Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang

rằng thích, khi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đa số các em đều hưởng ứng tham gia. Tuy nhiên, có một bộ phận HS vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các loại hình trò chơi này.

Với hình thức tổ chức sân khấu tương tác thì số em trả lời không hứng thú chiếm số lượng khá lớn 20%. Theo các em hình thức này mang tính thời sự nhiều và khi ngồi nghe thì phải trật tự nên các em không thích, điều này theo chúng tôi là đúng với tâm lí lứa tuổi của các em, lứa tuổi hiếu động, không thích ngồi một chỗ lâu. Với hình thức câu lạc bộ thì có tới 16.7% số em được hỏi trả lời rằng không thích, khi trao đổi trực tiếp với CBGV và các em thì chúng tôi nhận thấy các em này là những học sinh nhút nhát, ít nói vì thế các em không thích những hoạt động ở chỗ đông người. Hiện nay, nhà trường đã tổ chức về câu lạc bộ thể thao cho các em, tuy nhiên, chưa huy động được đại đa số HS tham gia. Như vậy qua khảo sát đã phản ánh thực chất nhu cầu tham gia HĐTN của học sinh các nhà trường, tuy nhiên trong đó còn nhiều hình thức tổ chức chưa thu hút được học sinh tham gia, vì thế các nhà quản lí trong thời gian tới cần huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa giáo dục để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tham gia HĐTN của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

2.2.2.1. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

Để nghiên cứu nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường PTDT NT THCS & THPT Bắc Quang chúng tôi tiến hành khảo sát GV ở câu hỏi số 4 (phụ lục 1), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các nội dung của hoạt động trải nghiệm‌


Nội dung của HĐTN

Rất cần thiết

Bình thường

Không cần thiết


ĐTB

Thứ bậc

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Hoạt động phát triển cá nhân

40

2.40

10

0.4

0

0.0

2.80

1

2. Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

định hướng nghề nghiệp


38


2.28


12


0.5


0


0.0


2.76


2

3. Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức, tìm hiểu phong cảnh, di

tích văn hoá - lịch sử


27


1.62


21


0.8


2


0.0


2.50


3

4. Hoạt động lao động

20

1.20

27

1.1

3

0.1

2.34

4

5. Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề xã hội


15


0.90


30


1.2


5


0.1


2.20


6

Điểm trung bình

2.48


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 7

Để nghiên cứu nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường PTDT NT THCS & THPT Bắc Quang chúng tôi tiến hành khảo sát HS ở câu hỏi 2 (phụ lục 3), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện các nội dung của hoạt động trải nghiệm‌


Nội dung của HĐTN

Rất hiệu

quả

Bình

thường

Không

hiệu quả


ĐTB

Thứ bậc

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Hoạt động phát triển cá nhân

170

1.70

130

0.9

0

0.0

2.57

1

2. Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

định hướng nghề nghiệp


155


1.55


143


1.0


2


0.0


2.51


2

3. Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức, tìm hiểu phong cảnh, di

tích văn hoá - lịch sử


165


1.65


122


0.8


13


0.0


2.50


3

4. Hoạt động lao động

132

1.32

160

1.1

8

0.0

2.41

4

5. Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

xã hội


115


1.15


130


0.9


55


0.2


2.20


6

Điểm trung bình

2.43


Nhìn vào bảng khảo sát ở hai bảng trên cho thấy:

- Ở nội dung “Hoạt động phát triển cá nhân” GV và HS đều có chung nhận định nội dung HĐTN là rấ cần thiết, GV đánh giá 2.80 điểm, HS đánh giá 2.57 điểm.

- Ở nội dung “Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức, tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hoá - lịch sử” GV và HS đều có chung nhận định nội dung HĐTN là rấ cần thiết, GV và HS đánh giá 2.50 điểm.

- Ở nội dung “Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề định hướng nghề nghiệp” GV và HS đều có chung nhận định nội dung HĐTN là rấ cần thiết, GV đánh giá 2.76 điểm, HS đánh giá 2.51 điểm.

- Nội dung “Hoạt động lao động” GV và HS đánh giá nội dung này ở mức điểm trung bình, GV đánh giá 2.34 điểm, HS đánh giá 2.41 điểm.

