Cấu Trúc Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs


* Vai trò:

Hoạt động trải nghiệm có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của HS, củng cố kết quả hoạt động dạy học trên lớp, biến tri thức thành kĩ năng. Thông qua các hoạt động cụ thể, HS có dịp để đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức đã học, bổ sung, cập nhật thông tin nhằm biến tri thức đó trở thành tài sản của chính mình. HĐTN với nhiều nội dung hấp dẫn, kiến thức thích hợp có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc.


THCS

1.3.2. Đăc

điểm hoc

sinh và nhu cầu tham gia HĐTN của hoc

sinh

* Đặc điểm phát triển thể chất

Theo tài liệu tập huấn : “ Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trường học” thì học sinh THCS (11 đến 15 tuổi) có một vị trí đặc biệt của thời niên thiếu được xác định bởi sự chuyển tiếp từ một kiểu quan hệ giữa người lớn và trẻ con đặc trưng cho tuổi thơ sang một kiểu mới về chất, đặc thù với sự giao tiếp của những người lớn. Ở giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: Phát triển thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội. Cơ thể của các em đang dần đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Ở thời kì lứa tuổi này quá trình phát triển thể chất đã hoàn thành về căn bản, các cơ quan, các bộ phận của cơ thể cũng như các chức năng của nó dần dần trở nên cân đối hoàn thiện.

* Đặc điểm phát triển trí tuệ

Trong tài liệu tập huấn : “ Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trường học” ( 2015) thì lứa tuổi HS THCS là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Do cơ thể các em cơ bản đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Ở HS THCS tính chủ định được tăng


cường và phát triển mạnh ở tất cả các giai đoạn của quá trình nhận thức. Đồng thời cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng dần được nâng cao.

Cảm giác và tri giác ở các em đã phát triển hơn gần tới ngưỡng cửa của người lớn. Khả năng tri giác không gian và thời gian đã tốt hơn, các em đã ít mắc sai lầm trong việc tri giác không gian và thời gian hơn so với các em học sinh tiểu học. Khả năng quan sát mọi phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, tri giác không chủ định vẫn phát triển nên các em dễ bị lôi cuốn bởi ấn tượng bên ngoài, dễ bị hấp dẫn bởi cái mới, cái lạ.

Trí nhớ của HS THCS bắt đầu phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ có ý nghĩa đã tăng lên một cách rõ rệt và ngày càng chiếm ưu thế. Nhưng ở một số em cách thức ghi nhớ còn chung chung, cũng có khi các em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài củ. Tuy vậy, do các ấn tượng, những rung động mạnh mẽ dẫn đến sự chú ý không bền vững vẫn còn có ở HS THCS, mặc dù không phải là nhiều.

Tư duy của HS THCS phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và chứng minh, lý giải một cách logic chặt chẽ. Tuy nhiên, ở thiếu niên cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thành một cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sự kiện trong sách, phim, bạn bè xấu ...Do vậy, các em có thể có những ngộ nhận hoặc phiến diện, không chính xác một số khái niệm đạo đức... Vì thế, trong giáo dục giúp các em hiểu được khái niệm đạo đức một cách chính xác....và tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức đúng đắn .

* Sự phát triển của tự ý thức

Trong tài liệu tập huấn : “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trường học” ( 2015) thì sự phát triển của tự ý thứ đó là sự tự đánh giá và so sánh phẩm chất nhân cách bản thân mình với


người khác. Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THCS, nó có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Sự tự ý thức của HS THCS được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều đó khiến cho các em hình thành đời sống tâm lí, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.

Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà các em còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Phạm vi của tự ý thức cũng được mở rộng, các phẩm chất bên trong của các em đã được chú trọng hơn các phẩm chất bên ngoài. Các em không chỉ đánh giá được những cử chỉ hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, mà biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách. Lứa tuổi chuyển giao sang người lớn không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc hơn và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của chính mình và của người khác. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ở các em cũng có thể sai lầm trong sự tự đánh giá. Do sự phát triển về mặt thể chất và sự tự ý thức phát triển nên ý thức làm người lớn ở các em có sự thay đổi đặc biệt và mang tính độc đáo riêng. Ý thức làm người lớn thể hiện ở nhu cầu tự khẳng định mình. Các em có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, các em tìm mọi cách để cho mọi người khác phải quan tâm chú ý đến mình hoặc làm một điều gì đó để mình nổi bật trong nhóm đôi khi mang tính chất phô trương, hình thức.

Nhìn chung học sinh THCS có thể tự đánh giá bản thân mình một cách sâu sắc nhưng đôi khi sự tự đánh giá của các em vẫn chưa đúng đắn. Do vậy, các em vẫn cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn. Một mặt, người lớn phải chú ý lắng nghe ý kiến của các em, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình, nhằm giúp cho sự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh được những lệch lạc phiến diện trong tự đánh


giá. Vì vậy, HĐTN là một hoạt động không thể thiếu đối với các trường phổ thông nói chung và các trường THCS hiện nay nhằm hình thành ở học sinh lối sống tích cực, biết hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân và tích cực tham gia các hoạt động xã hội .

1.3.3. Mục tiêu và nguyên tắc tổ chứ c HĐTN

1.3.3.1. Muc

tiêu của hoat

đôn

g trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. Đồng thời góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần cũng cố các năng lực chuyên môn: ngôn ngữ, tính toán, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội. Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS có các mục tiêu cụ thể sau:

* Mục tiêu kiến thức:

HĐTN giúp học sinh nâng cao nhận thức được tinh thần trách nhiệm cá nhân trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh; hình thành các giá trị của cá nhân; tham gia tích cực các hoạt động lao động, biết cách tham gia và cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết cách tham gia và cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết tổ chức công việc khoa học; hình thành hứng thú đối với một số lĩnh vực nghề nghiệp và có ý thức rèn luyện một số phẩm chất cần có của người lao động tương lai.

* Mục tiêu kỹ năng:

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh củng cố các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện ở cấp tiều học, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng


lực cơ bản như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện bản thân, năng lực hợp tác, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động…

* Mục tiêu về thái độ:

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; biết đấu tranh với những biểu hiện sai trái của người khác và của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ và đánh giá đúng đắn cái đẹp trong cuộc sống…

1.3.3.2. Nguyên tắc tổ chứ c HĐTN

Bất cứ một trường học, tổ chức hay tập thể nào muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. HĐTN cũng không là ngoại lệ, nó có những nguyên tắc mà người làm công tác giáo dục muốn thu được kết quả như mong muốn cần phải tuân theo.

Vậy, nguyên tắc tổ chức HĐTN là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho HĐTN nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định.

Theo Tài liệu tập huấn kỷ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học ( 2015) . Hệ thống các nguyên tắc bao gồm:

- Đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính giáo dục.

- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Đảm bảo tính tập thể.

- Đảm bảo tính đa dạng, phong phú.

- Đảm bảo tính hiệu quả.

Trên đây là những nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm và mỗi nguyên tắc là một phần đóng góp vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện nhân cách HS. Vì lẽ đó mà muốn đạt được hiệu quả mĩ mãn trong hoạt động trải nghiệm, nhà giáo dục cần phải biết tuân thủ, kết hợp khéo léo, tinh tế, đồng bộ và nhịp nhàng các nguyên tắc trên.


1.3.4. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTN

Chương trình hoạt động trải nghiệm là một chương trình giáo dục nhằm khép kín thời gian và không gian giáo dục học sinh. Đây là một phần rất quan trọng trong kế hoạch giáo dục của trường THCS được thể hiện thành một chương trình cụ thể. Nội dung giáo dục trong HĐTN là sự tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như : giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất của người lao động.....

1.3.4.1. Nội dung chương trình HĐTN

Chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung chương trình được thiết kế thành các nhiệm vụ khác nhau: nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ tập thể đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kỹ năng, động cơ, ý chí và các kinh nghiệm đã có để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời kiến tạo nên kinh nghiệm mới, nhận thức mới, kỹ năng mới và rèn luyện phẩm chất nhân cách cho chính mình. Chương trình hoạt động trải nghiệm được tổ chức thông qua 4 nhóm nội dung hoạt động chính là: Hoạt động hướng vào bản thân; hoạt động lao động; hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Mỗi chủ đề hoạt động phản ảnh một nội dung giáo dục cần phải có đối với học sinh THCS. Với thời lượng có 105 tiết/ năm học và 3 tiết/tuần dành cho hoạt động trải nghiệm - tùy theo điều kiện thực tế và đặc điểm tình hình của từng địa phương, từng nhà trường để có thể tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp, có hiệu quả. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ


thông - Hoạt động trải nghiệm, ngày 19 tháng 1 năm 2018 thì cấu trúc vi mô của chương trình HĐTN trường THCS như sau [tr.12 -14]

Bảng 1.3. Cấu trúc chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THCS


Lĩnh vực hoạt động trải nghiệm

Nội dung hoạt động


1.Hoạt động hướng vào bản thân

Hoạt động tìm hiểu/ khám phá bản thân

Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen; tính tuân

thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó

Hoạt động phát triển các mối quan hệ trong gia đình,

nhà trường và xã hội


2. Hoạt động lao động

Lao động ở nhà

Lao động ở trường

Lao động ở địa phương


3. Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng

Hoạt động giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức

Hoạt động giáo dục văn hoá, hữu nghị và hợp tác

Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hoá -

lịch sử của địa phương và đất nước

Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo

dục các vấn đề xã hội


4. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp

Hoạt động đánh giá và rèn luyện năng lực và phẩm

chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề

Hoạt động tìm hiểu các nhóm tri thức khoa học liên quan đến nghề nghiệp, hoạt động tìm hiểu hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của

Trung ương và địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 4


1.3.4.2. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm :

* Hoạt động câu lạc bộ: là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu........ dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh và thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động này tạo cơ hội để học sinh được chia sẽ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. Đồng thời câu lạc bộ còn là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập; quyền được vui chơi giải trí .... Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của các em.

* Tổ chức trò chơi: là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Với nhiều hình thức như trò chơi học tập; trò chơi vận động; trò chơi khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập; trò chơi mô phỏng game truyền hình ...... Nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho các em học sinh tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính tích cực sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các học sinh và giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán.

* Tổ chức diễn đàn: Là hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Chủ đề của diễn đàn được xây dựng dựa trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu và mong muốn của các em về nhà trường, thầy cô, bố mẹ hoặc là mối quan hệ giữa các bạn học sinh trong lớp....

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí