Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Trường Thcs

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên. Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là việc quản lý xác định thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên, xác định điểm mạnh, điểm yếu, xác định khoảng cách giữa mức độ đạt được và mức độ mong muốn của nhà trường. Kết quả đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là căn cứ để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên. Để việc đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên có kết quả tốt, quản lý phải xây dựng được chuẩn năng lực, hệ tham chiếu cho hoạt động bồi dưỡng.

- Khảo sát nhu cầu của đội ngũ GV về bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm giúp việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng. Nội dung bồi dưỡng phù hợp là điều kiện quan trọng để giáo viên chuyên tâm với hoạt động bồi dưỡng, từ đó trau dồi, rèn luyện để tự phát triển, tự bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Xác định và thiết lập các mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên.

- Thiết lập các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên.

- Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên.

- Xác định và lên phương án huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên.

- Xác định các biện pháp tiến hành bồi dưỡng khả thi, hiệu quả.

Để nội dung kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực tổ chức trải nghiệm đảm bảo chất lượng, cần phải căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Phòng GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, mục tiêu, chương trình giáo dục của nhà trường, nhu cầu bồi dưỡng của GV,... Dân chủ trong quản lý đòi hỏi phải được thể hiện ngay từ khi lập kế hoạch.

Để thực hiện được kế hoạch tổ chức bồi dưỡng đảm bảo chất lượng và hiệu quả, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường THCS cần được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ với các bước sau:

Bước 1: Thông báo kế hoạch bồi dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hiệu trưởng các trường THCS cần thông báo công khai kế hoạch bồi dưỡng tới giáo viên trong nhà trường đảm bảo cho giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng đều có thể nắm bắt thông tin và chủ động lên kế hoạch tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực trải nghiệm được tổ chức.

Bước 2: Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 6

Trên cơ sở thông tin được cung cấp, giáo viên đánh giá năng lực của bản thân và xác định có nhu cầu tham gia bồi dưỡng năng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của bản thân hay không.

Bước 3: Lập danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng

Hiệu trưởng cho giáo viên đăng kí dựa trên nhu cầu cá nhân và lập danh sách dự kiến tổ chức lớp bồi dưỡng năng lực hoạt động trải nghiệm. Việc tổ chức lớp học dựa trên số lượng giáo viên đăng kí tham gia đồng thời xác định được nội dung tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên.

Bước 4: Triển khai kế hoạch bồi dưỡng

Dựa trên kế hoạch đã lập, Hiệu trưởng tổ chức triển khai lớp bồi dưỡng tại nhà trường, báo cáo viên được mời tham gia là giảng viên các trường Đại học sư phạm, cán bộ chuyên trách của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.

Bước 5: Giám sát và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của giáo viên

Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chính trong quá trình tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên do vậy cần thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.

Bước 6: Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Kết quả bồi dưỡng được xác định trên cơ sở đánh giá sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hiêu trưởng là người thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động này ở giáo viên sau tập huấn.

1.4.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng là quá trình hiện thực hóa kế hoạch bồi dưỡng đã thống nhất thành hiện thực. Đây là nội dung quan trọng, kết quả của hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc nhiều vào khâu này.

Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ về kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng quán triệt, chỉ đạo các cấp quản lý trong nhà trường, đặc biệt là Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn, Đoàn TN tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nhà trường. Qua đó, tạo sự thống nhất và đồng thuận về mục đích, phương thức tổ chức giữa các cấp quản lý, giữa cán bộ quản lý và các giáo viên trong nhà trường.

Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung kế hoạch bồi dưỡng, Hiệu trưởng cùng các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các lực lượng tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của các lực lượng tham gia. Các tổ chuyên môn là nòng cốt cho bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học; Đoàn TN là nòng cốt cho hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp. Đội ngũ GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng, phản hồi tích cực để nhà trường có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

Hiệu trưởng thống nhất cơ chế quản lý, cơ chế phối hợp giữa Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường căn cứ vào đặc điểm giáo viên và giải quyết các mối quan hệ của tổ chức, các mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức, các lực lượng xã hội ngoài nhà trường.

Trên cơ sở thống nhất phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường, BGH hướng dẫn các lực lượng có liên quan tổ chức triển khai các nội dung hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Thu thông tin phản hồi qua các kênh, tổ chức giám sát và

điều chỉnh phù hợp; Huy động và phối hợp các mối quan hệ nội bộ trong nhà trường và các mối quan hệ ngoài nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động bồi dưỡng,...

Để tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV đạt kết quả cao nhà trường tăng cường phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, cần chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính và đặc biệt là nguồn lực về con người. Hiệu trưởng cần tổ chức hợp lý, phân công công việc, tổ chức phối hợp hợp lý, khoa học. Hiệu trưởng cần phân chia các đầu mối, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm phụ trách bồi dưỡng.

Đối với việc tự bồi dưỡng của GV, Hiệu trưởng nhà trường cần triển khai và yêu cầu từng mức độ phải đạt được ở từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định, cần thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV một cách nghiêm túc để nắm bắt được tình hình và đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời.

Để tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm thành công, Hiệu trưởng cần có chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên trước, trong và sau bồi dưỡng. Đặc biệt là thiết kế được môi trường, điều kiện cần thiết để triển khai các loại hình trải nghiệm trong quá trình giáo dục và dạy học của nhà trường để giáo viên có nhiều cơ hội, điều kiện tham gia và tự tổ chức hoạt động trải nghiệm theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, đặc thù chuyên môn.

1.4.4. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS

Nội dung chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là nội dung quản lý quan trọng, cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng. Chỉ đạo là quá trình tác động duy trì sự ổn định, ảnh hướng tới thái độ, hành vi của giáo viên và các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được các mục tiêu bồi dưỡng với chất lượng

cao. Nội dung chỉ đạo thể hiện rõ qua việc điều hành và hướng dẫn của các lực lượng, tham gia bồi dưỡng của Hiệu trưởng, biến những yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng GV trở thành nhu cầu tự bồi dưỡng của từng cán bộ giáo viên. Công tác chỉ đạo thể hiện rõ ở các nội dung:

- Hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền để tập thể sư phạm hiểu được vai trò, ý nghĩa, tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục của nhà trường.

- Hiệu trưởng chỉ huy, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ bồi dưỡng, các hoạt động bồi dưỡng, các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích giáo viên và các lực lương tham gia bồi dưỡng.

- Giám sát, theo dõi việc tham gia bồi dưỡng của giáo viên, việc triển khai hoạt động bồi dưỡng của các tổ bộ môn, của chi đoàn giáo viên, của từng giáo viên,...

- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, cập nhật những yêu cầu, nội dung mới theo yêu cầu của Phòng, của Sở, của ngành.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đạt kết quả cao.

Để chỉ đạo hiệu quả, Hiệu trưởng cần có những phẩm chất, năng lực lãnh đạo, có uy tín, am hiểu về hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục, Xây dựng được đội ngũ cố vấn chuyên môn giỏi, tạo sự thống nhất, đồng thuận của GV.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS

Kiểm tra là nội dung quan trọng giúp Hiệu trưởng, BGH, các tổ chức trong nhà trường và giáo viên biết các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực trải nghiệm đang được thực hiện ở mức độ nào. Qua đó, các cấp quản lý trong nhà trường và giáo viên biết được các quyết định trong quản lý ban hành có phù hợp với thực tiễn hoạt động bồi dưỡng, phù hợp với giáo viên -

đối tượng được bồi dưỡng hay chưa, từ đó có thông tin để đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, Hiệu trưởng, BGH có các quyết định điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường đạt các mục tiêu đã đề ra.

Kiểm tra có tác dụng cung cấp thông tin và trợ giúp cho ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các giáo viên có thông tin để thực hiện mục tiêu kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng.

Kiểm tra có nhiệm vụ:

- Thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của thực trạng bồi dưỡng với mục tiêu bồi dưỡng đã xác định. Kiểm tra nhận thức và mức độ tham gia của giáo viên và sự phối hợp của các bên có liên quan trong hoạt động bồi dưỡng về năng lực tổ chức trải nghiệm.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đúng theo lộ trình. Kiểm tra sẽ cung cấp cho Hiệu trưởng, BGH những thông tin để đánh giá những nội dung bồi dưỡng thực hiện tốt; những nội dung thực hiện chưa tốt; những yếu tố thiếu tích cực, khó khăn nảy sinh từ hoạt động bồi dưỡng.

- Điều chỉnh: BGH, đứng đầu là Hiệu trưởng, trên cơ sở thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra sẽ tư vấn cho tổ chuyên môn, cho Đoàn TN hoặc có những tác động nhằm cải thiện những mặt chưa đạt, yếu kém, thúc đẩy ưu điểm trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Để làm tốt khâu kiểm tra, Hiệu trưởng, BGH cần quan tâm làm tốt các việc sau:

- Xác định chuẩn kiểm tra.

- Thiết kế bộ công cụ kiểm tra.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra và tổ chức lực lượng kiểm tra.

- Đo lường, xác định các thành tích đã đạt được trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên nhà trường đã đề ra.

- So sánh thành tích đạt được với mục tiêu bồi dưỡng đã đặt ra trong kế hoạch.

- Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của tổ chức hoạt đông trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua thực tiễn người học có được kiến thức, kĩ năng và tình cảm nhất định, có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết các vấn đề tình huống mới. Để đạt được mục tiêu này giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo; từ đó GV có ý thức chủ động, tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Mỗi giáo viên có những thế mạnh riêng trong quá trình giáo dục học sinh, tuy nhiên khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi người thầy phải có cái nhìn tổng thể, bao quát từ khâu lên kế hoạch, thực hiện, quản lí và đánh giá. Hoạt động này đòi hỏi sự tâm huyết, phải đầu tư nhiều thời gian, công sức nên không tránh khỏi một bộ phận giáo viên ngại tiếp cận và có thái độ thờ ơ. Nếu mỗi giáo viên đều hiểu sâu sắc về ý nghĩa của HĐTN trong giáo dục toàn diện học sinh thì chắc chắn công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên sẽ đạt hiệu quả.

* Đặc điểm, trình độ của đội ngũ giáo viên ở trường THCS

Đặc điểm, trình độ của đội ngũ giáo viên nhà trường có nhiều ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Cơ cấu giáo viên, số lượng giáo viên, chất lượng giáo viên, sự đồng đều hay không về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,... ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, ảnh hưởng đến việc xây dựng nội dung bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, kinh phí và các nguồn lực hỗ trợ thực hiện bồi dưỡng.

* Năng lực CBQL trong quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

CBQL cần có năng lực xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Mỗi giáo viên có sở trường riêng, CBQL có năng lực phải biết cách phát huy những sở trường đó, phân chia tổ chức các hoạt động cho giáo viên hợp lí, tránh tình trạng tập trung vào một số giáo viên. CBQL nên tạo cơ hội để tất cả các giáo viên đều được bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Trong bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên, CBQL nên đồng hành cùng giáo viên ở các giai đoạn: xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện... sau mỗi hoạt động nên có sự rút kinh nghiệm cho giáo viên biết được khâu nào đã làm tốt, khâu nào chưa tốt? giải pháp khắc phục là gì? Qua các hoạt động đó CBQL sẽ đánh giá được giáo viên cần bồi dưỡng các nội dung, kĩ năng nào cho phù hợp để đề ra phương hướng hoạt động tiếp theo. Nếu CBQL không tích cực dễ dẫn đến làm qua loa đại khái, hình thức dễ dẫn đến khoán trắng cho cấp dưới.

Ngoài ra, sự đánh giá đúng, động viên ghi nhận kịp thời của CBQL đối với những cố gắng của giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng. Người dạy sẽ có thêm động lực tích cực hơn trong việc bồi dưỡng năng lực của mình khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

CBQL cũng là người tạo ra chiếc cầu nối, kết nối giáo viên trong địa bàn huyện, tỉnh để cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau thông qua các diễn đàn, hội nghị, tọa đàm... Qua đó CBQL sẽ có cái nhìn toàn diện hơn để tiếp tục bồi dưỡng năng lực giáo viên trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

* Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho công tác bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Để thực hiện tốt nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức HĐTN mỗi nhà trường cần có một cơ sở vật chất đầy đủ như: Phòng học chức năng, sân chơi, sân khấu, bãi tập, công cụ hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm... Nếu các trường THCS được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022