Thực Trạng Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang

Bảng 2.4. Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban, tốt nghiệp


Năm học

Tỷ lệ HS

bỏ học (%)

Tỷ lệ HS

lưu ban (%)

Tỷ lệ HS

tốt nghiệp (%)

2015-2016

19 -0,1%

60 - 0,4%

100%

2016-2017

16 -0,1%

52 - 0,3%

100%

2017-2018

6 - 0,03%

64 - 0,4%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguồn: Trường phổ thông DTNT THCS & PTTH Bắc Quang

- Cơ sở vật chất được quan tâm, đầu tư khá đồng bộ từ phòng họp bộ môn, phòng thư viện, nhà đa năng, khu nhà ăn,…

Về phòng học: nhà trường có đầy đủ các phòng học, đảm bảo tất cả các lớp học 01 ca/ngày(buổi sáng học chính khóa; buổi chiều học buổi 2).

- Về nhà lưu trú cho học sinh: Nhà trường đã tổ chức sủa chữa nhà lưu trú cho học sinh nam, đến thời điểm hiên tại cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phòng lưu trú cho các em học sinh.

Hệ thống vườn rau, sân chơi, bãi tập, khu ký túc xá được xây dựng liên hoàn đủ phục vụ cho 100 cán bộ, GV và 600 học sinh hoạt động học tập, vui chơi, tăng gia sản xuất.

- Về thiết bị dạy học: Nhà trường đã được đầu tư, trang cấp từ các năm trước.

Tuy nhiên chưa đầy đủ và nhiều thiết bị đã cũ, hư hỏng.

Về đội ngũ giáo viên

- Về trình độ chuyên môn: Có 82% CB, GV trình độ đại học, 12% CB, GV trình độ thạc sĩ. Nhà trường cần có kế hoạch để cử CB, GV đi học nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Về năng lực quản lí: Các đồng chí trong Ban giám hiệu đều có năng lực quản lí tốt, năng động, sáng tạo, luôn có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lí.

- Chất lượng giảng dạy, của cán bộ giáo viên, công nhân viên:

Chất lượng giảng dạy được đánh giá thực chất kết quả có nâng lên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao chưa tương xứng với sự đầu tư của nhà trường. Nguyên nhân do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp. Nhà trường đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, phát huy tác dụng của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên. Chỉ đạo và quản lí chặt

chẽ việc thực hiện chương trình, việc thực hiện quy chế chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực hóa, hiện đại hóa với yêu cầu nhẹ nhàng, tự nhiên, hứng thú, phát huy tính chủ động ở học sinh để dạy các em làm người, tránh biểu hiện hình thức đối phó trong giảng dạy. Ngoài ra, còn khuyến khích giáo viên sử dụng Internet để tra cứu thông tin, ứng dụng vào công tác giảng dạy. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Tổ chức cho giáo viên dự thi thiết kế bài giảng trên máy vi tính.

- Các hoạt động của nhà trường:

Là đơn vị trường học thuộc hệ thống trường chuyên biệt với nhiệm vụ đào tạo nguồn để đào tạo cán bộ người dân tộc phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của địa phương. Sau 25 năm thành lập và phát triển nhà trường đã tập trung và làm tốt khâu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh, tạo môi trường giáo dục toàn diện để các em có thể chuyên tâm vào việc rèn luyện, học tập, tham gia các hoạt động ngoài giời lên lớp, tham gia công tác xã hội, tham gia chương trình trải nghiệm,…

Kết quả của sự cố gắng không ngừng đó là nhiều cá nhân, tập thể giáo viên, học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn tỉnh Hà Giang và các ban, ngành, đoàn thể tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì thành tích công tác, giáo dục, giản dạy, học tập và rèn luyện.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường PT DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động trải nghiệm ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang.

- Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang.

- Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát 04 đồng chí trong BGH nhà trường và 46 CBGV.

- Khảo sát 300 học sinh khối THPT của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp để thu thập các thông tin cần thiết về các vấn đề cần nghiên cứu.

Phương pháp điều tra viết: xây dựng các phiếu điều tra để thu thập các ý kiến đánh giá từ các đối tượng cần khảo sát (CBQL các sở GDĐT, CBQL các trường THPT, giáo viên dân tộc nội trú THCS & THPT tại tại huyện Bắc Quang, Hà Giang).

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các giảng viên, chuyên gia, CBQL giáo dục và giáo viên về các vấn đề thực tiễn liên quan.

Phương pháp chuyên gia: trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, góp ý các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2.1.4. Cách thức đánh giá

- Các tiêu chi đánh giá được lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc 3-2-1:

Thực hiện thường xuyên, tác dụng nhiều, ảnh hưởng nhiều: 3 điểm Bình thường, tác dụng ít, ít ảnh hưởng: 2 điểm

Chưa thực hiện, không tác dụng, không ảnh hưởng: 1 điểm

- Thang đánh giá:

Mức 1 (thường xuyên, tác dụng nhiều, ảnh hưởng nhiều): = 2,5 - 3,0 Mức 2 (thực hiện bình thường, tác dụng ít, ít ảnh hưởng): = 1,5 - 2,49 Mức 3 (thực hiện chưa tốt, tác dụng ít, không ảnh hưởng): < 1,5

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động trải nghiệm ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

* Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL và GV về hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang.

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về vai trò của hoạt động trải nghiệm, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1

(phụ lục 1) về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, và thu được kết quả sau đây: Có 26 CBQL, (52%) được hỏi cho rằng quan trọng, còn 24 CBQL, GV (48%) cho rằng HĐTN cũng bình thường như các hoạt động khác trong nhà trường và không có ai cho là không quan trọng. Kết quả này cho thấy CBGV các nhà trường đã có nhận thức tương đối tích cực về tầm quan trọng của HĐTN trong nhà trường và HĐTN đã có vị trí nhất định trong hoạt hoạt động giáo dục của nhà trường.

Để tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông, chúng tôi khảo sát CBQL, GV ở câu hỏi 3 (phụ lục 1). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, vai trò của các HĐTN trong nhà trường phổ thông

Tác dụng của HĐTN

Tác dụng nhiều

Tác dụng ít

Không có tác dụng

ĐTB

Thứ

bậc

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Giúp HS phát huy khả năng hoạt động độc lập và tư duy sáng tạo trong học

tập và cuộc sống


30


1.80


20


0.8


0


0.0


2.60


1

2. Giúp HS tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông qua hoạt động

trải nghiệm


33


1.98


12


0.5


5


0.1


2.56


2

3. Giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp

không có điều kiện tìm ra


27


1.62


22


0.9


1


0.0


2.52


3

4. Giúp HS nắm vững, mở rộng và hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức đã học

trên lớp


26


1.56


22


0.9


2


0.0


2.48


4

5. Rèn luyện kỹ năng học tập, làm việc độc lập, rèn luyện bản thân phát triển

toàn diện


28


1.68


18


0.7


4


0.1


2.47


5

6. HĐTN là cơ hội để giải trí

20

1.20

30

1.2

0

0.0

2.40

6

Điểm trung bình

2.51


Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, vai trò của các HĐTN trong nhà trường phổ thông cho thấy, CBQL, GV đánh giá HĐTN đem lại nhiều tác dụng cho HS, thể hiện ở điểm trung bình chung của các nội dung là 2.51 điểm. Trong đó 3/6 tác dụng được đánh giá đem lại tác dụng nhiều là “Giúp HS tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông qua hoạt động trải nghiệm” (2.56 điểm); “Giúp HS phát huy khả năng hoạt động độc lập và tư duy sáng tạo trong học tập và cuộc sống” (2.60 điểm); “Giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp không có điều kiện tìm ra” (2.52 điểm). Chúng tôi quan sát về các hình thức tổ chức hoạt động chiến dịch, nhận thấy HS thực hiện rất hiệu quả. HS hào hứng tham gia các hoạt động như làm sạch môi trường xung quanh trường học, quan sát hoạt động nhân đạo như thăm các gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… qua đó giúp HS tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác. Chúng tôi quan sát hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh và câu lạc bộ toán trong các trường, GV tổ chức hoạt động câu lạc bộ với hình thức vừa học vừa chơi, có đồ dùng dạy học do GV tự làm, đa số HS rất hào hứng tham gia, qua đó giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp không có điều kiện tìm ra.

Phỏng vấn giáo viên H.S.N, chúng tôi được cô cho biết, “Năm học 2017 - 2018, trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang tổ chức cho HS giao lưu với trường phổ thông dân tộc nội trú Tuyên Quang, qua buổi giao lưu đó nhận thức của HS được nâng lên rõ rệt, thái độ của các em đối với cuộc sống tích cực hơn, các em tự tin trong quan hệ ứng xử và xử lí các mối quan hệ, kỹ năng hợp tác với thầy cô, bạn bè được nâng lên,...”.

Như vây, về ý nghĩa, vai trò của các HĐTN trong nhà trường phổ thông CBQL và GV đã nhận thức được những nội dung như Giúp HS phát huy khả năng hoạt động độc lập và tư duy sáng tạo trong học tập và cuộc sống; Giúp HS tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông qua hoạt động trải nghiệm; Giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp không có điều kiện tìm ra có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, các nội dung như Giúp HS nắm vững, mở rộng và hiểu biết sâu sắc hơn

những kiến thức đã học trên lớp; Rèn luyện kỹ năng học tập, làm việc độc lập, rèn luyện bản thân phát triển toàn diện; HĐTN là cơ hội để giải trí CBQL và GV đánh giá ở mức độ thấp hơn.

* Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về tác dụng của hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang

Chúng tôi tìm hiểu đánh giá nhận thức của học sinh về tác dụng của hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang ở câu hỏi 1 (phụ lục 3), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa,vai trò của hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang


Tác dụng của HĐTN

Tác dụng

nhiều

Tác dụng

ít

Không có

tác dụng


ĐTB

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

1. HĐTN là cơ hội để giải trí

265

2.65

30

0.2

5

0.0

2.87

1

2. Giúp HS nắm vững, mở rộng

và hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức đã học trên lớp


198


1.98


102


0.7


0


0.0


2.66


2

3. Giúp bạn tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông

qua hoạt động trải nghiệm


180


1.80


120


0.8


0


0.0


2.60


3

4. Rèn luyện kỹ năng học tập,

làm việc độc lập, rèn luyện bản thân phát triển toàn diện


176


1.76


124


0.8


0


0.0


2.59


4

5. Giúp HS phát huy khả năng

hoạt động độc lập và tư duy sáng tạo trong học tập và cuộc sống


160


1.60


140


0.9


0


0.0


2.53


5

6. Giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp không có điều

kiện tìm ra


150


1.50


150


1.0


0


0.0


2.50


6

Điểm trung bình

2.62


Kết quả khảo sát về nhận thức của học sinh về tác dụng hoạt động trải nghiệm cho thấy: Tất cả các nội dung đều được đánh giá mang lại tác dụng nhiều, cho thấy học sinh cũng đánh giá HĐTN mang lại nhiều tác dụng (2.62 điểm). Trong đó tác dụng lớn nhất mà các em đánh giá là nội dung HĐTN là cơ hội để giải trí với 2.87 điểm. Bên cạnh đó, HĐTN là cơ hội để HS nắm vững, mở rộng và hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức đã được học trên lớp (2.66 điểm); Giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp không có điều kiện tìm ra (2.60 điểm),… Đối với HS, các em đánh giá cao về vai trò, ý nghĩa của các nội dung như: HĐTN là cơ hội để giải trí; Giúp HS nắm vững, mở rộng và hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức đã học trên lớp; Giúp bạn tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo, người khác thông qua hoạt động trải nghiệm; Rèn luyện kỹ năng học tập, làm việc độc lập, rèn luyện bản thân phát triển toàn diện. Em N.N.A cho biết: “Chúng em rất thích các HĐTN, sau mỗi giờ lên lớp, trải nghiệm là cơ hội để chúng em được giải tỏa căng thẳng, chuẩn bị năng lượng để chuẩn bị tiếp thu các kiến thức mới”. Quan sát các cuộc thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,... HS rất hứng thú và tăng thêm kỹ năng giao tiếp ứng xử. Một số HS khác chia sẻ “Em cảm thấy ở đây rất vui và thú vị

để học được nhiều điều bổ ích qua hoạt động trải nghiệm”.

Các nội dung như Giúp HS phát huy khả năng hoạt động độc lập và tư duy sáng tạo trong học tập và cuộc sống; Giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống mà trên lớp không có điều kiện tìm ra HS đánh giá ở mức độ thấp hơn. Trao đổi với CBQL, chúng tôi được biết: “Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, các nguồn kinh phí hỗ trợ, các nguồn trang thiết bị hỗ trợ để hoạt động trải nghiệm còn gặp khó khăn”.

HS đánh giá cao tác dụng của các HĐTN, vấn đề đặt ra là việc tổ chức các HĐTN có thực sự thu hút được HS tham gia hay không? Để tìm hiểu về sự hứng thú của học sinh tham gia các hình thức tổ chức HĐTN, chúng tôi khảo sát ý kiến của HS ở câu hỏi 3 (phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

Hình 2 1 Thực trạng hứng thú của học sinh đối với các HĐTN Qua khảo sát cho 1

Hình 2.1. Thực trạng hứng thú của học sinh đối với các HĐTN

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các em HS các trường phổ thông DTNT THCS & THPT Bắc Quang đều thích HĐTN, đặc biệt là hình thức tham quan dã ngoại (thích nhất) có tới 81.7% các em nói rằng thích hoạt động này vì đây là dịp để các em được đi giao lưu, trải nghiệm những kiến thức đã được học thông qua trải nghiệm thực tế. Cụ thể, năm học 2017 - 2018, nhà trường tổ chức cho HS đi tham quan tại khu di tích lịch sử cách mạng Trọng Con ở xã Bắc Quang, bảo tàng tỉnh Hà Giang; trong năm 2018 tổ chức cho HS đi tham quan di tích lịch sử Đền Đô… Tuy nhiên, khi hỏi các em nắm được những kiến thức nào sau các buổi tham quan thì rất nhiều học sinh trả lời không biết nhiều đặc điểm của địa danh đó như: xuất xứ, quá trình hình thành, quy định, đặc điểm nổi bật,... Đây có thể một phần do công tác tổ chức của nhà trường, chưa triển khai tới các em về ý nghĩa của chuyến đi với mục đích là vừa tham quan vừa học tập, vì thế các em chưa chú ý tập trung ghi chép tìm hiểu.

Với hình thức tổ chức HĐTN bằng cách tổ chức trò chơi: Có 66.7% các em cho rằng hứng thú, thích tham gia. Với hình thức tổ chức các cuộc thi như các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy bao bố, đánh gậy… thì có tới 58% các em nói

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí