Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Và Các Nguyên Nhân Cơ Bản 101234

vào điều 240 Bộ luật hình sự là chưa hợp lý. Bởi nếu gép chung như vậy, vô hình chung chúng ta đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi “vi phạm nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy” với hành vi “vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng” là như nhau, trong khi đó hành vi vô ý làm cháy rừng không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn xâm hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống của loài người và phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia, để lại hậu quả nghiêm trọng hơn các hành vi còn lại qui định tại Điều 240 Bộ luật hình sự.

* Xâm hại nguồn tài nguyên động vật nguy cấp, quí hiếm:

Tình trạng săn, bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật và các sản phẩm động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quí, hiếm được ưu tiên bảo vệ đang ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, làm tổn hại về kinh tế quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên. Nhiều loài động vật nguy cấp, quí, hiếm được ghi trong sách đỏ bị săn bắt, giết một cách vô tội vạ và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2008 đến năm 2013 số vụ săn bắt, giết, buôn bán, vận chuyển động vật, và sản phẩm từ các loài động vật nguy cấp, quí, hiếm được ưu tiên bảo vệ ngày càng tăng. Điều này được chứng minh qua số liệu dưới đây:

- Tổng số động vật rừng hoang giã, quí, hiếm bị cơ quan chức năng tịch thu năm 2008: 587 con [12].

- Tổng số động vật rừng hoang giã, quí, hiếm bị cơ quan chức năng tịch thu năm 2009: 724 con [12].

- Tổng số động vật rừng hoang giã, quí, hiếm bị cơ quan chức năng tịch thu năm 2010: 508 con [12].

- Tổng số động vật rừng hoang giã, quí, hiếm bị cơ quan chức năng tịch thu năm 2011: 895 con [12].

- Tổng số động vật rừng hoang giã, quí, hiếm bị cơ quan chức năng tịch thu năm 2012: 1.081 con [12].

- Tổng số động vật rừng hoang giã, quí, hiếm bị cơ quan chức năng tịch thu năm 2013: 600 con [12].

2.2.2. Những nhận xét, đánh giá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

* Về hành vi vi phạm xâm hại đến tài nguyên rừng:

Qua thống kê 36 bản án mà Tòa án các cấp đã xét xử, học viên thấy rằng có 3 vụ khai thác rừng trái phép, 31 vụ Huỷ hoại rừng, 2 vụ vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, tội huỷ hoại rừng chiếm tỷ lệ đáng kể. Tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 475 vụ xâm hại đến tài nguyên rừng, 48 vụ cháy rừng, nhưng chỉ khởi tố điều tra, truy tố và xét xử 8 vụ huỷ hoại rừng, 2 vụ vi phạm qui định về phòng cháy chữa cháy (vô ý làm cháy rừng) bị truy tố và xét xử theo qui định tại điều 240 Bộ luật hình sự [13].

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 10

Từ số liệu nêu trên cho thấy sự yếu kém trong việc điều tra phát hiện vi phạm để xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, tỷ lệ phá án khá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

* Về thủ đoạn của người phạm tội: Người phạm tội sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt với mục đích chính nhằm thu lợi về kinh tế cho bản thân. Trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy, thông thường kẻ phạm tội sử dụng cưa, cuốc, xẻng, rìu… để chặt phá cây rừng, dùng súng, bẩy, cung tên để săn bắt các loài động vật hoang giã nguy cấp, quí, hiếm. Dùng xe mô tô, xe ô tô tải và vật nuôi để vận chuyển tài nguyên rừng trái pháp luật. Dùng tiền để mua chuộc cán bộ có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt khác nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

* Về thời gian thực hiện tội phạm: Tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng được thực hiện vào mọi thời điểm, cả mùa nắng và mùa mưa, ban ngày

và ban đêm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nhiều vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng xảy ra trong những năm gần đây, học viên nhận thấy tùy từng loại tội phạm mà người phạm tội chọn thời điểm thực hiện gây án khác nhau.

Đối với tội huỷ hoại rừng [Điều 189 Bộ luật hình sự] thông thường kẻ phạm tội thực hiện vào mùa khô, bởi mục đích cơ bản của loại tội phạm này về là nhằm lấy đất để sản xuất, lấy lâm sản để bán thu lợi về kinh tế, nên phải phát dọn và đốt cây rừng, hoặc sử dụng các hành vi khác gây cháy rừng chỉ có thể thực hiện vào mùa khô. Nói như vậy không có nghĩa là mùa mưa kẻ phạm tội không thực hiện được, nhưng khả năng thực hiện trong mùa mưa xảy ra trong thực tiễn là rất thấp.

Đối với các tội phạm qui định tại điều 175, 176, 190 Bộ luật hình sự. Do đặc trưng của tội phạm này không nhất thiết phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nên chủ thể thực hiện hành vi phạm tội có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm. Tuy nhiên, kẻ phạm tội thường lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng để thực hiện hành vi phạm tội.

* Về nhân thân người phạm tội: Xuất phát từ đặc thù của từng tội phạm, nên đối với tội phạm qui định tại điều 176 Bộ luật hình sự chủ thể của tội phạm này phải là người có chức vụ, quyền hạn, đó là các cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn được Nhà nước giao nhiệm vụ làm công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Chỉ các đối tượng này mới là chủ thể của tội phạm qui định tại điều 176 Bộ luật hình sự. Do đó, về nhân thân của chủ thể tội phạm này là người có trình độ chuyên môn và có sự hiểu biết pháp luật. Vì vậy, nhân thân của họ thường tốt hơn mặt bằng chung của chủ thể các loại tội phạm khác.

Đối với các tội phạm qui định tại điều 175, 189, 190 và 240 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội đa số là nông dân, thương nhân... Đối tượng người nông dân với mục đích muốn có đất để sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, hoặc vì

mục đích vụ lợi kinh tế, nên thực hiện hành vi hủy hoại tài nguyên rừng để lấy đất sản xuất, để lấy lâm sản phục vụ cho nhu cầu kinh tế cá nhân. Săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang giã thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm để thu lợi kinh tế bất chính. Đốt nương rẫy, dọn cỏ thực bì trong rừng hoặc gần khu vực có rừng, do bất cẩn nên gây cháy rừng. Qua nghiên cứu nhân thân của nhiều bị cáo đã phạm tội thời gian qua cho thấy, phần lớn họ là người nông dân, hoặc người lao động nhưng không có việc làm ổn định, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu ruộng đất để sản xuất. Nên đã huỷ hoại tài nguyên rừng rừng để lấy đất sản xuất, săn bắt động vật hoang giã thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm và khai thác cây rừng để thu lợi về kinh tế cho bản thân.

2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản

* Quy định của pháp luật chưa sát thực tiễn

Xét về phương diện lý luận, xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Do đó, dù pháp luật có hoàn thiện đến mức độ thế nào thì cũng chỉ phù hợp đối với một thời kỳ tương ứng và một giai đoạn phát triển của xã hội nhất định. Các dữ liệu của nhà làm luật dù đã thể hiện tầm nhìn xa như thế nào chăng nữa, song cũng không thể dự kiến bao quát hết các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội hiện tại, tương lai và cũng không thể theo kịp sự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc gia. Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và có hiệu lực đến nay đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và qua mỗi lần sửa đổi cũng đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế - Xã hội. Tuy nhiên, một số quy định về các tội xâm hại đến tài nguyên rừng trong Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng còn bộc lộ một số điểm hạn chế, đó là:

-Về khung hình phạt:

Biên độ dao động trong khung hình phạt ở một số điều luật chưa hợp lý, khoảng cách tùy nghi giữa mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tù có

thời hạn được quy định trong một số tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng hiện nay theo học viên là chưa hợp lý, vì nếu qui định khoảng cách rộng như vậy sẽ không tránh khỏi việc chủ thể áp dụng pháp luật lợi dụng quy định này để tùy tiện di chuyển mức hình phạt tù theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Điều này được thể hiện tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 “Phạt tù từ hai năm đến mười năm” và khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình “ba năm đến mười năm”, khoản 3 của Điều luật 189 Bộ luật hình sự có biên độ giao động khung hình phạt là “Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.

Khung hình phạt này quá rộng, dễ dẫn đến sự tùy tiện của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng mức hình phạt để xét xử đối với bị cáo. Đồng thời dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để chuyển xuống khung hình phạt liền kề có mức hình phạt nhẹ hơn, để áp dụng cho các bị cáo hưởng án treo. Chính sự bất cập và chưa sát thực tiễn trong những qui định của pháp luật như đã nêu trên là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu lực của pháp luật hình sự, dẫn đến tình hình tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu.

- Về chế tài xử lý: Chế tài xử lý của hầu hết các tội trong lĩnh vực tài nguyên rừng được qui định trong Bộ luật hình sự hiện hành còn quá nhẹ, chưa thực sự nghiêm khắc, mức án cao nhất của khung hình phạt cũng chỉ đến 15 năm (Điều 189 Bộ luật hình sự), các tội phạm còn lại qui định mức cao nhất của khung hình phạt chỉ đến mười hai năm [Điều 240 Bộ luật hình sự].

Qua nghiên cứu các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng, học viên nhận thấy 100% các điều luật được nhà làm luật qui định hình phạt cải tạo không giam giữ [Điều 175, 176, 189, 190, 240 Bộ luật hình sự]. Việc qui định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với các loại tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng ở thời kỳ trước đây là phù hợp. Song, trong giai đoạn hiện nay

khi tình trạng tài nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng và ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, có nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, thì việc qui định loại hình phạt cải tạo không giam giữ là không còn phù hợp vì không đủ tính răn đe giáo dục đối với người phạm tội và khó đạt được mục đích phòng ngừa chung.

+Quy định về chế tài phạt tiền: Việc quy định hình phạt tiền đối với các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng trong giai đoạn hiện nay của nước ta là điều cần thiết, điều này phù hợp với chủ trương của Đảng về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Tuy nhiên, với mức qui định phạt tiền trong các điều luật liên quan đến tài nguyên rừng qui định trong bộ luật hình sự như hiện nay là không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế - Xã hội. Quy định này từ năm 1999 đến nay tình hình kinh tế - xã hội đã nước ta đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực, đời sống kinh tế của tuyệt đại người dân được nâng cao đáng kể so với thời kỳ trước năm 1999. Nên Nhà nước cần tính toán sự trượt giá của đồng tiền Việt Nam để điều chỉnh tăng mức phạt tiền qui định tại các điều luật liên quan đến tài nguyên rừng cho phù hợp thực tiễn phát triển của nền kinh tế hiện tại, đồng thời đảm bảo được tính răn đe giáo dục đối với người phạm tội, thông qua đó nhằm phòng ngừa chung cho xã hội. Ví dụ như:

-Điều 175 Bộ luật hình sự [khoản 1] qui định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”; Điều 175 Bộ luật hình sự [khoản 3] qui định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”;

-Điều 189 Bộ luật hình sự [khoản 1], quy định “…phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”; khoản 4 Điều 189 Bộ luật hình sự, quy định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”;

-Điều 190 Bộ luật hình sự [khoản 1] quy định “…phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”; khoản 3 Điều 190 Bộ luật hình sự, quy định “…phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”;

* Về hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng:

Bộ luật hình sự hiện hành quy định hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra thì áp dụng điều 240 Bộ luật hình sự để xử lý. Qui định này trong giai đoạn hiện nay theo học viên là không còn phù hợp, vì đối tượng bị xâm hại của hành vi này là tài nguyên rừng, không những là tài sản có giá trị cao về kinh tế, mà còn có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái được hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm bảo vệ. Vì vậy, cần chuyên biệt hóa hành vi vô ý làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng thành một điều luật độc lập, tách biệt khỏi điều 240 Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời áp dụng chế tài nghiêm khắc hơn qui định tại điều 240 Bộ luật hình sự hiện hành, nhằm đảm bảo tính răn đe đối với người phạm tội và bảo vệ triệt để tài nguyên rừng bằng chế tài nghiêm khắc của pháp luật hình sự.

* Trình độ năng lực của một số cán bộ có nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên rừng còn hạn chế

Trình độ năng lực của cán bộ làm công tác tư pháp nói chung, cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, đem lại sự công bằng cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của nhân dân. Bởi lẽ một khi những người tiến hành tố tụng có trình độ chuyên môn cao, thì sẽ nhanh chóng phát hiện tội phạm, áp dụng đúng pháp luật để xử lý nghiêm minh người phạm tội, mức hình phạt áp dụng cho người phạm tội sẽ tương xứng với hành vi và hậu quả mà người phạm tội đã gây ra cho xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ công tác trong các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm

phán và hội thẩm nhân dân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là các hội thẩm nhân dân. Nên trong quá trình nghiên cứu đánh giá chứng cứ, phân tích hành vi phạm tội và áp dụng pháp luật để xử lý trong nhiều vụ việc chưa sát với hành vi phạm tội của từng bị cáo, dẫn đến việc xử lý không nghiêm, không triệt để, người phạm tội tiếp tục nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần làm cho tình hình tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu. Vì vậy, Nhà nước cần phải có giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân nói riêng, nhằm trang bị cho họ vững về kiến thức chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đàng và Nhà nước giao phó.

* Do trình độ nhận thức và ý thức pháp luật còn hạn chế của một bộ phận không nhỏ người dân ở khu vực có rừng

Xét về phương diện lý luận nhận thức, thì nhận thức của con người có ý nghĩa quan trọng đối với hành vi xử sự của con người, nếu người có nhận thức đúng đắn, thì hành vi của họ cũng rất chuẩn mực và ngược lại, người có nhận thức kém thì việc xử sự không thể đúng đắn. Do đó, trình độ nhận thức của người dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, vì nếu nhận thức chưa đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia và sự sống của loài người, sẽ dẫn đến việc người dân hủy hoại tài nguyên rừng chỉ vì mục đích trước mắt là thu lợi kinh tế cho cá nhân, mà không hiểu được hệ quả khôn lường của việc hủy hoại tài nguyên rừng sẽ kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của môi trường sinh thái, dẫn đến sự biến đổi khí hậu, hệ quả là thiên tai, hạn hán, lũ lụt …ngày càng nghiêm trọng, không những tàn phá các

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí