phối theo các trường hợp, làm việc theo nhóm và làm việc với cộng đồng nghèo.
1.3.3. Là một trong những điều kiện cần và đủ để thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững
Chính sách CTXH trong GNBV quy định và đảm bảo CTXH trong giảm nghèo giúp cho đối tượng nghèo nâng cao năng lực giải quyết những công việc nhằm đảm bảo ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững mà họ phải thực hiện. Sự hỗ trợ đó không chỉ giúp cho chính sách GNBV được thực hiện đúng đối tượng nghèo, mà còn giúp cho họ có năng lực vươn lên thoát nghèo một cách bền vững sau khi được chính sách GNBV tác động. Mặt khác, CTXH đối với người nghèo tạo ra sự liên kết giữa người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo, với hệ thống DV, tạo ra các cơ hội đối tượng nghèo tiếp cận với hệ thống nguồn lực bao gồm cả nguồn lực chính thức và nguồn lực không chính thức. Hơn thế nữa, CTXH trong giảm nghèo góp phần cải thiện các hoạt động của hệ thống DV, nguồn lực đối với đối tượng nghèo bằng những tác động hỗ trợ của mình, hoăc góp phần tạo điều kiện để các nguồn lực có đầy đủ thông tin về người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng nghèo mà nguồn lực sẽ phục vụ.
Với các khía cạnh phân tích trên là điều kiện cần. Điều kiện đủ để chính sách CTXH trong GNBV góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chính sách GNBV thể hiện ở chỗ: Chính sách CTXH trong GNBV quy định và đảm bảo cho CTXH trong giảm nghèo có nhiệm vụ góp phần vào đổi mới hoặc bổ sung, hoàn thiện cho chính sách GNBV. Vì, hơn ai hết, trong quá trình chuyển tải chính sách GNBV đến đối tượng nghèo, nhân viên CTXH có điều kiện để hiểu biết mức độ đáp ứng nhu cầu của chính sách GNBV đến với người nghèo, hộ nghèo và xã nghèo.
1.3.4. Thúc đẩy thực hiện tốt quyền con người, góp phần công bằng xã hội và phát triển bền vững
Như phân tích trên, chính sách CTXH trong GNBV là điều kiện cần và đủ để thực hiện có hiệu quả chính sách GNBV. Một khi thực hiện có hiệu quả
chính sách GNBV là làm cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo có điều kiện và hiện thực được thoát nghèo bền vững, thu nhập đảm bảo đủ chi tiêu ở mức trung bình trở lên. Đồng thời, tiếp cận và sử dụng một cách thỏa mãn các DV xã hội cơ bản. Như vậy, quyền con người chính là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người không chỉ được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế mà nó đã thực hiện hóa trong đời sống thực tiễn.
Thực hiện có hiệu quả chính sách GNBV với sự đóng góp của chính sách CTXH trong giảm nghèo, đó cũng là góp phần quan trọng trong công bằng về cơ hội phát triển kể cả trong phân phối và điều kiện thực hiện các cơ hội, tạo điều kiện cho các đối tượng, các vùng có điều kiện khó khăn có cơ hội tiếp cận với nền văn minh hiện đại áp dụng trong sản xuất, đời sống và tiếp cận các DV xã hội cơ bản.
Ta biết rằng, để phát triển bền vững phải giải quyết đầy đủ ba trụ cột gồm: phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, riêng đối với Việt Nam còn có thêm trụ cột thứ tư là bảo đảm an ninh quốc phòng. Chính sách CTXH trong GNBV là một trong những điều kiện cần và đủ để thực hiện có hiệu quả chính sách GNBV, là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhân quyền và CBXH. Do đó, nó góp phần hữu ích trong phát triển bền vững của một vùng, địa phương và quốc gia.
1.4. Nội dung của chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Chính Sách Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững.
- Các Lý Thuyết Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu Đề Tài
- Chính Sách Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững
- Chính Sách Đảm Bảo Sự Chuyên Nghiệp Trong Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Giảm Nghèo:
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Thực Trạng Và Đặc Điểm Nghèo Tại Tỉnh Bình Dương
- Nhu Cầu Của Hộ Nghèo Về Dịch Vụ Phúc Lợi Xã Hội
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
vững:
1.4.1. Phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp cho các đối tượng nói chung và người nghèo nói riêng
Trong điều kiện nghề CTXH còn mới mẻ ở Việt Nam, chính sách CTXH trong phát triển CTXH thành một nghề, trước hết việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong xã hội phát triển được đặt lên hàng đầu. Với mục đích tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng sau đây:
- Tập trung vào đội ngũ những nhà quản lý, lãnh đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến DV CTXH và các tổ chức xã hội
dân sự khác có liên quan đến các cấp DV CTXH. Mục đích của họ tích cực tham gia vào việc phát triển khuôn khổ luật pháp và tạo môi trường hành chính thuận lợi cho việc phát triển nghề CTXH.
- Tiếp đến là tuyên truyền cho nhân dân, nhất là những người có nhu cầu cung cấp DV CTXH, chăm sóc xã hội, giống như việc tuyên truyền chính sách của Nhà nước đến người dân, để họ hiểu và tìm cách tiếp cận hoặc có biện pháp giúp họ tiếp cận.
Đền án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg xác định tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về nghề CTXH là một trong những nội dung của hoạt động đề án trong giai đoạn 2010-2020.
1.4.2. Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội các cấp
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người làm CTXH chuyên nghiệp và được phân bố, sử dụng hiệu quả là một chính sách không thể thiếu trong việc phát triển CTXH thành một nghề. Bên cạnh đó, cũng quan tâm đến đội ngũ nhân viên bán chuyên nghiệp, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia cung cấp DV CTXH.
Để tăng về số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp DV CTXH, các trường đại học có đào tạo về CTXH và cán bộ nhân viên CTXH hoạt động độc lập, trong giai đoạn 2010 – 2020, đề án phát triển nghề CTXH được Chính phủ xác định, tổ chức, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng CTXH bảo đảm liên thông với đại học nghề CTXH; Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào
tạo cử nhân, sau đại học về CTXH; Hỗ trợ các khóa đào tạo CTXH tại các cơ sở đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên CTXH.
1.4.3. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội:
Cơ sở cung cấp DV CTXH là công cụ không thể thiếu các hoạt động CTXH. Các cơ sở này có nhiệm vụ cung cấp các DV khẩn cấp; tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng, tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách TGXH; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc. Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch. Thực hiện các chính sách phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng, quản lý đối tượng được cung cấp DV CTXH. Cung cấp các DV về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực; phát triển cộng đồng; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức; thực hiện nghiên cứu, khảo sát liên quan đến phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.
Trong giai đoạn mới hình thành và phát triển nghề CTXH, việc củng cố và phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp DV CTXH theo hướng gắn kết giữa các cơ sở BTXH do Nhà nước thành lập với các cơ sở BTXH do tổ chức, cá nhân được phép thành lập; giữa trung tâm cung cấp DV CTXH với hệ thống BTXH. Song, đồng thời phải có cơ chế, chính sách mở rộng các DV CTXH trợ giúp theo hướng linh hoạt và gia tăng mức trợ giúp phù hợp với điều kiện KT
- XH trong từng giai đoạn.
1.5. Chính sách đảm cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương pháp công tác xã hội đối với người nghèo
1.5.1. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận với người nghèo
Như đã phân tích trên, CTXH có nhiều cách tiếp cận đối với đối tượng nghèo. Trong đề tài này tập trung vào hai cách tiếp cận cơ bản là tiếp cận dựa
trên quyền và đảm bào quyền người nghèo và cách tiếp cận dựa trên nhu cầu người nghèo:
Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của người nghèo:
Tiếp cận dựa trên quyền con người là khung lý thuyết chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình hoạt động CTXH. Cách tiếp cận này lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật bảo vệ. Nhân viên xã hội dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động những mô hình phát triển xã hội.
Cách tiếp cận quyền đảm bảo quyền con người trong CTXH đối với người nghèo nhấn mạnh đến quyền được tồn tại, quyền được an toàn về vật chất, sức khỏe và được phát triển toàn diện và bình đẳng. Để thực hiện được cách tiếp cận này, Nhà nước phải có chính sách, quy định chống xem thường, kỳ thị đối với người nghèo và chính bản thân người nghèo cũng không xem thường mình. CTXH đối với người nghèo nhằm giúp đỡ họ là nghĩa vụ của xã hội mà Nhà nước phải thừa nhận và quy định để thực hiện, đó tuyết đối không phải là cấp phát, ban ơn. Đối tượng nghèo đơn nhiên được thụ hưởng chính sách GNBV của Nhà nước và sự hỗ trợ của xã hội, thông qua CTXH đối với người nghèo là một cách, phương thức để đối tượng nghèo được tiếp cận nhanh hơn, thụ hưởng đầy đủ, hiệu quả hơn để thoát nghèo bền vững.
Cách tiếp cận quyền của con người trong CTXH đối với người nghèo là cách tiếp cận mang tính nhân văn, phù hợp chung với nhân loại. Cần có chính sách tạo cơ sở pháp lý để nhân viên CTXH bảo vệ quyền cho người nghèo thông qua chức năng biện hộ của nghề nghiệp để làm việc với các cơ quan chức năng mỗi khi quyền của người nghèo chưa được đảm bảo. Đồng thời, trong quy định về quản lý trường hợp đối với người nghèo, nội dung nhân viên CTXH giúp cho người nghèo định hướng bảo vệ được các quyền của mình là không thể thiếu trong quá trình cung cấp DV CTXH đối với người nghèo.
- Tiếp cận dựa trên nhu cầu người nghèo của người nghèo
Con người có nhiều nhu cầu, mỗi thời kỳ của đời người có nhu cầu khác nhau. Nhu cầu về vật chất và tinh thần. Các nhu cầu đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu xuất phát từ chủ quan và khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, văn hóa, nhận thức và vị trí trong xã hội. Theo thuyết động cơ của Maslow, con người cần có nhu cầu cho sự sống và nhu cầu xã hội và có năm thang bậc từ thấp đến cao lần lượt là: Nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu hoàn thiện.
Cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người nghèo trong CTXH đối với người nghèo nhấn mạnh đến giúp người nghèo đảm bảo quyền con người để họ có điều kiện phát triển về mọi mặt thể chất, tinh thần, tình cảm. Điều quan trọng là phải xác định đúng nhu cầu của từng người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo. Tiếp cận đúng nhu cầu của người nghèo xuất phát từ coi trọng nhu cầu và tính cách riêng của mọi người. Vì lẽ đó, CTXH với người nghèo phải lắng nghe, thấu hiểu, quan sát kỹ để phát hiện rõ và đúng nhu cầu, để từ đó tìm ra giải pháp, phương pháp, kỹ năng hỗ trợ thích hợp. Việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo là động cơ để người nghèo tham gia vào các hoạt động của kế hoạch trợ giúp nhằm thỏa mãn nhu cầu. Hơn thế nữa, tiếp cận được theo nhu cầu sẽ giúp cho việc hỗ trợ người nghèo giảm được chi phí, tránh lãng phí.
Do đó, chính sách đảm bảo cho nhân viên CTXH tiếp cận theo nhu cầu trong CTXH đối với người nghèo cần:
- Đào tạo nhân viên CTXH đặc biệt quan tâm đến kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, quan sát;
- Có quy định bắt buộc nguyên tắc tôn trọng và xác định đúng nhu cầu người nghèo trong tiến trình làm việc và quản lý trường hợp đối với người nghèo của nhân viên CTXH.
1.5.2. Chính sách đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các phương pháp công tác xã hội đối với người nghèo
Phương pháp CTXH đối với cá nhân, gia đình nghèo
Nhân viên CTXH làm việc với cá nhân. Đây là phương pháp chuyên nghiệp theo mối quan hệ một – một mà các nhân viên xã hội sử dụng để hỗ trợ người nghèo, gia đình nghèo với mục tiêu: Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay đổi tốt hơn; Cung cấp thêm những DV can thiệp cá nhân và gia đình để duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả; Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo tốt cuộc sống hàng ngày của mọi thành viên trong gia đình.
Nhiệm vụ nhân viên CTXH trong làm việc với cá nhân và gia đình nghèo là đưa ra nhiều hoạt động khác nhau như hỗ trợ cá nhân, gia đình tiếp cận các DV xã hội, biện hộ để đảm bảo quyền lợi, xây dựng niềm tin trong cuộc sống, hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, cùng cá nhân giải quyết các vấn đề về tâm lý, tình cảm, xã hội giúp các thành viên thực hiện các chức năng của mình. Nhân viên CTXH hỗ trợ cải thiện an sinh cho các thành viên trong gia đình. Làm việc với gia đình nghèo nhân viên CTXH thực hiện các vai trò như kết nối, biện hộ, hòa giải, giáo dục, tham vấn, trị liệu.
Cũng như mọi tiến trình CTXH, tiến trình làm việc với gia đình nghèo cũng trải qua 6 bước gồm: Tiếp nhận ca; thu nhập thông tin; đánh giá nhu cầu/vấn đề; lập kế hoạch can thiệp; triển khai kế hoạch; lượng giá. Trong làm việc với người nghèo, gia đình nghèo, nhân viên CTXH cần có nhiều kỹ năng, trong đó đặc biệt là kỹ năng biện hộ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng thúc đẩy tham gia của người nghèo, kỹ năng hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, kỹ năng huy động nguồn lực, hỗ trợ tiếp cận và thụ hưởng DV xã hội.
Để nhân viên CTXH thực hành phương pháp CTXH đối với cá nhân, gia đình nghèo, chính sách CTXH trong GNBV cần:
- Trong đào tạo nhân viên CTXH làm việc đối với người nghèo phải kết hợp nhuần nhuyễn giũa lý thuyết và thực hành các kỹ năng trên, vì chỉ những nhân viên được trang bị đầy đủ những kỹ năng đó mới có thể làm việc với người nghèo, hộ nghèo hiệu quả.
- Chính sách có quy định xác lập pháp lý về quan hệ một – một giữa nhân viên CTXH với người nghèo, gia đình nghèo; xác định vai trò, vị trí của cá nhân viên CTXH trong quan hệ này.
- Quy định về tiến trình, các bước làm việc và quản lý trường hợp người nghèo, gia đình nghèo của nhân viên CTXH, tiêu chuẩn của nhân viên CTXH và cơ chế kiểm soát việc thực hiện nhân viên CTXH.
- Phương pháp CTXH đối với nhóm người nghèo
Phương pháp CTXH đối với nhóm người nghèo là quá trình nhân viên xã hội sử dụng các tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp nhóm người nghèo tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ với nhau, tạo sự thay đổi thái độ, hành vi tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên nhóm. Với mục đích tạo điều kiện cho người nghèo bộc lộ tâm tư, chia sẻ, thông cảm, là nơi để người nghèo được công nhận, được quan tâm, được an toàn, được có cảm giác gắn bó, được phát huy tiềm năng và tự khẳng định mình. Phương pháp CTXH đối với nhóm người nghèo được sử dụng trong trường hợp khi vấn đề nảy sinh trong mối tương quan giữa hai hay nhiều người; khi một số người nghèo có nhu cầu giống nhau; khi trao đổi với nhau vấn đề người nghèo này làm cho người nghèo kia sáng ra về mình. Trong CTXH có nhiều dạng nhóm, song phổ biến đối với người nghèo là nhóm giáo dục và nhóm tương trợ: nhóm tiết kiệm vay vốn; nhóm tín dụng – tiết kiệm; câu lạc bộ thoát nghèo, nhóm sản xuất thủ công mỹ nghệ; nhóm chăn nuôi, trồng trọt; nhóm thanh niên nghèo lập nghiệp.
Để nhân viên CTXH thực hành phương pháp CTXH đối với nhóm người nghèo, chính sách CTXH trong GNBV cần:
- Trong đào tạo nhân viên CTXH làm việc đối với nhóm người nghèo phải kết hợp nhuần nhuyễn giũa lý thuyết với thực hành các kỹ năng làm việc nhóm.
- Chính sách quy định và xác lập pháp lý về quyền thành lập nhóm trong hỗ trợ người nghèo của nhân viên CTXH; xác định vai trò, vị trí của nhân viên CTXH.