- Ở nội dung “Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề xã hội” GV và HS đánh giá nội dung này ở mức điểm trung bình, GV và HS đánh giá 2.20 điểm.

Chủ đề của các hoạt động trải nghiệm đều là những kiến thức hết sức cần thiết và gần gũi cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Trong hoạt động hợp tác lao động, nhà trường đã dành diện tích 3000m2 để HS trải nghiệm trồng các loại rau, cải thiện chất lượng bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng dành 200m2 để nuôi lợn. Mô hình vườn - chuồng đã cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết nhằm cải thiện chất lượng bữa ăn cho HS toàn trường. Cô Đ.B.T (Phó hiệu trưởng) chia sẻ: “HS do điều kiện đi lại khó khăn, gia đình các em phần lớn còn nghèo khó nên trải nghiệm hợp tác trong lao động qua mô hình vườn - chuồng giúp HS hình thành ý thức trách nhiệm trong lao động”. Mặt khác, đối với học sinh cuối cấp THPT thì những trải nghiệm định hướng nghề nghiệp hết sức cần thiết cho các em để lựa chọn cho mình công việc phù hợp trong tương lai hay trải nghiệm kỹ năng giao tiếp giúp cho các em có xây dựng cho mình các kỹ năng liên quan đến giao thiệp trong xã hội một cách phù hợp. Nhà trường đã tiến hành các hoạt động trải nghiệm theo định hướng nghề nghiệp cho HS cuối cấp THCS, THPT như: mô hình làm vườn với buổi trải nghiệm về vườn ươm và phương pháp ươm giống cây, buổi trải nghiệm mời kỹ sư của Trung tâm giống cây trồng tỉnh Hà Giang về trường hướng dẫn cho HS. Tuy nhiên, do liên quan đến kinh phí tổ chức trải nghiệm, nên hoạt động này mới chỉ được thực hiện trong năm học 2016 - 2017.

Bên cạnh đó có những nội dung trải nghiệm thực hiện ở mức độ trung bình là các nội dung 4,5,6 HS đánh giá ở mức điểm trung bình từ 2.20 điểm đến 2.41 điểm. Trao đổi với các giáo viên trong nhà trường, chúng tôi nhận được câu trả lời của thầy H.M.H: “Nội dung chương trình chính khóa theo phân bổ chương trình phổ thông rất nhiều kiến thức mà thời lượng lại ít nên các giáo viên phải chạy đuổi chương trình nên có những nội dung trải nghiệm chưa thể đưa vào chương trình hoặc có đưa vào chương trình thì chưa được sâu sắc”. Do vậy, cần thiết trong thời gian tới, trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang phải xây dựng kế hoạch tổ chức trải nghiệm cho HS một cách hiệu quả hơn nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong xã hội, kỹ năng ứng phó với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Mặt khác, GV cần thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục một cách thiết thực.

2.2.2.2. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

Để nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT THCS & THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng là CBGV về sự cần thiết của các hình thức và mức độ thực hiện các hoạt động trải nghiệm ở câu hỏi 5 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBGV về thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Quang‌


Các hình thức hoạt động trải nghiệm

Mức độ cần thiết


ĐTB


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Tham quan, dã ngoại

48

2.88

2

0.1

0

0.0

2.96

1

2. Tổ chức diễn đàn

46

2.76

4

0.2

0

0.0

2.92

2

3. Tổ chức trò chơi

45

2.70

5

0.2

0

0.0

2.90

3

4. Tổ chức sự kiện

44

2.64

6

0.2

0

0.0

2.88

4

5. Học nghề

44

2.64

6

0.2

0

0.0

2.87

5

6. Tổ chức hội thi/cuộc thi

42

2.52

8

0.3

0

0.0

2.84

6

7. Hoạt động CLB

40

2.40

10

0.4

0

0.0

2.80

7

8. Hoạt động chiến dịch

33

1.98

17

0.7

0

0.0

2.66

8

9. Sân khấu tương tác

27

1.62

23

0.9

0

0.0

2.54

9

Qua khảo sát cho thấy:

- Về mức độ cần thiết: Đa số CBGV các nhà trường cho rằng là rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến đánh giá nào cho rằng không cần thiết, trong đó các hình thức (1,2,5,6,7,8,9,10) được các thày cô đánh giá mức độ cần thiết rất cao với điểm đánh giá từ 2.54 đến 2.96 điểm. Hình thức 3 " Hoạt động chiến dịch " và hình thức "sân khấu tương tác " HS đánh giá ở mức điểm từ 2.54 đến 2.66 điểm.

Hình thức “Tổ chức diễn đàn” trong năm học 2017 - 2018, nhà trường tổ chức diễn đàn về “Hòa nhập với môi trường nội trú” nhằm giúp HS kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, làm việc… Những kỹ năng “mềm” này càng trở nên quan trọng đối với học sinh THCS, THPT tại các trường DTNT, nó sẽ giúp

các em dễ thích nghi hòa nhập với các tình huống của cuộc sống sau này. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa thực sự hiệu quả do HS chưa bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.

Qua trao đổi trực tiếp và nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các hình thức này được tổ chức thường xuyên vì: Hình thức “Tổ chức trò chơi” là một trong những hình thức trong yêu cầu đổi mới PPDH vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện, đó là các trò chơi “Ném còn” của dân tộc Thái với trò “Ném pao” của dân tộc H’mông… Đưa các trò chơi của các dân tộc vào tổ chức để phát triển vốn văn hóa dân tộc truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam là rất cần thiết của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Trong mỗi trò chơi ngoài việc thỏa mãn nhu cầu giải trí, nhu cầu nhận thức và ham hiểu biết của HS thì trò chơi còn mang đến cho HS những tri thức văn hóa truyền thống của các dân tộc trong nhà trường.

Hình thức “Hoạt động chiến dịch” “Hoạt động nhân đạo" là hình thức có sự phối hợp của Liên đội, Đoàn Thanh niên trong nhà trường tổ chức để đẩy mạnh các phòng trào như các hoạt động giúp bạn nghèo tới trường, vì thế các thầy cô cũng tích cực tham gia và chức thực hiện.

Hình thức “Tổ chức hội thi/ cuộc thi” được tổ chức vào ngày 08/03/ 2018, HS dựng trại và trang trí trại trên sân trường, với sự hướng dẫn của GV, các em HS người Tày, Mông, Hà Nhi, Thái… tự làm bánh lẳng, xôi ngũ sắc, cá suối nướng, bánh chưng, bánh trôi màu, cơm lam ngũ sắc, bánh trứng kiến... cùng các loại rau rừng như măng đắng, rau dớn, bắp chuối rừng, đặc sản mật ong rừng… để trưng bày tại các trại của mỗi lớp. Trong buổi hội trại, HS với trang phục của dân tộc mình hào hứng giới thiệu về các món ăn tới các thầy cô và bạn bè. Đây là cuộc trải nghiệm sáng tạo đầy thú vị, sinh động qua nét văn hóa ẩm thực quê hương. Hòa mình vào ngày hội, mỗi em học sinh người dân tộc Tày hiểu hơn về văn hóa dân tộc mình, nhân lên niềm tự hào và tình yêu văn hóa xứ sở. Mặt khác, trong các năm học gần đây, nhà trường tổ chức đêm gala diễn Táo quân, trong gala tổ chức “Vinh danh 10 gương mặt tiêu biểu” gồm cả HS và GV. Hoạt động này thu hút sự quan tâm và hứng thú của HS.

Đối với hoạt động “Tổ chức sự kiện”, nhà trường mời các nghệ nhân người dân tộc về dạy các tiết mục múa sinh tiền, múa khèn, thổi kèn lá... cho HS. Hàng năm, nhà trường tổ chức hội chợ nông sản địa phương và mời các trường bạn đến giao lưu về

văn hóa, qua đó giúp HS nhận thấy nét đặc trưng của chợ nông sản các dân tộc miền núi, giúp HS nhận thấy nét đẹp về văn hóa các dân tộc qua hội chợ này. Trước khi HS về nghỉ Tết cổ truyền dân tộc, nhà trường tổ chức cho HS ăn tết toàn trường gồm cả HS và GV với 125 mâm cỗ Tết, trong sự kiện nay, HS và CBGV tham gia gói bánh chưng, thịt lợn… đây là một hoạt động rất ý nghĩa, giúp HS nhận thấy giá trị của ngày Tết và giáo dục cho HS ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc.

Theo lãnh đạo nhà trường, đây là hoạt động trải nghiệm nằm trong chương trình giáo dục truyền thống, nhân rộng mô hình “Trường học gắn với thực tiễn” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Chúng tôi thu thập đánh giá của HS về thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Quang ở câu hỏi 4 (phụ lục 3), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của HS về thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Quang‌


Các hình thức hoạt động trải nghiệm

Mức độ cần thiết


ĐTB


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Tham quan, dã ngoại

210

2.10

90

0.6

0

0.0

2.70

1

2. Tổ chức hội thi/cuộc thi

194

1.94

96

0.6

10

0.0

2.61

2

3. Tổ chức trò chơi

191

1.91

91

0.6

18

0.1

2.58

3

4. Tổ chức sự kiện

190

1.90

89

0.6

21

0.1

2.56

4

5. Học nghề

189

1.89

68

0.5

43

0.1

2.49

5

6. Hoạt động CLB

184

1.84

55

0.4

61

0.2

2.41

6

7. Tổ chức diễn đàn

177

1.77

45

0.3

78

0.3

2.33

7

8. Sân khấu tương tác

165

1.65

35

0.2

100

0.3

2.22

8

9. Hoạt động chiến dịch

164

1.64

34

0.2

102

0.3

2.21

9

Kết quả đánh giá của HS về thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT THCS & THPT Bắc Quang cho thấy:

Về mức độ thực hiện, mặc dù có nhận thức rất cao về tính cần thiết của các hình thức tổ chức HĐTN trong nhà trường nhưng mức độ thực hiện các hình thức 5, 6, 7, 8, 9 này ở các nhà trường HS đánh giá đạt hiệu quả ở mức đánh giá trung bình.

Trao đổi với một số GV trong nhà trường cho rằng, để thực hiện hình thức “Sân khấu tương tác” thì cần có kế hoạch chuẩn bị tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch kịch bản và chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức, nội dung kịch bản do HS quyết định, GV đóng vai trò cố vấn. Tuy nhiên, đối với HS DTNT là những HS người dân tộc như Hà Nhì, Mông, Nùng… còn rụt rè, nhút nhát, thậm chí khi giao tiếp còn nói tiếng địa phương, điều kiện về kinh phí tổ chức còn hạn hẹp nên việc tổ chức hình thức này chưa hiệu quả.

Trao đổi với GV chủ nhiệm, chúng tôi được biết, HS ở nhà trường do điều kiện nội trú sống xa gia đình, hoàn cảnh địa lý và tập quán văn hóa của các dân tộc khác nhau nên một số HS có tâm lý tự ti, chưa tin tưởng vào khả năng của mình, do vậy, đối với các hình thức “sân khấu tương tác” và “tổ chức diễn đàn” chưa huy động được HS tham gia nhiệt tình, hào hứng.

Về hình thức học nghề, chúng tôi trao đổi với CBQL trong nhà trường thì được biết, hiện nay hình thức này chưa bám sát với thực tiễn của địa phương nơi các em sống, mặt khác, các hình thức được các thầy cô đánh giá là ít tổ chức thực hiện vì thực tế để tổ chức các hoạt động này thì phải có kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức tuy nhiên hiện nay tại trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang vấn đề về kinh phí tổ chức còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian tới nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn kinh phí cho các hoạt động của các nhà trường.

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

Trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào, việc lập kế hoạch cho hoạt động đó là cực kì quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định, định hướng cho toàn bộ hoạt động diễn ra nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất với chi phí thấp nhất. Việc lập kế hoạch cụ thể ở từng hoạt động sẽ cho phép người hiệu trưởng quản lí hoạt động đó đi đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật

Ngày đăng: 20/05/2022