Nhận Thức Của Phụ Huynh Về Một Số Nội Dung Và Mục Đích Của Hđgdngll


“hoạt động rất quan trọng” để giáo dục HS, nên việc đầu tư thời gian, sức lực, kinh phí, cơ sở vật chất cũng như các điều kiện liên quan phục vụ cho HĐGD NGLL còn hạn chế.

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí

Qua bảng 2.5 và 2.6 chúng tôi nhận thấy: 68,4% và 73,7 % cán bộ quản lí được hỏi đều đánh giá HĐGDNGLL là một hoạt động “rất cần thiết” và “rất quan trọng”, 31,6 % và 26,3 % cán bộ quản lí khẳng định HĐGDNGLL là một hoạt động “cần thiết” và “quan trọng”, không có cán bộ quản lí nào cho rằng HĐGDNGLL không có vị trí vai trò gì đối với sự phát triển giáo dục toàn diện của HS. Điều đó chứng tỏ 100% cán bộ quản lí đều nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường.

Khi tiến hành phỏng vấn đối với 8 cán bộ quản lí về vai trò của HĐGDNGLL đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của HS và chất lượng giáo dục nhà trường kết quả là: 6/8 chiếm 75% cán bộ quản lí được hỏi đều nhận thức: tăng cường các HĐGDNGLL là biện pháp tốt để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS và giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động không lành mạnh ngoài nhà trường. Nhưng khi được hỏi hiệu quả của HĐTN đối với chất lượng giáo dục thì có 2/8 chiếm 25% cán bộ quản lí cho rằng chất lượng giáo dục chủ yếu là chất lượng học văn hóa, HĐGDNGLL chỉ là môn phụ, môn không được đánh giá, điều này cho thấy chưa đặt HĐGDNGLL vào vị trí quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Cán bộ quản lí trong hoạt động chỉ đạo chưa quan tâm nhiều tới HĐGDNGLL; hầu như giao cho Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên trong các hoạt động tập thể của nhà trường và giao cho GVCN chịu trách nhiệm về các hoạt động của từng khối, lớp.

2.3.1.2.Nhận thức của giáo viên

Nhìn vào bảng 2.5 và 2.6 chúng tôi nhận thấy: có 29,7% và 31,9 % ý kiến GV cho rằng HĐGDNGLL là hoạt động “rất cần thiết” và có vai trò “rất quan trọng”, 68,1% và 65,9% giáo viên nhận thức được HĐTN là “cần thiết” và


có vai trò “quan trọng”. Tuy nhiên, vẫn còn 2,2 % GV cho rằng HĐGDNGLL “không cần thiết” và không có vai trò gì tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học HS, điều này chứng tỏ nhận thức của một bộ phận GV chưa thực sự đúng đắn về vị trí và vai trò của HĐGDNGLL đối với sự hình thành và phát triển nhân cách HS.

Qua trao đổi, phỏng vấn 14 giáo viên: có 10 giáo viên (chiếm 71,4%) nhận thức HĐGDNGLL là hoạt động rất cần thiết vì nó có vai trò góp phần hình thành và phát triển đạo đức, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi cho HS. Qua hoạt động này giúp cho HS có tinh thần thoải mái, có tâm trạng tốt cho các môn văn hóa trên lớp. Hoạt động này nếu được tổ chức tốt sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết, là nhịp cầu nối tình cảm GV với HS, HS với HS, tạo điều kiện cho các em hiểu nhau hơn, từ đó tạo nên sự thân thiện trong tập thể học sinh trong nhà trường. Đồng thời các thầy cô cũng khẳng định đây là công việc không đơn giản đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của cả thầy và trò mà cả sự nỗ lực của các nhà quản lí cùng với sự hợp tác của các cấp chính quyền, đoàn thể, ban ngành mà thực tế hiện nay vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên vẫn còn 4/14 giáo viên (chiếm 28,4%) chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐGDNGLL và cho rằng chất lượng giáo dục của HS chủ yếu phụ thuộc vào các môn văn hóa.

2.3.1.3. Nhận thức của học sinh

Qua bảng 2.5 cho thấy có đến 97,4% số HS được hỏi đều nhận thức được vai trò “rất cần thiết” và “quan trọng” của HĐGDNGLL. Tuy nhiên, còn có 2,4% HS chưa nhận thức được sự cần thiết của HĐGDNGLL và các em cho rằng các hoạt động này làm mất thời gian, tốn nhiều công sức và chưa bổ trợ được cho các môn học văn hóa trên lớp.

Khi sử dụng câu hỏi 5 phụ lục 1 hỏi về hứng thú: Em có thích tham gia HĐGDNGLL không ? Đã có 43,3% trả lời “rất thích”, 56,7 % trả lời là “thích”, không có HS đưa ra ý kiến “không thích”. Điều đó chứng tỏ các em rất có hứng thú đối với HĐGDNGLL.


Tuy nhiên, qua phỏng vấn HS với câu hỏi: Tại sao em thích HĐNGLL ?

Đã có 63% số HS cho rằng: thông qua các HĐGDNGLL giúp các em có được những giây phút thư giãn, tạo được cảm giác thoải mái, giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập. Từ đó giúp cho việc tiếp thu kiến thức trong các giờ học trở nên dễ dàng hơn, mở rộng sự hiểu biết của mình về các lĩnh vực của đời sống xã hội, rèn luyện kĩ năng sống, hình thành các chuẩn mực đạo đức. Có 34,6% HS được hỏi cho rằng: thích tham gia HĐGDNGLL vì môn học này không phải học tập vất vả, thích tham gia vì có nhiều hoạt động như văn nghệ, tình nguyện

.......Chứng tỏ có một bộ phận không nhỏ HS nhìn nhận một cách không đúng đắn về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL vì tâm lí ngại học các môn văn hóa.

Khi sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1) hỏi về các loại hình HĐGDNGLL mà các em thích với 405 học sinh chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ yêu thích HĐGDNGLL của HS


TT

Các loại hình hoạt động

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp

241

59,5

2

Các hoạt động văn nghệ, TDTT

349

86,2

3

Sinh hoạt câu lạc bộ

122

30,1

4

Các buổi sinh hoạt Đội

102

25,2

5

Lao động vệ sinh, lao động công ích

217

53,6

6

Hoạt động nhân đạo, từ thiện.

234

57,8

7

Các Hội thi ở trường, ở lớp

224

55,3

8

Tham quan, dã ngoại, cắm trại

388

95,8

9

Thảo luận hoặc nghe báo cáo chuyên đề

107

26,4

10

Hoạt động ngoại khóa

244

60,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 8


Qua số liệu trên phản ánh đúng thực tế hiện nay, các em thích những loại hình hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh phù hợp với tâm lý hoạt động của tuổi trẻ.


Các em được thay đổi không khí sau những giờ học căng thẳng, thoải mái phát huy tinh thần tập thể. Các hoạt động thi về kiến thức, trí tuệ khi HS tham gia đòi hỏi có một năng lực nhất định thì không phải em nào cũng thích thú. Vì thế những HS có tầm hiểu biết chưa cao, nhận thức về các môn học chưa tốt, tâm lí ngại học khiến các em thích được tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và du lịch là điều dễ hiểu.

2.3.1.4. Nhận thức của phụ huynh học sinh

Qua bảng 2.5 cho thấy có 45% phụ huynh đánh giá ở mức độ “rất cần thiết”, có 43% phụ huynh đánh giá ở mức độ “cần thiết”. Như vậy, phần lớn các bậc phụ huynh đã nhận thức được sự cần thiết của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách HS. Tuy nhiên, vẫn còn 12% phụ huynh chưa nhận thức được sự cần thiết của nó.

Để đánh giá một cách đầy đủ hơn chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 4 phụ lục 2 với 50 phụ huynh học sinh để tìm hiểu về vấn đề này:

Bảng 2.8. Nhận thức của phụ huynh về một số nội dung và mục đích của HĐGDNGLL


TT


Nội dung và mục đích của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Mức độ nhận thức

RQT

QT

KQT

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hoạt động chính trị - xã hội, đạo đưc, pháp luật:

nhằm giáo dục lý tưởng sống và hành động theo lý tưởng tiên tiến của xã hội.


50


100


0


0


0


0


2

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sân chơi trí tuệ nhằm: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tìm

tòi, khám phá những tri thức khoa học mới.


50


100


0


0


0


0


3

Hoạt động lao động công ích xã hội: nhằm giáo

dục HS nhận thức rõ về giá trị lao động, có thái độ đúng đắn đối với người lao động và thành quả


50


100


0


0


0


0



lao động.








4

Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Nhằm bồi dưỡng về đời sống tinh thần, biết thưởng thức cái đẹp, yêu cái đẹp, có ý thức phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc.


50


100


0


0


0


0


5

Tổ chức các trò chơi dân gian: giúp các em biết chơi các trò chơi truyền thống,lành mạnh

,từ đó các em có ý thức giữ gìn và phát huy giá

trị truyền thống.


50


100


0


0


0


0

6

Tổ chức thi đấu, giao lưu TDTT: nhằm giúp các

em có cơ thể khỏe mạnh, phát hiện nhân tài.

50

100

0

0

0

0

7

Bảo vệ môi trường: Giáo dục các em có ý thức

giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.

50

100

0

0

0

0

8

Tổ chức giao lưu kết nghĩa: Thắt chặt tình đoàn

kết ban bè, tạo thêm sự thân thiện

50

100

0

0

0

0


9

Tổ chức tham quan du lịch, dã ngoại cắm trại

: Nhằm hướng các em về nguồn, có tầm nhìn thực tế, gắn lý thuyết với thực tiễn


50


100


0


0


0


0


Ghi chú: RQT: Rất quan trọng; QT: Quan trọng; KQT: Không quan trọng


Kết quả bảng 2.8 cho thấy 100% số phụ huynh được hỏi đều đánh giá vị trí, vai trò của các nội dung HĐGDNGLL rất quan trọng đối với các em. Tuy nhiên, khi đối chiếu với bảng 2.5 nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết của HĐGDNGLL là hoàn toàn không trùng khớp. Điều đó chứng tỏ sự nhìn nhận, đánh giá về HĐGDNGLL của các bậc phụ huynh là không chính xác, thậm chí họ không hiểu được HĐGDNGLL là gì ? Có nội dung và hình thức như thế nào

?…. . Điều đó thể hiện việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL là chưa chặt chẽ, công tác tuyên truyền về hoạt động


này còn nhiều hạn chế.

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2.3.2.1. Thưc

hiên

nội dung chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS là chương trình quy định rõ về mức độ thực hiện các chủ đề (mỗi tháng một chủ đề) nên chúng tôi không đi sâu tìm hiểu về mức độ thực hiện các chủ đề mà chỉ tập trung tìm hiểu về việc thực hiện nội dung các chủ đề có theo đúng quy định hay không. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã tiến hành điều tra 19 CBQL và 91 GV với câu hỏi 2 ( phụ lục 3,4) kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc thực hiện nội dung chương trình HĐGDNGLL



Các chủ đề

Nội dung

Không đúng

quy định

Đúng quy định

SL

%

SL

%

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH -

HĐH đất nước

19

17

91

83

Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình

17

15

93

85

Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư

trọng đạo

0

0

110

100

Thanh niên với sự nghiệp xây dựng , bảo vệ Tổ quốc

25

22

85

78

Thanh niên với sự giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

0

0

110

100

Thanh niên với lý tưởng cách mạng

30

27

80

73

Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

0

0

110

100

Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

0

0

110

100

Thanh niên với Bác Hồ

18

16

92

84

Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

50

45

60

55


Qua bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy:

* Về nội dung: phần lớn nội dung các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định. Trong đó các hoạt động: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên với vấn đề lập nghiệp, thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác được thực hiện theo đúng quy định 100%. Các hoạt động còn lại được thực hiện chưa thật theo quy định, đặc biệt là các : Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng 45%, Thanh niên với lý tưởng cách mạng 27%; Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 22%.....

Khi tiến hành trao đổi, phỏng vấn 3 cán bộ quản lí với câu hỏi: Tại sao ở trường thầy (cô) một số nội dung HĐGDNGLL được thực hiện không đúng theo quy định ? Chúng tôi đã thu được một số ý kiến trả lời tương tự nhau: Các chủ đề được thực hiện trong tháng 9, 10 do mới vào đầu năm học, nhà trường chưa ổn định nên việc thực hiện các HĐGDNGLL còn gặp nhiều khó khăn; các chủ đề được thực hiện trong tháng 1, 2 và tháng 5 là giai đoạn ôn và thi học kì của học sinh nên việc lựa chọn thời gian cho các hoạt động cũng gặp không ít khó khăn. Riêng chủ đề: mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, các cán bộ quản lí đều cho rằng: đây là hoạt động trong thời gian nghỉ hè nên các hoạt động này chủ yếu giao cho Đoàn trường đảm nhiệm. Ngoài ra có một số ý kiến cho rằng: việc tổ chức một số chủ đề của HĐGDNGLL chưa theo quy định là do điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, thời tiết… không thuận lợi.

Qua đó cho thấy, việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Mà nguyên nhân chính là do nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên vẫn xem đây là môn phụ, môn không được đánh giá nên vấn đề đầu tư thời gian cũng như công sức cho hoạt


động này chưa được nhiều. Ngoài ra, nhiều hoạt động không được tổ chức theo đúng quy đinh là do năng lực tổ chức của giáo viên và thiếu các điều kiện cần thiết khi tổ chức thực hiện các hoạt động.

2.3.2.2. Hình thức tổ chứ c hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hình thức tổ chức HĐGDNGLL có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút học sinh tham gia. Căn cứ vào nội dung chương trình do Bộ GD& ĐT ban hành và các hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và đào tạo Lệ Thủy cùng với tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng đơn vị để nhà trường có thể xây dựng kế hoạch và lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện hiện có.

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát 18 CBQL, 62 GV và 405 HS, với câu hỏi 4 (phụ lục 1), câu hỏi 3 (phụ lục 3,4) kết quả thu được :

Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL



TT


Hình thức tổ chức HĐGDHĐNGLL

Kết quả đánh giá

Cán bộ

quản lý

Giáo viên

Học

sinh

SL

%

SL

%

SL

%

1

Các hoạt động văn nghệ, TDTT

8

44,4

21

33,9

168

29,1

2

Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp

15

83,3

46

74,2

162

39,9

3

Tham quan, dã ngoại, cắm trại

4

22,2

5

8,0

132

32,5

4

Thảo luận hoặc nghe báo cáo chuyên đề

9

50,0

20

32,3

275

67,9

5

Lao động vệ sinh, lao động công ích

2

27,8

2

3,2

137

33,7

6

Các Hội thi ở trường, ở lớp.

11

61,1

12

19,4

285

70,3

7

Hoạt động ngoại khóa

14

77,7

33

56,8

308

75,9

8

Sinh hoạt câu lạc bộ

14

77,7

14

22,5

138

33,9

9

Các buổi sinh hoạt Đoàn.

18

100

46

74,2

225

55,4

10

Hoạt động nhân đạo, từ thiện.

13

72,2

44

71,0

302

74,6

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí