Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên
theo tự đánh giá của CBQL
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Ý kiến | ĐTB | ||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. | 3 | 13,6 | 11 | 50,0 | 8 | 36,4 | 1,77 |
2 | Hiệu trưởng và các thành viên trong BGH thống nhất việc phân công, sắp xếp công việc, phân chia trách nhiệm cho các lực lượng tham gia một cách hợp lý trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, thế mạnh của các lực lượng tham gia | 6 | 27,3 | 9 | 40,9 | 7 | 31,8 | 1,95 |
3 | Hiệu trưởng phân chia các đầu mối công việc, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm phụ trách bồi dưỡng | 9 | 40,9 | 8 | 36,4 | 5 | 22,7 | 2,18 |
4 | Đối với việc tự bồi dưỡng của GV, Hiệu trưởng triển khai và yêu cầu từng mức độ phải đạt được ở từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định, thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV | 5 | 22,7 | 10 | 45,5 | 7 | 31,8 | 1,91 |
5 | Hiệu trưởng xây dựng chính sách động viên, hỗ trợ giáo viên trước, trong và sau bồi dưỡng | 6 | 27,3 | 8 | 36,4 | 8 | 36,4 | 1,91 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
- Thực Trạng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Giáo Viên Thông Qua Đánh Giá Của Cbql
- Thực Trạng Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Trường Thcs Tp Thái Nguyên
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
- Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhà Trường Đáp Ứng Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông
- Kết Quả Khảo Nghiệm Về Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát trên CBQL có sự chênh lệch so với đánh giá của GV, cụ thể điểm TB về việc tổ chức bồi dưỡng năng lực hoạt động trải nghiệm theo đánh giá của CBQL là 1,77 đến 2,18. Trong đó, CBQL tự đánh giá có thể làm
tốt nhất việc tổ chức “Hiệu trưởng phân chia các đầu mối công việc, phân công cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm phụ trách bồi dưỡng” với ĐTB cao nhất là 2,18. Với nội dung này có 9/22 ý kiến khảo sát CBQL tự đánh giá ở mức “rất hiệu quả”, 8/22 CBQL tự đánh giá mức “hiệu quả” và chỉ có 5/22 CBQL tự đánh giá ở mức “ít hiệu quả”. Nội dung đánh giá mức Điểm TB thấp nhất là “Tổ chức nhận thức đúng và đầy đủ kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm”, chỉ có 3/22 CBQL tự đánh giá mức “Rất hiệu quả”; 11/22 ý kiến ở mức “Hiệu quả” và có 8/22 ý kiến cho rằng bản thân tổ chức việc này ở mức “ít hiệu quả”. Đây là điều ngược lại so với đánh giá của GV vì nội dung này được GV đánh giá rất cao với điểm TB là 2,08 và không có ý kiến nào lựa chọn mức “ít hiệu quả”. Để lí giải điều này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 1 số CBQL với câu hỏi: “GV đánh giá việc CBQL tổ chức việc nhận thức và đủ về kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là hiệu quả và rất hiệu quả song kết quả khảo sát CBQL thì ngược lại, đồng chí cho ý kiến về nội dung này”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: thực tế khi có kế hoạch bồi dưỡng chúng tôi chỉ treo kế hoạch trên bảng công tác và phổ biến trong các cuộc họp cho GV theo dõi chúng tôi cho rằng việc này là bình thường. Có thể do GV chú ý đọc thông tin và không bỏ sót các thông báo này nên cho rằng như vậy là đạt hiệu quả. Như vậy có thể kết luận GV rất chú ý đến các kế hoạch bồi dưỡng và luôn cập nhật thông tin đầy đủ nên cảm thấy hài lòng với việc tổ chức cho cán bộ tiếp nhận được đúng và đầy đủ các thông tin về hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV.
2.2.2.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn GV với câu hỏi số 8 trong phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.14. Thực chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo đánh giá của GV
Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Ý kiến | Điểm TB | ||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền để tập thể sư phạm hiểu được vai trò, ý nghĩa, tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới. | 5 | 5,7 | 71 | 80,7 | 12 | 13,6 | 1,92 |
2 | Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm | 9 | 10,2 | 79 | 89,8 | 0 | 0,0 | 2,1 |
3 | Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích giáo viên và các lực lương tham gia bồi dưỡng | 14 | 15,9 | 51 | 58,0 | 23 | 26,1 | 1,90 |
4 | Giám sát, theo dõi việc tham gia bồi dưỡng của giáo viên, việc triển khai hoạt động bồi dưỡng của các tổ bộ môn, của chi đoàn giáo viên, của từng giáo viên,... | 5 | 5,7 | 54 | 61,4 | 29 | 33,0 | 1,73 |
5 | Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, cập nhật những yêu cầu, nội dung mới theo yêu cầu của Sở, của Phòng. | 10 | 11,4 | 60 | 68,2 | 18 | 20,5 | 1,91 |
6 | Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV đạt kết quả cao. | 0 | 0,0 | 59 | 67,0 | 29 | 33,0 | 1,67 |
Kết quả khảo sát trên GV cho thấy, điểm TBC đánh giá về việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV là từ 1,67 đến 2,1 tức là chủ yếu trong mức “Hiệu quả”. GV đánh giá cao việc “Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm” với ĐTB
là 2,1 trong đó có 89,8% đánh giá mức “Hiệu quả” còn lại là đánh giá mức “Rất hiệu quả”, không có ý kiến đánh giá ở mức “Ít hiệu quả”. Nội dung mà GV đánh giá thấp việc chỉ đạo của CBQL là “Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV đạt kết quả cao” với ĐTB là 1,67 trong đó không có GV nào đánh giá mức “Rất hiệu quả”, có đến 33% GV đánh giá mức “Ít hiệu quả”.
Kết quả khảo sát tự đánh giá của CBQL như sau:
Bảng 2.15. Thực chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên theo đánh giá của CBQL
Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Ý kiến | Điểm TB | ||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Hiệu trưởng quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền để tập thể sư phạm hiểu được vai trò, ý nghĩa, tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới. | 4 | 18,2 | 17 | 77,3 | 1 | 4,5 | 2,14 |
2 | Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm | 5 | 22,7 | 16 | 72,7 | 1 | 4,5 | 2,18 |
3 | Thường xuyên đôn đốc, động viên, kích thích giáo viên và các lực lương tham gia bồi dưỡng | 5 | 22,7 | 11 | 50,0 | 6 | 27,3 | 1,95 |
4 | Giám sát, theo dõi việc tham gia bồi dưỡng của giáo viên, việc triển khai hoạt động bồi dưỡng của các tổ bộ môn, của chi đoàn giáo viên, của từng giáo viên,... | 6 | 27,3 | 12 | 54,5 | 4 | 18,2 | 2,09 |
5 | Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, cập nhật những yêu cầu, nội dung mới theo yêu cầu của Sở, của Phòng. | 2 | 9,1 | 15 | 68,2 | 5 | 22,7 | 1,86 |
6 | Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV đạt kết quả cao. | 3 | 13,6 | 15 | 68,2 | 4 | 18,2 | 1,95 |
Kết quả khảo sát trên CBQL vừa có sự đồng nhất xong cũng có sự khác biệt đối với đánh giá của GV. Bản thân CBQL cũng tự đánh giá việc “Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai: nhiệm vụ bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm” thực hiện hiệu quả với điểm TB cao nhất là 2,18 trong đó chỉ có 1 ý kiến đánh giá là “Ít hiệu quả” trong khi ở GV tỉ lệ đánh giá mức này là 0. Tuy nhiên đánh giá của GV về việc “Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV đạt kết quả cao” có điểm TB thấp nhất với 1,67 trong khi CBQL đánh giá tương đối cao với 1,95 chênh lệch 0,28. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn một số CBQL với câu hỏi: “GV đánh giá việc BGH chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở mức điểm thấp hơn rất nhiều so với đánh giá của CBQL. Theo đồng chí tại sao có sự khác biệt như vậy? Câu trả lời chúng tôi nhận được qua phỏng vấn đó là: Do khối lượng công việc nhiều, mặc dù chúng tôi có chỉ đạo tổ chuyên môn và các lực lượng khác tạo điều kiện về thời gian và công việc trong quá trình GV tham gia bồi dưỡng song GV vẫn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, vì vậy khi có đợt bồi dưỡng là GV phải vất vả thêm nên cho rằng chúng tôi chưa chỉ đạo sát sao việc tạo điều kiện cho GV đi bồi dưỡng”.
Như vậy, thực trạng trên cho thấy có sự chênh lệch trong đánh giá của GV và CBQL các nhà trường về nhiều nội dung tuy nhiên cũng có những nội dung đạt được sự đồng thuận cao. Đây cũng chính là căn cứ thực tiễn đáng lưu ý trong quá trình quản lí bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái nguyên.
2.2.2.4. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS thành phố Thái Nguyên
Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là cơ sở để điều chỉnh nâng cao hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng tiếp theo. Vì vậy đây cũng chính là một nội dung cơ bản được đưa ra khảo sát trên CBQL và GV trường THCS thành phố Thái nguyên. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.16. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên (ý kiến của GV)
Đánh giá kết quả bồi dưỡng | Ý kiến | ||||
Có | Không | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Giáo viên tự đánh giá về kết quả bồi dưỡng | 76 | 86,4 | 12 | 13,6 |
2 | Đánh giá của báo cáo viên trực tiếp bồi dưỡng | 69 | 78,4 | 19 | 21,6 |
3 | Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường | 81 | 92,0 | 7 | 8,0 |
4 | Kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên sau bồi dưỡng | 65 | 73,9 | 23 | 26,1 |
5 | Đánh giá của học sinh | 65 | 73,9 | 23 | 26,1 |
6 | Đánh giá của các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm với giáo viên sau bồi dưỡng | 74 | 84,1 | 14 | 15,9 |
7 | Đánh giá của GV - GV | 74 | 84,1 | 14 | 15,9 |
8 | Kết hợp các cách thức đánh giá trên | 71 | 80,7 | 17 | 19,3 |
Kết quả tại bảng trên cho thấy, các kênh đánh giá đưa ra khảo sát được trên 70% GV cho rằng có sử dụng, cụ thể mức đánh giá dao động từ 73,9% cho nội dung “Kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên sau bồi dưỡng” và “Đánh giá của học sinh” đến 92% cho nội dung “Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường”. Tỉ lệ giáo viên cho rằng các nội dung chưa được sử dụng trong đánh giá giáo viên thấp nhất là kênh đánh giá của BGH nhà trường có 7/88 (chiếm 8%). Kênh đánh giá mà nhiều GV cho rằng chưa sử dụng để đánh giá nhiều nhất là “Kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên sau bồi dưỡng” và “Đánh giá của học sinh” với 26,1% ý kiến.
Bảng 2.17. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên (ý kiến của CBQL)
Đánh giá kết quả bồi dưỡng | Ý kiến | ||||
Có | Không | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Giáo viên tự đánh giá về kết quả bồi dưỡng | 19 | 86,4 | 3 | 13,6 |
2 | Đánh giá của báo cáo viên trực tiếp bồi dưỡng | 18 | 81,8 | 4 | 18,2 |
3 | Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường | 20 | 90,9 | 2 | 9,1 |
4 | Kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên sau bồi dưỡng | 4 | 18,2 | 18 | 81,8 |
5 | Đánh giá của học sinh | 4 | 18,2 | 18 | 81,8 |
6 | Đánh giá của các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm với giáo viên sau bồi dưỡng | 20 | 90,9 | 2 | 9,1 |
7 | Đánh giá của GV - GV | 19 | 86,4 | 3 | 13,6 |
8 | Kết hợp các cách thức đánh giá trên | 5 | 22,7 | 17 | 77,3 |
Kết quả khảo sát trên CBQL cho thấy có sự khác biệt ở một số nội dung so với đánh giá của GV. Có 80,7% GV cho rằng có sự kết hợp các cách thức trên trong đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường THCS tuy nhiên tỉ lệ này của CBQL chỉ có 22,7%, có đến 77,3% CBQL cho rằng không có sự kết hợp tất cả các kênh đánh giá như trên. Tỉ lệ CBQL cho rằng có sử dụng các kênh đánh giá dao động từ 18,2% đến 90,8%. Điều đó cho thấy CBQL có quan điểm rất rõ ràng trong việc lựa chọn các hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng GV. Như vậy, CBQL cho rằng, các kênh đánh giá chủ yếu được sử dụng là: “Đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường”; “Đánh giá của các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm với giáo viên sau bồi dưỡng”; “Giáo viên tự đánh giá về kết quả bồi dưỡng”; “Đánh giá của GV - GV”. Tỉ lệ các ý kiến lựa chọn nội dung khá chênh lệch, cụ thể các nội dung CBQL lựa chọn với tỉ lệ rất thấp gồm: “Kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên sau bồi dưỡng”; “Đánh giá của học
sinh”. Kết quả này có sự trùng khớp với nhận định của GV. Như vậy sử dụng kênh đánh giá của học sinh về GV và kết quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm của GV sau bồi dưỡng không được sử dụng phổ biến trong các trường THCS.
2.2.1.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng quá trình quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trường THCS trên địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào chúng tôi tiến hành khảo sát trên CBQL và GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên
Các yếu tố ảnh hưởng | Ý kiến của GV | Ý kiến của CBQL | |||||||
Có | Không | Có | Không | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của tổ chức hoạt đông trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS | 74 | 84,1 | 14 | 15,9 | 9 | 40,9 | 13 | 59,1 |
2 | Đặc điểm, trình độ của đội ngũ giáo viên ở trường THCS | 72 | 81,8 | 16 | 18,2 | 22 | 100,0 | 0 | 0,0 |
3 | Năng lực CBQL trong quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm | 58 | 65,9 | 30 | 34,1 | 20 | 90,9 | 2 | 9,1 |
4 | Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho công tác bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm | 78 | 88,6 | 10 | 11,4 | 22 | 100,0 | 0 | 0,0 |
5 | Các yếu tố về chính sách, về cơ chế quản lý | 76 | 86,4 | 12 | 13,6 | 22 | 100,0 | 0 | 0,0 |
6 | Các yếu tố về kinh tế - xã hội | 56 | 63,6 | 32 | 36,4 | 20 | 90,9 | 2 | 9,1 |
7 | Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục THCS | 69 | 78,4 | 19 | 21,6 | 19 | 86,4 | 3 | 13,6 |