Quản Lí Hoạt Động Trải Nghiệm Của Hiệu Trưởng Trường Thcs


Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như : kĩ năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp ....Qua đó các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và những mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường.... tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học .

* Sân khấu tương tác : Đó là hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động của học sinh. Học sinh tự chọn ra vấn đề, các em tự xây dựng kịch bản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vỡ diễn đó để thực hiện và sẽ không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Nó có thể diễn ra trong phạm vi hẹp ( trong lớp học) hoặc rộng hơn ( phạm vi toàn trường). Nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống đồng thời tạo cơ hội cho học sinh rèn các kĩ năng : kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống ứng phó với những thay đổi của cuộc sống

* Tham quan dã ngoại : Tham quan dã ngoại là hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Với mục đích là để học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với danh lam thắng cảnh.... giúp học sinh có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Tạo cơ hội cho học sinh được giao lưu, chia sẽ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẽ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại. Các hoạt động có thể tổ


chức đó là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; các cơ sở sản xuất..... là hoạt động thu hút đông đảo học sinh tham gia bởi tính lãng mạn, mang màu sắc vui chơi của nó; là điều kiện và môi trường để các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để học sinh thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành”; “ lí luận đi đôi với thực tiển”, đồng thời là môi trường để thực hiện mục tiêu “xã hội hóa” công tác giáo dục.

* Hội thi/ cuộc thi : là hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau: Thi viết, thi vẽ, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi giải ô chử..... có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động vào các hoạt động giáo dục của nhả trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức .

* Hoạt động giao lưu: Là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Khi tổ chức hoạt động giao lưu cần phải : có đối tượng giao lưu; thu hút sự đông đảo tham gia và tự nguyện của học sinh; phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Qua đó để thỏa mản nhu cầu giao tiếp; được bày tỏ tình cảm, tiếp nhận thông tin và được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và định hướng giá trí phù hợp. Đồng thời giúp học sinh hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của các loại hình lao động nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của những con người thành đạt trong các lĩnh vực nào đó. Đặc biệt, nó còn giúp cho các em có


được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

* Hoạt động chiến dịch: Là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà tới tất cả các thành viên trong cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ để để định hướng cho các hoạt động như: chiến dịch giờ trái đất; chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu......Nhằm tăng cường sự hiểu biết và quan tâm của học sinh đối với toàn xã hội về vấn đề môi trường, giao thông, an toàn xã hội. Giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập duyệt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định. Hình thành và phát triển ý thức “ mình vì moị người, mọi người vì mình”.

* Hoạt động nhân đạo : Là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để kịp thời giúp đỡ họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động nhân đạo như: hiến máu nhân đạo; tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; chương trình “Trái tim cho em”; quyên góp ủng hộ nhân dân bảo lũ..... Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh chia sẽ những suy nghĩ, tình cảm, giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, chia sẽ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc.

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 5

* Hoạt động tình nguyện: là hoạt động mang tính tình nguyện, tự giác cao thông qua việc học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm để sẵn sàng làm việc và thực hiện hoạt động mà không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói


chung, mà không nhất thiết phải đòi hỏi quyền lợi vật chất cho bản thân. Các hoạt động tình nguyện có thể tổ chức gồm: Tham gia cứu hộ thiên tai; hoạt động bảo vệ môi trường; tham gia điều hành an toàn giao thông; tuyên truyền phổ biến pháp luật ....Qua đó tăng cường thêm tính đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hợp lực với những người xung quanh, nuôi dưỡng tinh thần tương thần tương ái, lá lành đùm lá rách.

* Lao động công ích : Là việc cá nhân đóng góp một phần công sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình. Có nhiều hình thức lao động công ích như: vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường; vệ sinh đường làng ngõ xóm; trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng…... Qua đó, giáo dục thái độ lao động cho học sinh, giáo dục tình cảm của học sinh đối với giá trị của lao động. Biết trân trọng, giữ gìn và sử dụng có hiệu quả thành quả lao động của bản thân, biết quý trọng thành quả lao động của người khác, có thái độ đúng đắn trước những hiện tượng lãng phí, biết quý trọng thiên nhiên và môi trường sống trong lành. Thông qua lao động công ích HS được rèn luyện các kĩ năng sống như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch .....

* Sinh hoạt tập thể : Là hình thức chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, giá trị.... đến học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Sinh hoạt tập thể được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi, dân vũ .... để các em được học tập một cách dễ hiểu, gần gũi, thoải mái nhất. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên mà còn giúp các em được vui chơi, thư giản sau những giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết hàn lâm ở nhà trường.

* Dự án và nghiên cứu khoa học : là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Hoạt động này giúp khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng


tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm. Mặt khác thông qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo viên được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học. Qua đó học sinh được rèn luyện cách nghĩ, cách làm việc khoa học, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tìm hiểu, quan sát thực tiễn từ đó gợi mở ý tưởng nghiên cứu sát với thực tiễn cuộc sống, học tập.

1.4. Quản lí hoạt động trải nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS

1.4.1. Vi ̣trí, nhiêm

vu,

quyền han

của Hiêu

trưởng trường THCS

- Theo quy điṇ h của Luât

giáo duc

năm 2009( Bổ sung Luật GD 2005):

Khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục quy định “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Như vậy, Hiệu trưởng là người quản lí mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất của nhà trường, là người chịu mọi trách nhiệm và có quyền quyết định mọi hoạt động của nhà trường theo khuôn khổ pháp luật quy định và theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

- Theo quy điṇ h của Điều lê ̣ nhà trườ ng: Khoản 1 Điều 19 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường.

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.


đ) Quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.

e) Quản lí HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học HS,ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS.

g) Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường.

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động trải nghiệm của Hiêu THCS

trưở ng trường

1.4.2.1. Lâp

kế hoac

h tổ chứ c hoạt động trải nghiệm

Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai, để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực, tạo hiệu quả cho hoạt động, đồng thời tạo điều kiện cho việc kiểm tra đánh giá các hoạt động của nhà trường.

Kế hoạch phải đảm bảo các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức hoạt động, thời gian và không gian, người thực hiện.

Cụ thể như sau :

Bước 1 : Xác định mục tiêu của hoạt động :


Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó .

Các mục tiêu hoạt động cần phải xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị

Bước 2 : Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động.

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần phải có để tiến hành hoạt động. Từ đó, lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng

Bước 3: Xác định thời gian và không gian; người thực hiện.

Trên cơ sở xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động. thì một yếu tố quan trọng đó là thời gian tổ chức hoạt động và địa điểm tổ chức cũng như xác định những thành phần tham gia bao gồm những ai .

Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cần phải xây dựng theo quy trình từ kế hoạch học kì, năm học đến kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và cuối cùng là kế hoạch hàng ngày.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp, quy mô trường hoặc liên trường.

Do vậy, để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường có hiệu quả và đạt chất lượng cao người Hiệu trưởng cần tiến hành theo các bước sau:


Phương pháp tổ chức hoạt động khi tiến hành cần phải đáp ứng các yêu cầu: làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có được; tạo cơ hội cho người học có kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

Thiết kế hoạt động phải đảm bảo từng học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể và tham gia trong toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động: từ khâu xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thiết kế hoạt động, đến khâu tổ chức, tham gia, điều khiển và đánh giá kết quả hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

1.4.2.3. Chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm

- Chỉ đao

thưc

hiên

chương trình HĐTN:

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hàng ngày của các khối lớp về việc thực hiện nề nếp dạy học, giáo dục, phát huy truyền thống nhà trường , xây dựng và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp ...

Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động thực hiện chủ điểm hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè. Thời lượng quy định cho hoạt động trải nghiệm là 3 tiết/tuần, trong đó 2 tiết dành cho sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, 1 tiết dành cho trải nghiệm thường xuyên theo chủ đề.

Nhà trường có thể sử dụng thời lượng dành cho chương trình địa phương, thời gian của buổi học thứ 2 trong ngày (đối với các trường học 2 buổi/ngày)... để bố trí các hoạt động trải nghiệm định kì theo chủ đề (tham quan dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt động thiện nguyện...). Các hoạt động câu lạc bộ được bố trí ngoài giờ học chính khoá.

Thời lượng có thể phân bổ theo tỉ lệ như sau: theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm, ngày 19 tháng 1 năm 2018, [tr 55]

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí