Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên

trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật thì sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng quá trình bồi dưỡng cho giáo viên. Ngược lại nếu trường lớp không có đầy đủ những trang thiết bị cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng tổ chức các HĐTN sẽ hạn chế, không như mong muốn.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

*Các yếu tố về kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển đội ngũ GV nói chung trong đó có việc bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Bởi lẽ nhiều trường THCS nằm ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; nhận thức của người dân về GD còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình; công tác xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn, nên GV không thực sự yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình tự học, tự bồi dưỡng từ đội ngũ GV.

* Các yếu tố về chính sách, về cơ chế quản lý

Chính sách và cơ chế quản lý cũng ảnh hưởng lớn tới công tác phát triển đội ngũ GV, trong đó có công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng GV THCS về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đối với các đơn vị GD miền núi, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, vì vậy việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn ít, đầu tư cho công tác bồi dưỡng GV còn hạn chế.

* Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục THCS

Một vấn đề cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực tổ chức trải nghiệm của giáo viên là chương trình giáo dục hiện hành có nhiều điểm chưa thực sự phù hợp để áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học ở các trường thường kín về thời lượng, muốn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho số lượng lớn học sinh thì rất khó sắp xếp quỹ thời gian hợp lí. Mặt khác số môn học trong chương trình khá nhiều, nội dung chương trình nặng muốn tổ chức hoạt động này không thể tổ chức ở

tất cả các tiết học, môn học. Giáo viên muốn tổ chức trải nghiệm sáng tạo sẽ rất khó khăn để sắp xếp thời gian, lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp để thu hút lượng học sinh tham gia đông nhất, điều này đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực và cái nhìn toàn diện.

Thêm vào đó, hiện nay chưa có tài liệu chuẩn về hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS, dẫn đến tình trạng mỗi trường lại có những cách thức tổ chức hoạt động giáo dục khác nhau; điều này ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý nội dung bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên.

Kết luận chương 1


Thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục là nhiệm vụ của người giáo viên trong nhà trường. Điều đó đòi hởi người giáo viên phải có năng lực dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm được xác định là năng lực thành phần, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm của người giáo viên. Phát triển nghề nghiệp liên tục đòi hỏi giáo viên không ngừng rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm, trong đó có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở trường THCS hướng tới việc bồi dưỡng Năng lực xây dựng, thiết kế chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm; Năng lực thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh THCS; Năng lực hợp tác, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động trải nghiệm; Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động trải nghiệm của giáo viên trường THCS.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên là một nội dung trong quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS. Nội dung quản lý bao gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Để quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm có chất lượng, đáp ứng thực tiễn giáo dục của nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường mà trước hết là Hiệu trưởng phải nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên; cần có sự đầu tư đúng mức, phát huy tối đa điều kiện, phương tiện phục vụ bồi dưỡng; Có chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên trước, trong và sau bồi dưỡng. Đặc biệt là thiết kế được môi trường, điều kiện cần thiết để triển khai các loại hình trải nghiệm trong quá trình giáo dục và dạy học của nhà trường để giáo viên có nhiều cơ hội, điều kiện tham gia và tự tổ chức hoạt động trải nghiệm theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, đặc thù chuyên môn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nhằm phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên để từ đó đưa ra biện pháp quản lý nhằm phù hợp nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường THCS thành phố Thái nguyên.

Khảo sát thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường THCS thành phố Thái nguyên.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên gồm: 88 GV và 22 CBQL.

Thời gian khảo sát: từ tháng 12/2018.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: để đánh giá được thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp xử lí số liệu: Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí và dùng phương pháp thống kê toán học tính trị số trung bình, từ đó phân tích và rút ra kết luận nghiên cứu:

Công thức tính trị số trung bình

X X1i

n

Trong đó:

X : Điểm trung bình

∑: Tổng số điểm của các khánh thể khảo sát n: số khánh thể khảo sát

Xi: điểm số đạt được tại Xi của khánh thể khảo sát ở mỗi lần đo.

Phiếu điều tra được thiết kế với 2 mẫu phiếu dành cho 2 đối tượng: CBQL trường THCS, giáo viên ở các trường THCS.

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trường THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 1 trong phụ lục 1 và phụ lục 2. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên THCS

STT

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Ý kiến

SL

Tỷ lệ %


1

Là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú của học sinh vào các hoạt động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú

của cuộc sống


0


0,0


2

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động trải nghiệm xác định, đảm bảo hoạt động ấy đạt kết quả phù hợp với mong đợi của cá nhân và xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng vận dụng tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh

nghiệm,... để tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm


5


22,7


3

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng tác động có chủ đích của GV đến HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm nhằm đạt được

mục tiêu giáo dục toàn diện


17


77,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 7

Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ CBQL có nhận thức chưa đúng về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động là 5/22 CBQL được khảo sát (chiếm 22,7%) cho rằng: “Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động trải nghiệm xác định, đảm bảo hoạt động ấy đạt kết quả phù hợp với mong đợi của cá nhân và xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng vận dụng tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm,... để tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm”. Tỉ lệ CBQL nhận thức đúng khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm chiếm 77,3% (17/22 ý kiến).

Kết quả khảo sát trên GV như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên THCS‌

STT

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Ý kiến

SL

Tỷ lệ %


1

Là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú của học sinh vào các hoạt động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình

huống phong phú của cuộc sống


7


8,0


2

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt động trải nghiệm xác định, đảm bảo hoạt động ấy đạt kết quả phù hợp với mong đợi của cá nhân và xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng vận dụng tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm,... để tổ chức thành

công hoạt động trải nghiệm


18


20,5


3

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là khả năng tác động có chủ đích của GV đến HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các HĐTN nhằm đạt được

mục tiêu giáo dục toàn diện


63


71,5

Tỉ lệ GV có nhận thức đúng về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm có sự tương đồng với kết quả khảo sát trên CBQL. Tỉ lệ GV nhận thức chưa đúng về khái niệm này là 28,5%. Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, nhận thức của CBQL và GV về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm còn khá hạn chế. Để tìm hiểu vấn đề thực trạng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn CBQL và GV với câu hỏi sau: “Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy tỉ lệ cán bộ chưa nhận thức đúng về khái niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm còn khá cao. Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về kết quả khảo sát này?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được như sau, trên thực tế khi làm việc chúng tôi đều hiểu và đánh giá được năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là như thế nào nhưng để hiểu theo cách diễn đạt thuật ngữ khoa học đúng là một điểm hạn chế của chúng tôi.

2.2.1.2. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của người GV ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 2 trong phụ lục 1 (mẫu 1.1. và 1.2). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tự đánh giá của GV‌


STT


Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV

Mức độ thực hiện


TBC

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%


1

Năng lực xây dựng, thiết kế kế hoạch, chương trình của hoạt động

trải nghiệm









Xác định tên hoạt động trải nghiệm

7

8,0

81

92,0

0

0,0

2,08

Xác định được loại hình hoạt động

trải nghiệm phù hợp với nội dung

6

6,8

82

93,2

0

0,0

2,07

Xác định được các bước để tiến hành

hoạt động trải nghiệm

10

11,4

60

68,2

18

20,5

1,91

Xác định được đối tượng, thời gian và

các thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

3

3,4

71

80,7

14

15,9

1,88

STT


Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV

Mức độ thực hiện


TBC

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

2

Năng lực thực hiện chương trình,

kế hoạch hoạt động trải nghiệm









Triển khai được kế hoạch cho học sinh

5

5,7

71

80,7

12

13,6

1,92

Lôi cuốn được học sinh tham gia vào

hoạt động trải nghiệm

9

10,2

79

89,8

0

0,0

2,10

Bố trí được nhân sự phù hợp, phát

huy được năng lực của mỗi học sinh trong hoạt động trải nghiệm


0


0,0


59


67,0


29


33,0


1,67

Khai thác được điều kiện cơ sở vật

chất để phục vụ việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh


5


5,7


54


61,4


29


33,0


1,73


3

Năng lực hợp tác, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường trong tổ chức hoạt động giáo dục









Giao tiếp có hiệu quả với phụ huynh

học sinh

19

21,6

69

78,4

0

0,0

2,22

Phối hợp được với tổ chức Đoàn,

Đội, Công đoàn… trong nhà trường

40

45,5

48

54,5

0

0,0

2,45

Khai thác được các nguồn lực hỗ trợ

hoạt động trải nghiệm cho học sinh từ các tổ chức, đơn vị ngoài trường


23


26,1


45


51,1


20


22,7


2,03

4

Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt

động trải nghiệm của học sinh THCS









Đánh giá được sự thay đổi về hiểu

biết của học sinh sau khi trải nghiệm

14

15,9

51

58,0

23

26,1

1,90

Đánh giá được sự thay đổi về thái độ, tình

cảm của học sinh sau khi trải nghiệm

5

5,7

60

68,2

23

26,1

1,80

Đánh giá được sự thay đổi về hành vi

của học sinh sau khi trải nghiệm

5

5,7

53

60,2

30

34,1

1,72


Nhận xét chung: GV tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của bản thân ở mức Tốt và Rất tốt. Trong tổng số 4 năng lực được khảo sát, có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022