Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Thừa Thiên Huế


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ


2.1. Giới thiệu tổng quan về Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Tháng 8/1988, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống ngân hàng đã từng bước phân cấp cụ thể, NHTM được tách khỏi NHNN về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạt động. Ngân hàng Công Thương tỉnh Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn cảnh đó và đặt trụ sở tại số 2 Lê Quý Đôn, TP.Huế, Tất cả hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của NHNN tỉnh và Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Tháng 7/1989, do sự phân chia ranh giới tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bình Trị Thiên chuyển đổi thành chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế theo quyết định 217/42 của Hội đồng bộ trưởng. Kể từ đó, NHCT tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập, tự chủ trên cơ sở pháp lệnh Ngân hàng.

Năm 1992 Ngân hàng Công thương chi nhánh Thừa Thiên huế mở một phòng giao dịch tại Thị Trấn Thuận An và các điểm giao dịch trên địa bàn thành phố Huế.

Đến năm 2002, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam mở thêm một chi nhánh

cấp 2 tại Phú Bài trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế.

Năm 2006 Chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài đã tách riêng thành Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Năm 2008 các quỹ tiết tiệm đã trở thành các PGD ở những vị trí trọng điểm trên địa bàn Thành phố Huế.


Năm 2008 cũng là năm Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức được phê duyệt cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank CN TTH ).

Vietinbank CN TTH chịu sự điều hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và thực hiện quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ, thường xuyên. Tuân thủ chính sách, chế độ của ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trên toàn hệ thống.

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới đất nước và Tỉnh nhà, Vietinbank CN TTH đã dần khẳng định vị thế là một NHTM có uy tín và tầm cỡ trên địa bàn tỉnh, góp phần thực thi các chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế. Không bằng lòng với những gì hiện có, ngân hàng luôn cố gắng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trải qua 30 năm hoạt động và phát triển, với sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, Vietinbank CN TTH đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ cũng như lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng qua mỗi năm. Thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng, Vietinbank CN TTH đã không ngừng được trang bị công nghệ tiên tiến phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn, Vietinbank CN TTH đang ngày càng mở rộng thị phần và xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng các KH truyền thống và tiềm năng trên địa bàn tỉnh nhà.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Vietinbank CN TTH được tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 14 phòng, 3 tổ thuộc phòng.

Hình 2 1 Mô hình tổ chức của Vietinbank CN TTH Nguồn Phòng Tổ chức Hành chính 1

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank CN TTH

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Vietinbank TTH (2017)

Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung các hoạt động. Phụ trách Phòng TCHC, phòng Tổng Hợp, phòng Kế toán và điều hành về các hoạt động tín dụng của một số khách hàng lớn. Thực hiện phê duyệt công tác thanh toán, chi tiêu tài chính, nhân sự.

- Phó Giám đốc khối KHDN: Phụ trách phòng KHDN, Phòng TTKQ

- Phó Giám đốc Khối bán lẻ: Phụ trách phòng bán lẻ và các PGD

Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Theo dòi, giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay. Đầu mối phối hợp với Phòng Tổng hợp và quản lý nợ có vấn đề để thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ xử lý rủi ro. Quản lý, khai thác hồ sơ, thông tin khách hàng doanh nghiệp theo quy định của NHCT. Thực hiện chức năng thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.


Tổ Tài trợ thương mại và thanh toán ngoại tệ (trực thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp): Đầu mối tiếp thị, tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại cho các khách hàng. Đầu mối quản lý, tổng hợp, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh.

Phòng Bán lẻ: Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của NHCT cho các khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử (trực thuộc phòng Bán lẻ): Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cung cấp sản phẩm, công tác marketing và hỗ trợ về dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng. Báo cáo, tham mưu và triển khai các hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh.

Phòng Tổng hợp và quản lý nợ có vấn đề: Tham mưu cho Ban Giám đốc về lãi suất huy động, cho vay, chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh. Đầu mối trong triển khai chương trình điều hành, cân đối vốn kinh doanh chung của toàn chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn chi nhánh theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Phòng Kế toán giao dịch: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hạch toán các giao dịch. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài chính của toàn chi nhánh đúng theo quy định hiện hành.

Tổ Thông tin Điện toán (trực thuộc phòng Kế toán): Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính.

Phòng Tiền tệ kho quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm,… Bảo đảm công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển. Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả.


Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản lý cán bộ, hành chính quản trị của chi nhánh. Thực hiện các chức năng về đảm bảo an toàn tài sản, quy định về bảo quản trang thiết bị, quản lý con dấu của chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại.

Các Phòng giao dịch Đa năng (Phòng giao dịch Thuận An, Hương Trà, Tây Lộc, Gia Hội, Nguyễn Huệ, An Dương Vương, Thuận Thành): Thực hiện cung cấp các nghiệp vụ: huy động vốn, tín dụng cho vay và các dịch vụ khác theo quy định trên cơ sở quy chế, quy trình nghiệp vụ và phạm vi được ủy quyền.

Các Phòng giao dịch chuẩn (Phòng giao dịch Duy Tân): Thực hiện cung cấp các nghiệp vụ: huy động vốn và các dịch vụ khác theo quy định trên cơ sở quy chế, quy trình nghiệp vụ và phạm vi ủy quyền

2.1.3. Tình hình lao động tại Vietinbank CN TTH

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vietinbank CN TTH luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ và coi đây là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh đã không ngừng đổi mới công tác xây dựng và điều hành đơn vị, nâng cao trình độ đội ngũ lao động, sắp xếp và bố trí cán bộ một cách hợp lý nhằm thích ứng với tình hình thực tế và có thể đáp ứng được với yêu cầu mới phát sinh.

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng Vietinbank CN TTH

Đơn vị tính: Người


2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Chỉ tiêu

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao động

113

100

121

100

131

100

8

7,08

10

8,26

1. Phân theo giới tính

Nam


40


35,40


51


42,15


63


48,09


11


27,50


12


23,53

Nữ

73

64,60

70

57,85

68

51,91

-3

-4,11

-2

-2,86

2. Phân theo trình độ học vấn

ĐH và trên ĐH

105

92,92

114

94,21

122

93,13

9

8,57

8

7,02

Cao đẳng, trung cấp

3

2,65

3

2,48

4

3,05

0

0,00

1

33,33

LĐ phổ thông

5

4,42

4

3,31

5

3,82

-1

-20,00

1

25,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – Vietinbank TTH (2017)


Qua biến động số lượng lao động của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017 cho thấy tỉ lệ lao động nữ có xu hướng giảm dần, còn tỉ lệ lao động nam có xu hướng tăng dần. Năm 2015, tỉ lệ nữ cao hơn gần gấp đôi so với tỉ lệ nam, nhưng đến năm 2017, tương quan lao động đã đồng đều hơn, số lượng lao động nữ là 68 người chiếm tỉ lệ 51,09%, còn số lượng lao động nam là 63 người, chiếm tỉ lệ 48,09%. Xét theo trình độ học vấn, nhóm lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, trên 92% tổng số lao động. Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông tại Vietinbank CN TTH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lao động, chủ yếu là bộ phận bảo vệ, lao công và số lượng hầu như không thay đổi trong 3 năm qua.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015 - 2017

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Qua bảng số liệu 2.2 dưới đây, có thể nhận thấy tình hình huy động vốn Vietinbank CNTTH có mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2015 - 2017. Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 3.069,12 tỷ đồng, sang đến năm 2016 đạt 3.465,98 tỷ đồng, tăng 396,86 tỷ đồng (tương đương tăng 12,93%) so với năm 2015. Năm 2017, tổng số tiền huy động của Chi nhánh đạt 4.344,76 tỷ đồng tăng 878,78 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương tăng với tỉ lệ 25,35%.

Sự gia tăng về tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm vì trong thời gian này, Chi nhánh đã liên tục quảng bá rộng rãi tới khách hàng các chương trình khuyến mại, các gói tiết kiệm hấp dẫn và lãi suất ưu đãi. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã mở rộng và phát triển thêm các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm online; các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm hay giảm phí cho các loại tiền gửi thanh toán. Cùng sự nỗ lực trong công tác Marketing, chi nhánh đã nâng cao được hình ảnh và vị thế của mình trên địa bàn, được nhiều người biết đến và tin tưởng, giúp tăng lượng tiền gửi và tăng nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh.


Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng



ST

%

ST

%

ST

%

+/-

%

+/-

%

Tổng nguồn vốn

3.069,12

100,00

3.465,98

100,00

4.344,76

100,00

396,86

12,93

878,78

25,35

1. Phân theo kỳ hạn











- Không kỳ hạn

884,10

28,81

943,49

27,22

1.067,08

24,56

59,39

6,72

123,59

13,10

- Có kỳ hạn

2.185,02

71,19

2.522,49

72,78

3.277,68

75,44

337,47

15,44

755,19

29,94

2. Phân theo đối tượng khách hàng

- Tổ chức kinh tế

1.034,98

33,72

1.132,67

32,68

1.305,02

30,04

97,69

9,44

172,35

15,22

- Dân cư

2.034,14

66,28

2.333,31

67,32

3.039,74

69,96

299,17

14,71

706,43

30,28

3. Phân theo loại tiền











- VNĐ

2.902,02

94,56

3.305,29

95,36

4.232,99

97,43

403,27

13,90

927,70

28,07

- Ngoại tệ quy đổi VNĐ

167,10

5,44

160,69

4,64

111,77

2,57

-6,41

-3,84

-48,92

-30,44

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)


36


Theo kỳ hạn gửi

Từ bảng 2.2, tiền gửi được chia thành 2 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kì hạn. Trong đó tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất: Năm 2015 chiếm 71,19%; năm 2016 chiếm 72,78% và năm 2016 chiếm 75,44%. Không chỉ chiếm tỉ trọng cao nhất, loại tiền gửi này còn tăng mạnh qua các năm: Năm 2016 tăng 337,47 tỷ đồng, tương ứng 15,44% so với năm 2015; năm 2017 tăng 755,19 tỷ đồng, tương ứng 29,94% so với năm 2016.

Nguồn vốn không kỳ hạn xét về mặt tài chính có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp, tuy nhiên nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không cao vì khách hàng thường chọn tiền gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn. Vì thế chi nhánh cần phải kiểm soát và duy trì tỉ trọng nguồn tiền này một cách hợp lý, tránh gây ra tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh.

Tỷ trọng tiền gửi không kì hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 28,81%, năm 2016 giảm xuống còn 27,22% và năm 2017 chỉ còn 24,56%. Ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỉ trọng cao giúp Chi nhánh có được sự ổn định nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn. Tuy nhiên, do định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn. Do đó nếu duy trì một tỉ trọng cao của nguồn vốn huy động có kỳ hạn sẽ làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng cho loại tiền gửi này. Song việc duy trì một tỉ lệ nhất định nguồn vốn có kỳ hạn là cần thiết, vì nếu tỉ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới trình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động – cho vay.

Tiền gửi theo thành phần kinh tế

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu

trong tổng nguồn vốn huy động (Năm 2015: 66,28%; năm 2016: 67,32%, năm

2017: 69,96%) và biến động mạnh qua các năm (năm 2016 tăng 14,71%; năm 2017

tăng 30,28%).

Nguyên nhân chính để lý giải cho những số liệu trên là do đối tượng khách

hàng chủ yếu của Chi nhánh là các cá nhân, hộ gia đình hay nói cách khác chi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022