Kết quả kháo sát cho thấy, CBQL tự nhận thấy năng lực lập kế hoạch của bản thân chủ yếu tập trung ở mức “Hiệu quả”, tỉ lệ các ý kiến đánh giá là “Rất hiệu quả” là ít hơn so với đánh giá là “ít hiệu quả”.
Trong các nội dung lập kế hoạch đưa ra khảo sát đều dao động trong mức điểm TB từ 1,73 đến 1,95. Nội dung lập kế hoạch về “Thiết lập các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên” theo các CBQL là có thể làm tốt nhất với Điểm TB cao nhất là 1,95. Theo tự đánh giá của CBQL thì việc lập kế hoạch về “Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên” là hạn chế nhất với điểm TB là 1,73.
Thực trạng tự đánh giá của CBQL cho thấy có 2 nội dung: “Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên” và “Khảo sát nhu cầu của đội ngũ GV về bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm giúp việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng” có 18/22 ý kiến của CBQL đánh giá bản thân làm việc này hiệu quả (chiếm 81,8%). Nội dung “Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên” có 8 ý kiến (36,4%) cho rằng bản thân lập kế hoạch về nội dung này ít hiệu quả.
Để có kết quả đối chiếu với tự đánh giá của CBQL, chúng tôi đã khảo sát nội dung lập kế hoạch trên GV. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên
theo đánh giá của GV
Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Ý kiến | Điểm TB | ||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 10 | 11,4 | 78 | 88,6 | 0 | 0,0 | 2,11 |
2 | Khảo sát nhu cầu của đội ngũ GV về bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm giúp việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng | 16 | 18,2 | 72 | 81,8 | 0 | 0,0 | 2,18 |
3 | Xác định và thiết lập các mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 10 | 11,4 | 60 | 68,2 | 18 | 20,5 | 1,91 |
4 | Thiết lập các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên. | 6 | 6,8 | 68 | 77,3 | 14 | 15,9 | 1,91 |
5 | Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 14 | 15,9 | 51 | 58,0 | 23 | 26,1 | 1,90 |
6 | Xác định và lên phương án huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 7 | 8,0 | 58 | 65,9 | 23 | 26,1 | 1,82 |
7 | Xác định các biện pháp tiến hành bồi dưỡng khả thi, hiệu quả | 8 | 9,1 | 50 | 56,8 | 30 | 34,1 | 1,75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Trường Thcs
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
- Thực Trạng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Giáo Viên Thông Qua Đánh Giá Của Cbql
- Thực Trạng Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Trường Thcs Tp Thái Nguyên
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
- Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhà Trường Đáp Ứng Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát về việc lập kế hoạch của GV cho thấy, giáo viên đánh giá cao hơn về năng lực lập kế hoạch của CBQL so với chính CBQL tự đánh giá. Điểm TB theo đánh giá của GV là từ 1,75 đến 2,18. Đặc biệt có nội dung: “Khảo sát nhu cầu của đội ngũ GV về bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm giúp việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng” được 88/88 GV (100%) GV lựa chọn ở mức “Rất hiệu quả” và “Hiệu quả”. Nội dung: “Xác định các biện pháp tiến hành bồi dưỡng khả thi, hiệu quả” GV đánh giá điểm TB thấp nhất, có đến 30/88 GV cho rằng việc lập kế hoạch nội dung này “ít hiệu quả”.
2.2.2.2. Thực trạng quy trình quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường THCS Thành phố Thái Nguyên được tổ chức theo quy trình nào chúng tôi đã khảo sát trên CBQL và GV với câu hỏi số 5 phần phụ lục 1 (mẫu 1.1 và 1.2). Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên (ý kiến của GV)
Nội dung các bước trong quy trình tổ chức bồi dưỡng | Quy trình tổ chức bồi dưỡng | ||||||
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 | Bước 5 | Bước 6 | ||
1 | Thông báo kế hoạch bồi dưỡng | 23,9 | 59,1 | 17 | 0 | 0 | 0 |
2 | Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên | 72,7 | 13,6 | 13,6 | 0 | 0 | 0 |
3 | Lập danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng | 3,4 | 27,3 | 69,3 | 0 | 0 | 0 |
4 | Triển khai kế hoạch bồi dưỡng | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 | 0 |
5 | Giám sát và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của giáo viên | 0 | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 |
6 | Đánh giá kết quả bồi dưỡng | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 100 |
Kết quả khảo sát cho thấy có 23,9% GV chọn “Thông báo kế hoạch bồi dưỡng” là bước 1 trong quy trình; 59,1% chọn đây là bước 2 và có 17% GV chọn đây là bước số 3 trong quy trình.
Ở nội dung số 2 “Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên” có 72,7% GV xác định đây là bước 1; 13,6% GV chọn đây là bước 2 và số lượng tương tự GV chọn đây là bước 3.
Ở nội dung số 3 “Lập danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng” có 69,3% GV coi đây là nội dung bước 3, tỉ lệ chọn nội dung này cho bước 2 là 27,3%, có 3,4% chọn đây là nội dung bước 1.
Với nội dung số 4, 5 và 6 tỉ lệ chọn thứ tự các bước tương ứng bước 4, bước 5 và bước 6 là 100% GV được khảo sát.
Như vậy theo nhận định của số đông ý kiến khảo sát của GV thì bước 1 “Thông báo kế hoạch bồi dưỡng” chuyển sang bước 2 “Xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV”, điều này thể hiện GV chưa xác định rõ được quy trình tổ chức các bước này diễn ra tuần tự như thế nào trong thực tế.
Kết quả khảo sát trên có thể mô tả qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng theo đánh giá của GV
Kết quả khảo sát thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo ý kiến đánh giá của CBQL được trình bày tại bảng sau:
Bảng 2.11. Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên (ý kiến của CBQL)
Nội dung các bước trong quy trình tổ chức bồi dưỡng | Quy trình tổ chức bồi dưỡng | ||||||
bước 1 | bước 2 | bước 3 | bước 4 | bước 5 | bước 6 | ||
1 | Thông báo kế hoạch bồi dưỡng | 18,2 | 40,9 | 40,9 | 0 | 0 | 0 |
2 | Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên | 40,9 | 59,1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Lập danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng | 40,9 | 0 | 59,1 | 0 | 0 | 0 |
4 | Triển khai kế hoạch bồi dưỡng | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 | 0 |
5 | Giám sát và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của giáo viên | 0 | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 |
6 | Đánh giá kết quả bồi dưỡng | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 100 |
Kết quả khảo sát trên CBQL cho thấy có 18,2% ý kiến cho rằng “Thông báo kế hoạch bồi dưỡng” là bước 1 trong quy trình. Có 40,9% ý kiến chọn “Xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV” cho là bước 1 và có số lượng ý kiến tương tự cho rằng bước 1 là “Lập danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng”. Ở các nội dung “Triển khai kế hoạch bồi dưỡng”; “Giám sát và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của giáo viên”; “Đánh giá kết quả bồi dưỡng” tỉ lệ sắp xếp theo thứ tự 4, 5 và 6 là 100%. Như vậy cả CBQL và GV đều có sự lúng túng với 3 bước đầu trong quy trình tổ chức bồi dưỡng. Để làm rõ thực trạng này, chúng tôi đã phỏng vấn CBQL với câu hỏi: “Có nhiều ý kiến cho rằng: Thông báo kế hoạch bồi dưỡng không phải là khâu đầu tiên trong quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV, đồng chí có thể cho biết quy trình thực tế tại nhà trường như thế nào, có bước thông báo kế hoạch bồi dưỡng không? Câu trả lời thu được như sau: Thông thường ở nhà trường THCS có 2 cách thức tổ chức bồi dưỡng, cách thức thứ nhất là nhà trường triển khai kế hoạch bồi dưỡng theo chỉ đạo của cấp trên thì sẽ có thông báo kế hoạch bồi
dưỡng, xác định nhu cầu của GV và lập danh sách gửi phòng GD&ĐT. Ở cách thức thứ 2 là nhà trường tự tổ chức bồi dưỡng thì bước đầu tiên là xác định nhu cầu của GV, lập kế hoạch bồi dưỡng và thông báo cho GV, tổ chức cho GV đăng kí, nhà trường sẽ lập danh sách và tổ chức bồi dưỡng. Cách làm này diễn ra thường xuyên hơn nên GV và CBQL có sự lúng túng trong việc sắp xếp các bước theo quy trình trên.
Kết quả khảo sát trên có thể mô tả qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Thực trạng quy trình tổ chức bồi dưỡng theo đánh giá của CBQL
2.2.2.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho GV trường THCS thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS thành phố Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 7 trong phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên (ý kiến của GV)
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Ý kiến | ĐTB | ||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. | 12 | 13,6 | 71 | 80,7 | 5 | 5,7 | 2,08 |
2 | Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các lực lượng tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của các lực lượng tham gia | 16 | 18,2 | 65 | 73,9 | 7 | 8,0 | 2,10 |
3 | Hiệu trưởng cần phân chia các đầu mối, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm phụ trách bồi dưỡng | 10 | 11,4 | 60 | 68,2 | 18 | 20,5 | 1,91 |
4 | Đối với việc tự bồi dưỡng của GV, Hiệu trưởng triển khai và yêu cầu từng mức độ phải đạt được ở từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định, thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV | 12 | 13,6 | 62 | 70,5 | 14 | 15,9 | 1,98 |
5 | Hiệu trưởng xây dựng chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên trước, trong và sau bồi dưỡng | 8 | 9,1 | 50 | 56,8 | 30 | 34,1 | 1,75 |
Theo ý kiến của 88 giáo viên được khảo sát, điểm TBC đánh giá về tính hiệu quả của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GV về tổ chức hoạt động trải nghiệm dao động từ 1,75 đến 2,1. Có đến 92% GV cho rằng: “Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các lực lượng tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của các lực lượng tham gia”, như vậy tức là GV đánh giá cao việc tổ chức sắp xếp lực lượng trong bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV. Ở nội dung “Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm” có đến 94,3% giáo viên đánh giá CBQL đã làm “Rất hiệu quả” và “Hiệu quả”. Tuy nhiên tỉ lệ GV đánh giá ở mức hiệu quả thấp hơn nội dung về tổ chức phân công công việc nên ĐTB chỉ đạt mức 2,08 thấp hơn 0,02 so với nội dung “Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các lực lượng tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của các lực lượng tham gia”.
Kết quả tự đánh giá của CBQL như sau: