Tăng Cường Khai Thác Và Sử Dụng Hợp Lý Cơ Sở Vât Chất, Cá C Điều


dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay qua tìm hiểu 08 trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình mới thành lập được ban chỉ đạo HĐTN nhưng chưa đi vào hoạt động có chiều sâu. Vì vậy, mỗi Cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu của mỗi trường chỉ đạo ban chỉ đạo HĐTN hoạt động có chiều sâu hơn.

Thành phần ban chỉ đạo HĐTN gồm: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng; Bí thư chi Đoàn; đại diện công đoàn; tổ trưởng tổ chủ nhiệm; đại diện hội cha mẹ học sinh; giáo viên Tổng phụ trách; một số giáo viên có có năng lực trong hoạt động đoàn thể. Trong đó: Trưởng ban là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng; phó trưởng ban là Bí thư chi Đoàn ; Các ủy viên gồm đại diện công đoàn; tổ trưởng tổ chủ nhiệm; giáo viên Tổng phụ trách; đại diện hội cha mẹ học sinh…Để hoạt động trải nghiệm đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn có thể phân thành các tiểu ban: Tiểu ban văn hóa, văn nghệ, TDTT; Tiểu ban hoạt động chính trị xã hội; Tiểu ban hoạt động từ thiện… Tùy vào nội dung hoạt động của từng tuần, tháng, học kì mà giao trách nhiệm cho các tiểu ban sao cho phù hợp.

Ban chỉ đạo thống nhất vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho GVCN, GV bộ môn và các tổ chức khác trong nhà trường. Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động theo từng tuần, từng tháng, từng kì và cả năm học và có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm.

Phân công nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo:

- Trưởng ban chỉ đạo: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, điều chỉnh kế hoạch nếu có vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp trong quá trình triển khai, giám sát quá trình hoạt động hàng tháng, liên hệ phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên giảng dạy và GVCN .

- Phó trưởng ban chỉ đạo: Bí thư chi Đoàn có nhiệm vụ phối hợp với GVCN bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lớp về các kĩ năng tổ chức hoạt động trải


nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra đánh giá hoạt động của GVCN một cách thường xuyên và đôn đốc, nhắc nhở GVCN thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch của nhà trường đã triển khai.

- Các ủy viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

+ Tổ trưởng tổ chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ phổ biến kế hoạch theo khối đến từng GVCN, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên.

+ Hội trưởng hội cha mẹ học sinh có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 12

+ GVCN trực tiếp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề của lớp mình phụ trách, lựa chọn và thiết kế nội dung hoạt động phù hợp, đảm bảo yêu cầu giáo dục theo chủ điểm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh lớp mình, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả.

+ GV bộ môn có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giúp HS thực hiện tốt các hoạt động và cùng với GVCN đánh giá kết quả hoạt động của HS.

Ban chỉ đạo hoạt động trải nghiệm hoạt động dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng giáo dục…. Đây là những văn bản có tính pháp quy của nhà nước về giáo dục - đào tạo mà mỗi một GV cần phải tuân thủ thực hiện. Vì vây, người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm phổ biến và quán triệt đến tận mọi cán bộ, GV và chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu thực hiện các văn bản, nghị quyết của Đảng như: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, các thông tư, chỉ thị… thông qua học tập chuyên đề, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm…

Ngoài những văn bản có tính pháp quy trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Hiệu trưởng cần phải xây dựng một số văn bản mang tính chất hướng dẫn nội bộ, nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình tổ chức thực


hiện như: quy trình tổ chức hoạt động, hướng dẫn thiết kế hoạt động, kĩ năng tổ chức, kĩ năng hoạt động…

Đối với HS là đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng cần có những hướng dẫn quy định cụ thể cho những đối tượng này để GV có căn cứ để đánh giá hạnh kiểm, đánh giá thi đua, xếp loại sau mỗi hoạt động, mỗi tháng, mỗi kì và cả năm học. Là căn cứ để đánh giá thi đua giữa tập thể lớp này và lớp khác.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ GV và ban chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, phải là người có năng lực, tinh thần trách nhiệm và kĩ năng tổ chức thực hiện, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác và kĩ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin.

- Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

3.2.4. Quản lí chỉ đao

thưc

hiên

chương trình hoạt động trải nghiệm

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả kế hoạch đã xây dựng, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục trong năm học. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chặt chẽ, kịp thời, phù hợp với mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra và đạt hiệu quả cao. Bộ máy quản lý hoạt động trải nghiệm của nhà trường phải được vận hành thường xuyên, liên tục thành nếp, hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS đạt kết quả cao.

