6 cho thấy: Sự nhận thức của cán bộ quản lí và đa số giáo viên đều đánh giá ở hai mức “rất quan trọng” và “quan trọng”. Tuy nhiên, đối tượng giáo viên đánh giá ở mức “quan trọng” chiếm tỉ lệ cao hơn và vẫn còn 1,8
% đánh giá “không quan trọng”. Từ quan niệm về HĐGDNGLL chưa trở thành