Thời Lượng Thực Hiện Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs


Bảng 1.4. Thời lượng thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THCS

Nội dung hoạt động

Trung học cơ sở

Hoạt động hướng vào bản thân

40%

Hoạt động lao động

20%

Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng

20%

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

20%

Tổng

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 6


Trong quá trình chỉ đạo hoạt động người Hiệu trưởng phải chỉ đạo, điều hành các bộ phận, phần hành và các cá nhân có liên quan đến hoạt động với nhau; điều chỉnh sai lệch, nhắc nhở, phê bình, xử lý vi phạm nếu có.


hoc:

- Chỉ đao

day

tích hơp

, lồng ghép nôi

dung HĐTN trong một số môn

Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ đề và lồng ghép các nội dung HĐTN như : Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất thẩm mĩ, giáo dục quyền trẻ em; giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hôi; giáo dục môi trường; giáo dục trật tự an toàn giao thông; những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vu chính trị xã hội của địa phương, đất nước vào một số môn học như : Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Sinh học…và một số nội dung của các hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, giúp các em vận dụng những hiểu biết của bản thân vào trong thực tiển cuộc sống của mình một cách dễ dàng hơn.

1.4.2.4.Kiểm tra, đá nh giá , đú c rú t kinh nghiêm chứ c HĐTN

và điều chỉnh viêc

tổ

Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm thì kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng. Kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ, hàng tuần các hoạt


động về số lượng, chất lượng nội dung, chương trình….Điều cần lưu ý khi kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động cần xác định xem các năng lực của học sinh đang đã đạt ở mức độ nào để đưa ra các giải pháp, kiến nghị đúng đắn nhằm điều chỉnh, nâng cao mức độ và chất lượng thực hiện các công việc liên quan đến học sinh trong các hoạt động hàng ngày.

Đánh giá hoạt động trải nghiệm nhằm khẳng định mức độ trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động; kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và tập thể học sinh nổ lực vươn lên trong học tập, trong rèn luyện và trong hoạt động xã hội; khẳng định mức độ đạt được của học sinh về các năng lực và phẩm chất cần đạt so với yêu cầu đặt ra của mục tiêu giáo dục. Nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện. Do vậy, Hiệu trưởng cần phải nắm rõ để chỉ đạo điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp . Qua đó tạo ra được động lực thúc đẩy sự nổ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi một học sinh đồng thời làm cơ sở để đánh giá, xếp loại đúng đắn hạnh kiểm của học sinh.

Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường .

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động nhận thức của HS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động, định hướng nghề nghiệp. Chất lượng hoạt động của HS phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức, động cơ, nội dung, hình thức, phương pháp và điều kiện, phương tiện…của hoạt động. Muốn nâng cao chất lượng HĐTN của HS cần tác động có hiệu quả đến các yếu tố trên trong sự thống nhất, đồng bộ. Có thể xem xét vai trò của một số yếu tố chủ yếu sau đây:

* Nhận thức của các lực lượng giáo dục về hoạt động trải nghiệm


Muốn HĐTN đạt hiệu quả cao thì nhận thức của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức. Lực lượng giáo dục bao gồm: Giáo viên chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các đoàn thể trong xã hội.

Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, thì người tổ chức và chủ thể HS có mối quan hệ hợp tác, tác động qua lại với nhau. Người tổ chức không chỉ là người có uy tín, có năng lực cố vấn, mà còn phải là người có nhận thức đúng đắn và am hiểu về lĩnh vực mà mình tổ chức.

Nhận thức của các lực lượng giáo dục sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả giáo dục. Nếu nhận thức của các lực lượng giáo dục không đúng nó sẽ dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp.

* Động cơ, ý thức hoạt động của học sinh

Hoạt động, đó là sự đáp lại của cá thể đối với một tình huống hiện thực xác định. Hoạt động được thực hiện bởi những động cơ nhất định. HĐTN cũng vậy, gắn liền với động cơ học tập của HS nhằm hoàn thiện tri thức là chủ yếu. Động cơ học tập không có sẵn mà được hình thành dần dần trong quá trình hoạt động dưới sự tổ chức và điều khiển của nhà giáo dục. Nếu trong HĐTN, thầy tổ chức cho HS tự phát hiện ra những điều mới lạ, tự giải quyết những nhiệm vụ học tập, tạo ra những ấn tượng tốt đẹp đối với HĐTN thì dần dần làm nảy sinh nhu cầu hoạt động ở các em. Muốn xây dựng động cơ hoạt động cho HS, trước hết cần khơi dậy mạnh mẽ nhu cầu nhận thức. Điều đó được bắt đầu từ việc ý thức rõ ràng về mục đích HĐTN. Cần phải làm cho HS hiểu rõ vì sao phải thực hiện HĐTN ? Chỉ khi nào học sinh thấy được các hoạt động sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân thì mới hi vọng ở sự tự giác, tích cực hoạt động của các em và đó là yếu tố cơ bản góp để phần nâng cao chất lượng HĐTN.


* Nội dung chương trình của hoạt động trải nghiệm

Nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi, phong phú, đa dạng, cập nhật được các thông tin mở rộng kiến thức cho các môn học sẽ làm cho học sinh hào hứng, có tác dụng bổ trợ kịp thời giờ học trên lớp và giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho HS.

Lứa tuổi học sinh THCS có khả năng nhận thức chưa cao, HĐTN nên khơi dậy ở các em nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức. Như vậy, nội dung kiến thức sẽ được mở rộng, phong phú và cập nhật. Hơn nữa, nội dung củng cần đảm bảo sự cân đối giữa kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa liên quan đến thực tiễn học tập phù hợp với lứa tuổi bám sát từng chủ đề hoạt động. Có như vậy, HĐTN mới đáp ứng mục tiêu của từng hoạt động, mục tiêu chung của giáo dục. Nếu nội dung nghèo nàn, đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi sẽ thu hút các thành viên tham gia hoạt động, kết quả hạn chế. Thời gian thực hiện chương trình HĐTN phải đảm bảo cân đối, phù hợp với hoạt động khác của nhà trường. Nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học văn hóa, ngược lại nếu ít sẽ khó hình thành được những phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội và các kĩ năng cần thiết.

* Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Hình thức tổ chức HĐTN mang tính đặc thù hoạt động giáo dục nên được tổ chức rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau: Sinh hoạt tập thể, các câu lạc bộ, dự án và nghiên cứu khoa học, các hoạt động xã hội, tham quan, cắm trại, diễn đàn, giao lưu, hội thảo/ xemina, hoạt động lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo, sân khấu hóa ( kịch, thơ, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia...) thể dục thể thao, tổ chức ngày hội.. thể hiện sự hấp dẫn của hoạt động, thu hút HS tham gia nhiệt tình và có hiệu quả. Trong thực tế, việc thực hiện chương trình HĐTN còn đơn điệu, lặp lại một số hình thức đơn giản gây nhàm chán, không tạo được hứng thú cho HS nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc thực hiện chương trình. Càng ngày, càng có nhiều trò chơi


trí tuệ được tổ chức trên truyền hình, các nhà trường có thể vận dụng sáng tạo các trò chơi đó vào tổ chức HĐTN cho HS như: "Đường lên đỉnh Olimpia”, “Rung chuông vàng” vận dụng cho HS giải các ô chữ theo chủ đề, trò chơi “ Tìm hiều về môi trường xung quanh em” vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với lứa tuổi HS THCS vào tổ chức câu lạc bộ bộ môn, tìm hiểu theo chủ đề kết hợp với thi hát múa, kể chuyện…..có chú ý đến thời lượng chương trình nhằm tạo hứng thú để lôi cuốn các em vào các hoạt động lành mạnh, hình thành nên những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho HS THCS.

* Sự đánh giá hoạt động trải nghiệm của các lực lượng giáo dục

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Hoạt động đánh giá thực chất là xác định và công nhận mức độ phù hợp trên thực tế của kết quả đạt được với mục tiêu của hoạt động giáo dục đề ra. Việc đánh giá HĐTN là việc làm không đơn giản. Đánh giá đúng, khách quan không những giúp nhà giáo dục nhìn lại được quá trình tiến hành hoạt động giáo dục mà còn có tác dụng khích lệ, động viên thúc đẩy các em hoạt động tích cực và ngược lại. Đánh giá không chỉ nhận xét chung về tinh thần, thái độ tham gia mà đánh giá phải được ghi nhận bằng giấy khen, giấy chứng nhận, ghi học bạ, đánh giá hạnh kiểm hoặc động viên kịp thời, thường xuyên bằng vật chất tương xứng với thành tích về văn hóa. Đặc biệt, nên đánh giá động viên cả tập thể học sinh để thu hút và phát huy được sức mạnh của tập thể tham gia vào HĐTN.

* Cơ sở vật chất để thực hiện chương trình

Để thực hiện chương trình HĐTN thì cơ sở vật chất không những làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động mà còn là điều kiện để giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu thì việc tổ chức các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn và rất khó để đạt kết quả cao như mong muốn.


* Năng lực của người tổ chức và thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm

Năng lực của người thực hiện chương trình là yếu tố góp phần quan trọng cho sự thành công của mỗi loại hình hoạt động trải nghiệm. Đó chính là năng lực thực hiện của GV và HS. Hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung khác nhau và luôn ở trạng thái động từ nội dung đến hình thức, do đó đòi hỏi người thực hiện phải có năng lực đặc trưng: hiểu biết nhiều lĩnh vực, năng lực thiết kế bài học (lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp), tìm kiếm các biện pháp thực hiện chương trình, năng lực tổ chức các hoạt động, tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo luôn có ý thức tìm kiếm cái mới…

Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên chưa được đào tạo có bài bản để thực hiện chương trình HĐTN. Vì vậy, nhiều người còn hạn chế trong kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho HS. Nhiều người còn xem nhẹ HĐTN, dẫn tới tư tưởng ngại làm, ngại suy nghĩ tìm tòi ra cái mới, cái hay, cái hấp dẫn, năng lực tổ chức thực hiện hoạt động còn nhiều hạn chế. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ cho việc thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm.


Kết luận chương 1


Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của chương trình giáo dục, bên cạnh hệ thống các môn học, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì cần phải vận dụng lý thuyết tiếp cận chức năng quản lý vào việc quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường THCS

Việc quản lý hoạt động trải nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức, động cơ, nội dung, hình thức, phương pháp và điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, năng lực của người tổ chức và thực hiện chương trình ....của hoạt động.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THCS của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Đặc điểm địa lí, kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm địa lí và điều kiện tự nhiên

Lệ Thủy là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình. Phía nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông là Biển Đông. Toàn huyện có 26 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là: 1.416,11 km2,( tổng diện tích 141.613,41 ha). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp: 21.779,06 ha; diện tích đất lâm nghiệp: 105.389,14 ha; diện tích đất phi nông nghiệp: 9.764,97 ha; diện tích đất chưa sử dụng : 4.435,78ha. Dân số: 146.125 người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động là gần 77.500 người. Lệ Thủy có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru -Vân Kiều với 5.050 người chiếm 3,4% dân số toàn huyện, tập trung ở các xã vùng cao (Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy). Lệ Thủy nằm trong vùng tác động của các Khu kinh tế đang trong quá trình phát triển sôi động ở miền Trung như KKTCK Lao Bảo (Quảng Trị), KKTCK Cha Lo, KKT Hòn La (Quảng Bình), KKT Vũng Áng (Hà Tỉnh) ..... Đồng thời Lệ Thủy nằm không xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất của các tỉnh là thành phố Đồng Hới và Đông Hà, Huế; có đường bờ biển dài (hơn 30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch biển là điều kiện thuận lợi để huyện khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

2.1.1.2. Về kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong những năm gần đây luôn giữ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023