Việc thực hiện đúng chương trình không chỉ đảm bảo đủ số tiết quy định, đảm bảo khối lượng kiến thức được quy định trong chương trình mà còn đảm bảo các yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất đó là đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng tương lai với đầy đủ nhân cách và sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẽ và quan tâm tới mọi người xung quanh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp


- Tổ chức triển khai kế hoạch tới từng tập thể và cá nhân có liên quan. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo đúng thời gian quy định. Động viên, khuyến khích mọi người bằng nhiều hình thức khác nhau để họ thấy được nhiệm vụ được giao để hoàn thành kế hoạch tốt nhất và hiệu quả nhất.

- Hiệu trưởng phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp dạy học cơ bản, nắm rõ các chỉ thị về nhiệm vụ năm học để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo hoạt động trải nghiệm.

- Hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của từng tổ chức, cá nhân đến từng tuần, từng tháng, từng kì và cả năm học; đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động và kịp thời đúc rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, nhân rộng điển hình

- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong nhà trường THCS. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách khoa học, có hệ thống, có tổ chức. Cần phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí.

Tùy vào từng hoạt động mà có phương pháp tổ chức khác nhau, chẳng

hạn:


* Đối với chương trình hoạt động trải nghiệm tổ chức ngoài nhà trường:

Bước 1: Xây dựng khung kế hoạch, chia thành từng đợt theo các hoạt

động trong kế hoạch. Lựa chọn địa điểm, cơ sở cho phù hợp với mục tiêu hoạt động đề ra, phù hợp với phân phối thời lượng, thời gian..

Bước 2: Liên hệ với địa phương hoặc cơ sở để bàn bạc, thống nhất kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức hoạt động ( như quy trình hoạt động, nội dung từng tổ nhóm, người hướng dẫn, các điều kiện phương tiện kèm theo....)

Bước 3: Phổ biến, thông qua kế hoạch trong từng buổi sinh hoạt khối giáo viên chủ nhiệm và trao đổi cụ thể với hội cha mẹ học sinh lớp, trường.


Bước 4: GVCN soạn giáo án, tiến hành hoạt động theo kế hoạch chung ngay từ tiết thứ nhất : Xác định mục tiêu hoạt động, đến tiết cuối : báo cáo thu hoạch của từng nhóm trong lớp và đánh giá của giáo viên sau hoạt động.

* Đối với hoạt động các câu lạc bộ, tổ chức sự kiện :

Tùy theo từng sự kiện, nhà trường hoặc các nhóm phụ trách từng sự kiện lên kế hoạch, duyệt kế hoạch với ban giám hiệu và tập luyện để tổ chức các hoạt động đó. Những hoạt động do nhà trường chủ trì ( chương trình chào mừng ngày 20 - 11, chương trình chào xuân, lễ trưởng thành đội viên), Ban giám hiệu bàn bạc và phân công GVCN, các nhóm phụ trách các hoạt động và tổ chức cho học sinh tập luyện trên cơ sở đăng kí của các nhóm.

Những hoạt động do các nhóm hoặc các đoàn thể tổ chức thì các nhóm chủ động lên kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đề ra : Nhóm Tiếng Anh tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh; nhóm Sử - Địa - GDCD tổ chức chương trình “ Tôi yêu Việt Nam”, Tổ Xã hội tổ chức chuyên đề “ Biển đảo quê hương”; Liên Đội tổ chức Tết trung thu, nhóm Văn tổ chức Câu lạc bộ văn học dân gian; Tổ Tự nhiên tổ chức “ Hội chợ khoa học”....

* Đối với các hoạt động chuyên đề :

Sau khi xác định những chuyên đề trọng tâm, cần thiết và phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, phù hợp với nhu cầu của chính bản thân học sinh, ban giám hiệu đã đưa vào kế hoạch từng tháng trong năm học để bố trí các hoạt động chuyên đề đó sao cho đảm bảo các yếu tố sau :

- Nội dung các chuyên đề theo sát với kế hoạch chung của Sở GD& ĐT Quảng Bình.

- Nội dung các chuyên đề được lựa chọn phải được triển khai tương ứng với kế hoạch của huyện Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Ví dụ : chuyên đề về giáo dục phòng chống HIV- AIDS, về giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, an ninh quốc phòng vào tháng 12; tổ chức cuộc thi hát ca khúc truyền thống của Đoàn, hoạt động Nhịp


điệu tuổi trẻ vào tháng 3 - tháng thanh niên; chuyên đề hoạt động vì cộng đồng như quyên góp ủng hộ các tỉnh chụi ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ...

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực, có kinh nghiệm, kỷ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm qua đó nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên về công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm

Đẩy đủ cơ sở vật chất, sách giáo khoa, sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ và các điều kiện thiết yếu cần thiết khác cho quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm.

3.2.5. Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vât chất, cá c điều

kiên

phuc

vụ hoạt động trải nghiệm

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Nhằm tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và giá trị tinh thần cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm một cách thuận lợi.

- Phát huy thế mạnh của nhà trường, địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là phương tiện đạt tới mục đích của hoạt động và cũng là để đạt mục tiêu quản lý của người hiệu trưởng. Nếu huy động được nhiều, đầy đủ và quản lý tốt việc sử dụng thiết bị dạy học thì chất lượng dạy học nói chung và chất lượng hoạt động trải nghiệm được nâng cao.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đóng góp một phần không nhỏ quyết định sự thành công của quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy: cơ sở vật chất của các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, nhà trường cần phải tăng cường đầu tư mua sắm thêm cơ sở vật chất mới, phát huy sức sáng tạo và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất hiện có


nhằm đảm bảo cho hoạt động trải nghiệm được tiến hành một cách thuận lợi nhất. Để đảm bảo vấn đề này Hiệu trưởng cần thực hiện một số công việc sau:

- Tăng cường mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị mới: Đây là một công việc không phải dễ dàng. Bởi vì các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình mặc dầu đều là những trường đóng trên địa bàn vùng thuận lợi, nhưng đời sống của người dân chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí chủ yếu do nhà nước trang cấp, nhà trường không thu thêm bất kì một khoản kinh phí nào khác từ phụ huynh học sinh. Vì vây, việc chủ động nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này người Hiệu trưởng cần:

+ Xây dựng kế hoạch dài hạn để xác định rõ nguồn kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ, hàng năm trích một phần kinh phí từ ngân sách để bổ sung mua sắm trang thiết bị và dành cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

+ Chủ động công tác tham mưu với các cơ quan, ban ngành cấp trên để từng bước tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường. Đặc biệt là nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, các doanh nhân, các nhà hảo tâm, các cựu học sinh thành đạt của nhà trường…

- Phát huy tiềm năng cơ sở vật chất của nhà trường, của địa phương: Các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có rất nhiều thế mạnh về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội như : có đồng ruộng thẳng cánh cò bay, nhiều di tích lịch sử văn hóa; nhiều trò chơi dân gian, nhiều điệu hát lời ca mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội …Học sinh là con em nông thôn, ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên các em rất thật thà và ngoan ngoãn. Vì vậy, nhà trường có thể phát huy những thế mạnh này để phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm như: với hình thức “cắm trại” giáo viên có thể phối


hợp với phụ huynh trong việc chỉ đạo các em chuẩn bị các thiết bị trại như: cọc trại, rào trại, mái trại…; với hình thức “tham quan” nhà trường có thể phối hợp với các lực lượng giáo dục để tổ chức tham quan danh thắng, các di tích lịch sử hoặc các mô hình kinh tế giỏi ngay trên địa bàn trường đóng; Tận dụng không gian nhà trường có thể tổ chức các trò chơi dân gian, thi hát các làn điệu dân ca, hò khoan Lệ Thủy mang đậm đà bản sắc văn hóa của địa phương, dân tộc…

- Sữ dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có: Cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hiện nay chưa đầy đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay, nguồn tài chính còn hạn hẹp, để trang bị đầy đủ cở sở vật chất, trang thiết bị cho tất cả các trường THCS là một vấn đề cực kì khó khăn. Vì vậy, phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường là biện pháp rất cần thiết để khắc phục những khó khăn trước mắt. Để thực hiện vấn đề này người Hiệu trưởng cần:

+ Chỉ đạo giáo viên khi tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi nhiều kinh phí hoặc cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo thì giáo viên cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo chọn hình thức thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu hoạt động đề ra.

+ Có kế hoạch duy tu, sửa chửa, sử dụng hợp lí các cơ sở vật chất thiết bị hiện có, huy động HS tự tìm tòi, sáng tạo ra những thiết bị đơn giản phục vụ cho các hoạt động phù hợp với khả năng của HS, của nhà trường và địa phương. Biện pháp này vừa có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất vừa phát huy được khả năng sáng tạo của HS, giúp học sinh có ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với tập thể, đối với nhà trường và quan trọng hơn nữa là học sinh được trải nghiệm thực tế. HS tự mình thu lượm những vật dụng vứt bỏ trong tự nhiên để có thể

làm ra những thiết bị phục vụ cho hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí