Mặt Mạnh Và Những Kết Quả Đạt Đươc


trình….nên các hoạt động được tổ chức quá nghèo nàn, đơn điệu, nhàm chán không kích thích được hứng thú hoạt động của HS. Nếu người Hiệu trưởng quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn, kiểm tra đánh giá cụ thể, rút kinh nghiệm thường xuyên hơn và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời hơn thì chắc chắn sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và thu hút số lượng lớn học sinh tham gia hoạt động, làm cho HĐGDNGLL thực sự trở thành một hoạt động tích cực góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho HS.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Mặt mạnh và những kết quả đạt đươc

- Nhà trường đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan ban ngành, đoàn thể về công tác giáo dục ở nhà trường, trong đó có HĐGDNGLL.

- Nhận thức của cán bộ quản lí, hầu hết giáo viên và học sinh đều đánh giá đúng vị trí và vai trò của HĐGDNGLL trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Hiệu trưởng đã biết tổ chức, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường; tổ chức các điều kiện hỗ trợ HĐGDNGLL để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

- Đội ngũ Hiệu trưởng và cán bộ quản lí các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy có năng lực sư phạm và phẩm chất tốt, có uy tín, đa số đã được bồi dưỡng về công tác quản lí trường học.

- Hiệu trưởng có ý thức tổ chức và chỉ đạo HĐGDNGLL. Trong hoạt động dạy của GV, Hiệu trưởng đã chú ý đến chất lượng HĐGDNGLL để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy việc thực hiện chương trình đều theo đúng sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Bình và của Phòng GD& ĐT Lệ Thủy. Mặc dù hiệu qủa chưa cao, song cũng đã phần nào có tác dụng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân các của HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


- Tùy theo đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường đã có những nội dung, hình thức hoạt động tương đối phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của HS THCS .

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 10

- Đa số phụ huynh học sinh, các tổ chức chính trị xã hội và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đều tích cực hưởng ứng các hoạt động trải nghiệm mà nhà trường tổ chức.

2.5.2. Những tồn tại, yếu kém

- Trong nhận thức còn bộc lộ sự bất cập: nhiều CBQL, GV và HS chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS nên việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Nhận thức và tầm nhìn chiến lược về sự phát triển giáo dục của ban giám hiệu ở một vài trường học phần nào còn hạn chế. Tư tưởng bình quân chủ nghĩa, không chịu phấn đấu, ngại thay đổi vẫn còn có ở một số cán bộ giáo viên.

- Hiệu trưởng, cán bộ quản lí và GV của một số trường học chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức HĐGDNGLL, thậm chí có người chưa hiểu biết đầy đủ về HĐGDNGLL,chưa chăm lo các điều kiện cho HĐGDNGLL.

- Đây là một hoạt động có nội dung rộng, phức tạp mà đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động này lại không được đào tạo chính quy nên đòi hỏi họ phải tốn nhiều thời gian để học hỏi, tìm tòi, khi tổ chức nhiều lúc còn gặp khó khăn.

- Công tác quản lí của Hiệu trưởng về tổ chức và phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đôi lúc vẫn còn thiếu chặt chẽ. Việc tạo điều kiện kinh phí để hỗ trợ cho HĐGDNGLL của các tổ chức trong và ngoài nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế.

- Huy động các điều kiện hổ trợ cho HĐGDNGLL của HS vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự thụ động về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị…Một số Hiệu trưởng còn xem nhẹ công tác vận động, nhằm tập hợp sự đóng góp từ các nguồn lực khác cho nhà trường.


- Công tác quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm chưa sát đối tượng, hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa thực sự được đổi mới.

- Sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ được mục tiêu, nội dung hoạt động trải nghiệm và các giải pháp cho HĐGDNGLL để cùng gánh vác trách nhiệm trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh

2.5.3. Nguyên nhân của sự yếu kém

Tìm hiểu thực trạng quản lí HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, có thể thấy một số nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém:

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Sự nhìn nhận, đánh giá về vai trò HĐGDNGLL của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên và HS và phụ huynh học sinh chưa được đầy đủ.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL còn lỏng lẻo, chưa sát sao, chưa có những quy định, tiêu chí cụ thể rõ ràng, nhà trường chưa có kế hoạch thống nhất cho các hoạt động trong cả năm học. Vì vậy, mà GVCN còn lơ là, chủ quan trong công tác đánh giá học sinh, trong việc xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình…nên nội dung các hoạt động còn nghèo nàn, đơn điệu, nhàm chán không kích thích được sự tò mò, hứng thú hoạt động của học sinh.

- Việc đầu tư kinh phí để bổ sung, tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL như video clip về các nội dung giáo dục, phần mềm về hướng nghiệp, dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động, loa đài, ampli, bộ lều trại, bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam, bộ tranh ảnh trang phục các dân tộc trên thế giới, bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống, bộ tranh về các lễ hội, bảng trắc nghiệm nhân cách, dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động........chưa nhiều. Việc dành kinh phí để tổ chức các lớp bồi


dưỡng kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL cho GV, HS hầu như không có. Đây là một rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức cũng như hiệu quả của các HĐGDNGLL.

- Đa số GV không được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống về phương pháp tổ chức HĐGDNGLL trong các trường sư pham. Vấn đề tập huấn bồi dưỡng chuyên đề một cách nghiêm túc cho GV và cán bộ quản lí chưa được triển khai một cách đồng bộ nên việc tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL chỉ dựa vào kinh nghiệm và khả năng vốn có của người giáo viên, đây cũng là một khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các HĐGDNGLL

- Sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được người Hiệu trưởng quan tâm đúng mức.

- Do thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống, do thiếu văn bản pháp quy nên công tác quản lý các HĐGDNGLL cho học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan.

- Việc đánh giá nhà trường, đánh giá GV và HS chủ yếu căn cứ vào kết quả học tập trên lớp, điều này đã làm cho cán bộ quản lí, GV và HS ít quan tâm tới các HĐGDNGLL mà chỉ tập trung vào chất lượng dạy học.

- Việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục đào tạo cho học sinh còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đôn đốc thiếu thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời nên chưa động viên, khuyến khích được các lực lượng tích cực cùng tham gia giáo dục cho thế hệ trẻ.

- Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, cán bộ Đội, Đoàn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HĐGDNGLL gắn với hoạt động giáo dục toàn diện. Hầu hết các trường chưa quan tâm tới chất lượng của đội ngũ GVCN - lực lượng chính tổ chức HĐGDNGLL. Nhiều GVCN còn yếu về năng lực, vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm chủ nhiệm và lòng yêu trẻ. Cho


nên phải làm tốt công tác lựa chọn và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Các trường đầu tư kinh phí cho HĐGDNGLL cho HS còn thấp; chỉ chú trọng vào việc dạy văn hóa…để dành thành tích cho nhà trường nên không tổ chức được các hội thảo,các buổi tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ GVCN…Do vậy, cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho HĐGDNGLL.


Kết luận chương 2


Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát các đối tượng: cán bộ quản lí, GV và HS của các trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, chúng tôi có một số kết luận sơ bộ như sau:

- Đa số cán bộ quản lí, GV và HS đã xác định được vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS. Tuy nhiên, qua điều tra cũng cho thấy vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lí, GV và HS xác định chưa đúng vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong quá trình giáo dục học sinh.

- Phần lớn nội dung các chủ đề được thực hiện theo đúng quy định, hình thức hoạt động tương đối đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các hình thức hoạt động chủ yếu tập trung trong phạm vi nhà trường còn các hoạt động rộng lớn hơn các trường còn nhiều hạn chế.

- Công tác phối kết hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được các Hiệu trưởng chú ý. Tuy nhiên, việc phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội còn nhiều hạn chế.

- Tài chính, cơ sở vật chất và cá điều kiện phục vụ giáo dục khác còn hạn hẹp, tạo ra những cản trở không nhỏ đối với công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Đây là những cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm phù hợp với thực tế trong các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình mà chúng tôi sẽ đề cập trong chương 3.


Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Bảo đảm tính pháp lý

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cần căn cứ theo đúng các văn bản pháp quy về quản lý giáo dục như Luật giáo dục năm 2005 và sửa đối bổ sung năm 2009; Điều lệ trường Trung học có nhiều cấp học năm 2011, các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo; kế hoạch hướng dẫn năm học của Sở giáo dục và đào tạo, khung phân phối chương trình các môn học cấp trung học cơ sở do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, đặc biệt là cần vận dụng linh hoạt dựa vào Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra còn dựa vào các các quy định, hướng dẫn cụ thể trong từng cấp học của ngành, của địa phương trong lĩnh vực giáo dục như quy định về đạo đức nhà giáo, quy định về công tác thi đua khen thưởng, thông tư hướng dẫn về công tác giáo viên, cán bộ quản lý tự đánh giá theo chuẩn hàng năm, các quy định nội bộ về công tác hoạt động trải nghiệm dựa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của nghành...... tạo cơ sở pháp lý để cán bộ giáo viên thực hiện có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.2 Bảo đảm tính hê ̣thố ng và đồng bô ̣

Như đã phân tích, hoạt động trải nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách HS trong nhà trường THCS. Để mang lại hiệu quả thiết thực cho HS trong quá trình hoạt động cần phải toàn diện và đồng bộ tác động đến các thành tố của quá trình quản lí hoạt động trải nghiệm từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp với nhiệm vụ được phân công của GV. Hiệu trưởng cần tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở


vật chất cho hoạt động trải nghiệm.

Mặt khác, việc đề ra các chủ trương, biện pháp cần thiết phải có sự định hướng của chi bộ Đảng nhà trường và sự phối kết hợp của các đoàn thể trong nhà trường, tránh tình trạng các cấp quản lí có những chủ trương không thống nhất.

3.1.3. Bảo đảm tính kế thừa và phá t triển

Việc đề xuất các biện pháp cần chú ý đến tính kế thừa các biện pháp đã làm tốt, có hiệu quả trước đây, vẫn còn phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và yêu cầu ngày càng cao của mục tiêu giáo dục THCS, trước sự vận động và thay đổi của môi trường giáo dục, môi trường kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, các biện pháp phải thể hiện được sự cải tiến, đổi mới, phù hợp với sự thay đổi và tiến bộ của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay.

3.1.4. Bảo đảm tính thưc

tiễn và tính khả thi

Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khoa học của lí luận dạy học về mối quan hệ tác động qua lại giữa lí luận và thực tiễn. Lí luận phải mang tính khoa học và phải ứng dụng được vào thực tiễn và đem lại hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi, việc xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm cần phải dựa vào thực tiễn và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương. Đó là thực tiễn về cơ sở vật chất, thực tiễn về nội dung chương trình …

Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì trong quá trình xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phải có sự lựa chọn, sàng lọc những nội dung cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với HS.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lí, của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí