Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất, Tài Chính Phục Vụ Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp


Qua bảng 2.10 cho thấy hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cũng khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên qua bảng tổng hợp chúng tôi nhận thấy: các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; hoạt động lao động vệ sinh, lao động công ích; chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp; hoạt động nhân đạo, từ thiện thường được các trường tổ chức nhiều nhất. Vì các hoạt động này diễn ra hàng ngày trong nhà trường nên dễ dàng thực hiện, ít tốn kinh phí và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều biến động phức tạp, các tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập vào học đường, tình hình tai nạn giao thông phát triển mạnh…Vì vậy, nhà trường thường sử dụng các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp các buổi ngoại khóa và đặc biệt là mời lực lượng công an tham gia trao đổi, nói chuyện để để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục HS. một cách thường xuyên và liên tục.

Hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh và trở thành một hoạt động được tổ chức thường xuyên trong các trường học hiện nay. Vào đầu năm học Sở GD&ĐT Quảng Bình, Phòng giáo dục và đào tạo Lệ Thủy đã có các công văn chỉ đạo và phát động phong trào “Ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học”, “ chung tay giúp đỡ bạn nghèo”; hoạt động quyên góp ủng hộ các đồng bào lũ lụt, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn …Qua đó giáo dục cho HS tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, viết tiếp truyền thống thương người như thể thương thâncủa ông cha ta.

Trong các hoạt động trên thì hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận …của các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ít được quan tâm tổ chức. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, đa số các trường đều học hai ca nên thời gian để tổ chức các hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra năng lực của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Chẳng hạn, khi tổ hoạt động câu lạc bộ thì đỏi hỏi cần phải có những HS là thủ lĩnh giỏi, có năng


lực tổ chức và thực sự yêu thích với câu lạc bộ đó. Câu lạc bộ muốn tồn tại và phát triển thì phải có kế hoạch hành động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của HS. Mặt khác, để phát triển các câu lạc bộ trong HS cần phải có được sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo.

2.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Cơ sở vật chất, tài chính là điều kiện không thể thiếu để góp phần thành công trong tổ chức các HĐGDNGLL ở các trường THCS. Qua tìm hiểu thì hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các HĐGDNGLL như : Sân bóng chuyền, bóng đá, một số dụng cụ thi đấu thể dục thể thao; các thiết bị công nghệ thông tin như: loa máy, đầu đĩa CD, đầu Projerter, màn hình lớn…

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành khảo sát về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ HĐGDNGLL qua các câu hỏi 5,6 (phụ lục 3) và câu hỏi 4,5 (phụ lục 4) với 17 CBQL và 63 GV, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL


TT

Cơ sở vật chất

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

Rất đầy đủ

0

0

2

Đầy đủ

26

32,5

3

Còn thiếu

54

67,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 9

Qua số liệu thống kê ở bảng 2.11 cho chúng ta thấy có đến 67,5 % ý kiến cho rằng cơ sở vật chất “còn thiếu”, chỉ có 32,5% ý kiến cho là “đầy đủ”, không có ý kiến nào đưa ra “rất đầy đủ”. Điều đó chứng tỏ cơ sở vật chất ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng trong giai đoạn hiện nay.


Khi khảo sát về tài chính và các nguồn kinh phí phục vụ cho HĐGDNGLL chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Bảng tổng hợp các nguồn kinh phí phục vụ HĐGDNGLL


TT

Các nguồn kinh phí

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

Từ ngân sách nhà nước

57

71,3

2

Từ quỹ hội cha mẹ HS

31

38,7

3

Từ quỹ Đội TNTP Hồ Chí Minh

75

93,8

4

Từ các nguồn kinh phí khác

28

35,0


Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy nguồn kinh phí để tổ chức các HĐGDNGLL chủ yếu lấy từ quỹ Đội thiếu niên TNTP Hồ Chí Minh (93,8%) ý kiến và từ ngân sách nhà nước (71,3 %) ý kiến, còn các nguồn như quỹ hội cha mẹ HS và các nguồn kinh phí khác chiếm tỉ lệ thấp. Điều đó chứng tỏ hiệu trưởng chưa có sự năng động, linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trường để phục vụ cho công tác tổ chức HĐGDNGLL trong khi nguồn kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, của Đội thiếu niên TNTP Hồ Chí Minh còn rất hạn hẹp.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.4.1. Thực trạng về đánh giá hiệu quả xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả quản lí xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, trò chuyện và khảo sát qua câu hỏi 8 (phụ lục 1), câu hỏi 11 (phụ lục 3) và câu hỏi 8 (phụ lục 4) với 19 CBQL, 62 GV và 405 HS, kết quả thu được qua bảng 2.13


Bảng 2.13: Đánh giá về hiệu quả xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL


Đối tượng điều tra

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

Cán bộ quản lí (19)

15

78,9

4

21,1

0

0

Giáo viên ( 62)

15

24,2

27

43,5

20

32,3

Học sinh (405)

114

28,1

242

59,8

49

12,1

Tổng cộng ( 486)

144

29,6

273

56,2

69

14,2


Qua bảng 2.13 cho thấy: cán bộ quản lí, GV và HS đánh giá khá cao về hiệu quả quản lí HĐGDNGLL.Trong đó, cán bộ quản lí đánh giá 100% là “hiệu quả” và “rất hiệu quả”; GV: 67,7%; HS: 87,9%. Tuy nhiên, vẫn còn 35,5% là giáo viên và 12,1 % là học sinh đánh giá “không hiệu quả”. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của giáo dục phổ thông. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra để đánh giá đúng HĐGDNGLL của trường mình quản lí, từ đó có những điều chỉnh và những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của HĐGDNGLL.

2.4.2. Thực trạng việc tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp

Để tổ chức tốt HĐGDNGLL đối với HS THCS thì có sự đóng góp

không nhỏ của bộ máy tổ chức đó là những người trực tiếp tham gia trong ban chỉ đạo và GVCN lớp thực hiện, mà cần phải có sự phối kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các HĐGDNGLL có hiệu quả .

Qua thăm dò ý kiến của 18 CBQL và 62 GV về việc phối kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và đại diện hội cha mẹ học sinh để thực


hiện HĐGDNGLL, chúng tôi đã thu được kết quả qua bảng 2.14.

Bảng 2.14. Tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp



TT

Bộ máy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Rất đảm bảo

Đảm bảo

Chưa đàm

bảo

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

1

Cán bộ quản lý

49

61,2

23

28,8

8

10

2

Hội cha mẹ học sinh

10

12,5

15

18,8

55

68,7

3

Bí thư chi đoàn

15

18,8

57

71,2

8

10

4

Giáo viên chủ nhiệm

16

20

50

61,2

14

18,8

5

Giáo viên Tổng phụ trách

10

12,5

0

0

70

87,5

6

Tổ trưởng tổ chủ nhiệm

6

7,5

19

23,4

55

69,1

7

Giáo viên bộ môn

8

10

37

46,3

35

43,7

8

Tổ chức công Đoàn

46

57,5

24

30,0

10

12,5

9

Hội khuyến học

10

12,5

10

12,5

60

75,0


Có thể thấy rằng, các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong quá trình xây dưng bộ máy để tổ chức các HĐGDNGLL khá phù hợp .

Từ kết quả thống kê ở bảng 2.14 cho thấy: việc xây dựng bộ máy để tổ chức HĐGDNGLL cho HS là khá đảm bảo, cụ thể: cán bộ quản lý, bí thư chi đoàn có 90,0% ý kiến cho rằng là đám bảo và rất đảm bảo; với tổ chức công Đoàn là 87,5, với GVCN là 81,2%...... Tuy nhiên việc việc xây dựng bộ máy để tổ chức HĐGDNGLL cho HS là chưa thật đảm bảo chiếm tỉ lệ đánh giá chưa đảm bảo rất cao như : GV Tổng phụ trách là 87,5%, tổ trưởng tổ chủ nhiệm là 69%, hội cha mẹ học sinh 68,7%….Điều này chứng tỏ việc đánh giá về công tác xây dựng bộ máy tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy mới chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường. Chưa tạo ra được mối liên hệ mật thiết với các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường .


Do đó, người Hiệu trưởng cần phải xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào bộ máy tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bên cạnh đó người Hiệu trưởng phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời chỉ đạo việc phối kết hợp tham gia vào bộ máy tổ chức HĐGDNGLL.

2.4.3.Thực trạng về quản lí chỉ đạo thưc động giáo dục ngoài giờ lên lớp

hiên

chương trình hoạt hoạt

Để khảo sát thực trạng quản lí thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở các trường THCS trong năm học 2017 - 2018 theo chương trình của Bộ GD&ĐT chúng tôi đã tiến hành khảo sát 18 CBQL, 62 GV với câu hỏi 7 (phụ lục 3) và câu hỏi 7 (phụ lục 4) và thu được kết quả qua bảng 2.15.

Bảng 2.15. Quản lí chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL



TT

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Mức độ

Hiệu quả


TX


TT


KTH


RHQ


HQ


KHQ

1

Tổ chức tiết sinh hoạt chào cờ đầu

tuần

67,2

32,8

0

63,1

32,3

4,6

2

Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

56,6

40,4

3,0

53,0

38,2

8,8

3

Tổ chức các hội nghị, hội thảo

chuyên đề

14,6

40,4

45,0

11,6

43,4

45,0

4

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

19,6

39,9

40,5

19,7

47,0

33,3

5

Tổ chức các hoạt động giao lưu

15,2

65,2

19,6

15,2

61,6

23,2

6

Tổ chức các hoạt động giáodục

ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch

13,6

56,1

30,2

12,1

57,5

30,4



Ghi chú:

TX: Thường xuyên

RHQ: Rất hiệu quả


TT: Thỉnh thoảng

HQ: Hiệu quả


KTH: Không thực hiện

KHQ: Không hiệu quả


Qua bảng 2.15 nhận thấy:

Việc quản lí tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần của Hiệu trưởng là khá thường xuyên. Theo kết quả khảo sát có 67,2% ý kiến đánh giá là thường xuyên và 32,8% đánh giá thỉnh thoảng. Về hiệu quả thì có 63,1% đánh giá rất hiệu quả và 32,3% đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn 4,6% ý kiến đánh giá công tác quản lí tiết chào cờ đầu tuần của hiệu trưởng không hiệu quả.

Quản lí việc tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần được đánh giá 56,6% thường xuyên, 40,4% thỉnh thoảng và có 3,0% không thực hiện. Về hiệu quả quản lí tiết sinh hoạt cuối tuần có 53,0 % đánh giá rất hiệu quả, 38,2% đánh giá hiệu quả và có đến 8,8 % đánh giá là không hiệu quả.

Việc quản lí các hoạt động ngoại khóa, hội nghị, hội thảo chuyên đề, các hoạt động giao lưu và quản lí các HĐGDNGLL theo kế hoạch được đánh giá ở mức độ và hiệu quả tổ chức thực hiện rất thấp (chỉ dưới 20% là thường xuyên và rất hiệu quả còn mức độ không thực hiện và không hiệu quả còn chiếm tỉ lệ đánh giá rất cao).

2.4.4. Thực trạng về công tác kiểm tra, đá nh giá , đú c rú t kinh nghiêṃ

và điều chỉnh viêc tổ chứ c hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm là đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện.

Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động nhằm thu nhận thông tin ngược và đưa ra những giải pháp nhằm để cải thiện thực trạng, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho lần hoạt động tiếp nối; đồng thời có tác dụng động viên, khuyến khích HS tích cực tham gia hoạt động..

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành khảo sát 58 GV với câu hỏi 10 (phụ lục 3) và kết quả thu được qua bảng 2.16.


Bảng 2.16. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiểm tra việc xây dựng kế

hoạch, giáo án sinh hoạt của GVCN


9


15,5


22


37,9


27


46,6

2

Kiểm tra, đánh giá xếp loại sau

mỗi hoạt động

10

17,2

32

55,2

16

27,6

3

Dự giờ các tiết sinh hoạt và các

hoạt động theo kế hoạch

0

0

16

27,6

42

72,4

4

Kiểm tra, đánh giá xếp loại mỗi

học kì và cả năm học

17

29, 3

24

41, 4

17

29, 3

5

Kiểm tra việc phối hợp với các

lực lượng giáo dục khác

0

0

18

31, 0

40

69, 0


6

Kiểm tra sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt

động


0


0


23


39,7


35


60,3

Kết quả thu được qua bảng 2.16 cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL được GV đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt rất thấp, trong khi việc kiểm tra của Hiệu trưởng về các nội dung của HĐGDNGLL chủ yếu được giáo viên đánh giá ở mức “chưa tốt”.

Qua đó cho chúng ta thấy rằng, công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL còn lỏng lẻo, chưa sâu sát, chưa có những quy định, tiêu chí cụ thể, nhà trường chưa có kế hoạch thống nhất cho các hoạt động trong cả năm học. Vì thế, mà đội ngũ GVCN còn lơ là, chủ quan trong công tác đánh giá HS, trong việc xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023