Những Nét Khái Quát Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào


thời đại sắt và những di tích văn hóa cự thạch là những cơ sở vật chất làm tiền đề cho sự ra đời của các Mường cổ đại trên khắp lãnh thổ Lào vào những thế kỷ sau Công nguyên. Có thể thấy lịch sử Lào qua các thời kỳ sau đây:

a) Nước Lào thời kỳ các Mường cổ:

Trong khoảng thời gian lâu dài ở giai đoạn đầu Công nguyên, trước khi vua Phạ Ngừm thống nhất được các thế lực cát cứ, để lần đầu tiên hình thành một Vương quốc Lào thống nhất (1353). Nước Lào ngày nay đã từng tồn tại hàng loạt hệ thống tổ chức chính trị - xã hội kiểu các Mường cổ, mà trong đó tiêu biểu nhất là ba mường lớn: Mường Xoa (Luông Pha Bang), Mường Phuôn (Xiêng Khoảng), và trước đó là Mường Xỉ Khốt Tạ Boong (từ trung Lào trở xuống).

Mường Xoa - Lạn Xạng: theo các nguồn tài liệu được nhiều nhà Lào học trình bày, Mường Xoa tức là Mường Xiêng Động - Xiêng Thoong, dưới thời trị vì của Khun Xoa được gọi là Mương Xoa. Đến khi Vương quốc Lạn Xạng ra đời, Mường Xoa lại được đổi thành Mường Xiêng Động - Xiêng Thoong và sau này là Luông Pha Bang. Đây là một miền có đất đai màu mỡ, các cư dân về đây sinh sống từ rất lâu đời.

Mường Phuôn Xiêng Khoảng: nằm ở phía đông, Xiêng Khoảng là một mường cổ của nước Lào. Trung tâm của mường này là Xiêng Đông Đăng. Tại đây có di tích khảo cổ về cự thạch rất nổi tiếng, đó là trên cao nguyên Xiêng Khoảng có chum đá hơn 300 chum. Theo truyền thuyết về Thao Hùng, Thao Chương, các chum đá đó được Khun Chương dùng để đựng rượu: thời kỳ Xay Pu Xiêng Khoảng vào thế kỷ XII. Theo các nhà khảo cổ, niên đại của chum đá đã có khoảng cách rất xa trước khi Khun Chương.

Mường Xỉ Khốt Tạ Boong: tên cũ của Xỉ Khốt Ta Boong là Khô Tạ Bu Lạ. Theo nghĩa của tiếng Sanskrít có nghĩa là phía m ặt trời mọc, được người xưa (cư dân nói ngôn ngữ Môn - Khơme) dùng để gọi một tiểu quốc ở phía đông, mà đối xứng theo trục địa lý với tiểu quốc này là Vương quốc Tha Ra Va Đi của người Môn ở phía tây. Tiểu quốc này được hình thành vào khoảng thế


kỷ VI. Theo các nhà nghiên cứu, thủ phủ đầu tiên được thiết lập ở Khột Tạ Bun, tại vùng của sông sê Bangphay, thuộc tỉnh Xa Vẳn Na Khệt ngày nay. Từ đó cho đến thế kỷ XIII, tiểu quốc này có một quá trình phát triển rất lâu dài, lúc thịnh lúc suy, dọc theo các vùng ở hai bên bở sông Mê Kông từ Viêng Chăn cho đến thác Li Phị. Tiểu quốc này về sau được gọi là Xỉ Khốt Tạ Boong và được gọi theo kiểu tổ chức chính trị xã hội cổ truyền thuộc hệ thống Lào - Thái: Mường Xỉ Khốt Tạ Boong.

b) Thời kỳ thống nhất đầu tiên của Vương quốc Lào Lạn Xạng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Vào giữa thế kỷ XIV, nhân lúc CămPuChia đang có mâu thuẫn gay gắt với Ayu Than Ha, Phạ Ngừm đã chỉ huy đạo quân "10 ngàn người" từ CămPhuChia tiến về. Đạo quân của Phạ Ngừm đã thâm nhập vào thung lũng sông Mê Kông và chính phục được hàng loạt tiểu quốc như: Mường Pạc Cột, Mường Ca Boong, Mường Pha Nặm Hùng, Mường Phuôn, rồi tiến lên đông bắc Lào sát tận Phông Sa Lỳ, sau đó trở xuống Pạ Cu Sát Kinh Xiêng Đông, Xiêng Thoong.

Sau khi Chậu Phạ Ngừm qua đời, con trai cả của ông là Ún Hươn (ông mang danh hiệu là Phạ nha Xảm Xẻn Thay) lên ngôi vua từ năm 1376 - 1418. Sau khi Xảm Xẻn Thay mất, em trai nhà vua là Khăm Đẻng lên kế ngôi 11 năm, sau đó khoảng 30 năm triều đình Lạn Xạng bước vào giai đoạn rối ren.

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 9

c) Thời kỳ nhân dân Vương quốc Lào Lạn Xạng kháng chiến chống xâm lược:

Năm 1535 và năm 1540, vua Ayu Thaya hai lần cất quân sang lãnh Lào Lạn Xạng hai lần mới chiếm được. Năm 1560, vua Xay Nha Xêt Tha Thi Lạt chuyển Thủ đô từ Luổng Pha Bang sang Viêng Chăn. Từ năm 1563 - 1592 nhân dân Lào Lạn Xạng ba lần kháng chiến chống quân Ava (Myanma). Tới năm 1623 khi Xu Li Nha Vông Xạ Thăm Mi Kạ Lạt lên ngôi vua Lào Lạn Xạng mới tương đối ổn định, và dưới triều đại của vua Xu Li Nha Vông Xạ, Lào Lạn Xạng được phát triển và trở nên hưng thịnh.


d) Vương quốc Lào Lạn Xạng bước vào thời kỳ suy yếu và đất nước bị chia cắt trong thế kỷ XVIII:

Vua Xu Li Nha Vông Xạ qua đời, vì không có người nối dõi, các lực lượng chống đối nhà vua đã nổi dậy ở khắp nơi. Năm 1707 vương quốc Lạn Xạng đã bị chia thành ba tiểu vương: Viêng Chăn, Luổng Pha Bang và Chăm Pa Xắc. Hơn một thế kỷ (từ năm 1778 - 1893) Lào Lạng Xạng bị rơi vào ách xâm lược của phong kiến Xiêm. Trong lúc rối ren, chia cắt và nằm dưới ách đô hộ của người Xiêm, ở Lào Lạn Xạng đã xuất hiện Chậu A Nu Vông (1803 - 1827) người về sau đã lật đổ ách đô hộ của người Xiêm, lập lại sự thịnh vượng và thống nhất đất nước Lào.

đ) Xã hội Lào dưới ách xâm lược và thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật:

Nửa sau thế kỷ XIX, khi Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, chúng còng đẩy mạnh quá trình xâm lược Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào đã đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa Vẳn Na Kệt dưới sự lãnh đạo của Phò Cà Đuột (1901 - 1902); cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Ông Kẹo, Ông Kôm Ma Đặm (1901 - 1937); cuộc khởi nghĩa ở Bắc Lào dưới sự lãnh đạo của Chậu Phạ Pát Chay (1918 - 1922).

Tháng 8 năm 1940, Toàn quyền Jean Decoux ký hiệp ước thừa nhận đặc quyền của Nhật ở Đông Dương để đổi lấy việc Nhật hứa tôn trọng quyền thống trị của Pháp đối với Lào, Việt Nam và Cămpuchia. Nhật tuyên bố nước Lào "độc lập", gây phong trào thân Nhật, mưu mê hoặc nhân dân và dùng người Lào trị người Lào.

Ngày 12 tháng 10 năm 1945, tại thủ đô Viêng Chăn, chính phủ Lào Ít Xa La được thành lập do Pha Nha Khăm Mạo làm Thủ tướng trịnh trọng công bố trước quốc dân và thế giới bản "Tuyên bố độc lập", ban bố bản Hiến pháp tạm thời, quốc ca và quốc kỳ Lào.


e) Thời kỳ chống sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp, sự can thiệp của đế quốc Mỹ và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:

Nước Lào độc lập ra đời và cuộc kháng chiến của nhân dân Lào chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai năm 1945 - 1954 diễn ra trong tình hình quốc tế có những thay đổi lớn. Ngày 20 tháng 1 năm 1949, đội quân cách mạng đầu tiên, Quân giải phóng Lào tự do mang tên Lát Xa Vông được thành lập, do đồng chí Cay Xỏn PhômViHản lãnh đạo (ngày nay là Quân đội Nhân dân Lào). Ngày 13 tháng 8 năm 1950, Đại hội Quốc dân kháng chiến quyết định thành lập Mặt trận Lào Ítxala (Lào tự do), sau đổi thành Neo Lào Hắc Xạt (Mặt trận Lào yêu nước). Ngày 11 - 19 tháng 2 năm 1951, tại Tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam) Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Trong Đại hội lần này có đại biểu Mặt trận Lào và Cămpuchia đến dư và ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập khối liên minh nhân dân Lào

- Việt - Cămpuchia. Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng NDCM Lào) đã đư ợc

thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1955. Đồng chí Cay Xỏn PhômViHản trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Nhân dân Lào. Ngày mùng 2 tháng 12 năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc Lào giành thắng lợi trọn vẹn. Nước CHDCND Lào ra đời và bước vào thời kỳ mới của lịch sử dân tộc.

Văn hóa dân tộc nói chung và VHCT Lào nói riêng của người Lào đã được hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước anh dũng của nhân dân các bộ tộc Lào. Lịch sử đấu tranh anh dũng chống xâm lược của nhân dân Lào đã hun đúc nên các giá trị truyền thống trong văn hóa nói chung, VHCT Lào nói riêng.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


VHCT là khái niệm của chính trị học hiện đại xuất hiện gần đây trong khoa học chính trị trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Lào. Ra đời trong quá trình nghiên cứu so sánh các hệ thống chính trị, khái niệm VHCT đã có tác động trong quá trình nghiên cứu chính trị học. Khái niệm VHCT cần phải đặt trong sự nhận thức chung về phạm trù văn hóa và chính trị. Những quan niệm cơ bản về văn hóa và chính trị là cơ sở, điểm xuất phát cho nhận thức VHCT.

Nhận thức về cơ sở tự nhiên và xã hội, cơ sở kinh tế và chính trị, cơ sở lịch sử và văn hóa truyền thống của Lào là quan điểm nền tảng rất cần thiết cho việc nhận thức về những giá trị tiêu biểu của VHCT truyền thống Lào. Trong những cở sở hình thành văn hóa Lào, có thể thấy yếu tố lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc qua bao thời đại là bộ phận cốt lõi tạo nên những giá trị VHCT truyền thống Lào.

Nói tóm lại, trong Chương 2 của luận án, tác giả đã trình bày một cách khái quát, làm rõ những vấn đề chung nhất về VHCT, từ các khái niệm văn hóa, khái niệm chính trị, khái niệm VHCT. Từ đó, tác giả luận án đã phân tích các cơ sở hình thành các nét tiêu biểu về VHCT của nhân dân Lào, đó là các cơ sở địa lý, tự nhiên, đời sống kinh tế và xã hội, nhất là các điều kiện chính trị và lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Lào đối với thực dân Pháp, phát xít Nhật và thời kỳ lịch sử hiện đại là đế quốc Mỹ.

Chính các điều kiện tự nhiên và xã hội, kinh tế và chính trị đã hun đúc nên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và những giá trị truyền thống quý báu của nhân dân Lào. Và đó cũng chính là những nét tiêu biểu của VHCT truyền thống Lào.


Chương 3

NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU

CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO


3.1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

3.1.1. Văn hóa chính trị truyền thống Lào mang đậm sắc thái của nền nông nghiệp lúa nước và nền văn hóa Phật giáo

VHCT truyền thống Lào được hình thành từ khi các luồng chuyển dịch cư dân Malayo - Polinesien qua Lào, nhưng những dấu tích còn lại đều cho biết từ khoảng thế kỷ VIII về trước "nền tảng văn hóa Lào là nền tảng văn hóa của cư dân Môn - Khơme" [87, tr.15]. Trên một nền tảng văn hóa Môn - Khơme, người Lào - Thái đã đem t ới đây kỹ thuật trồng lúa nước và một thiết chế xã hội hết sức năng động, thiết chế bản - mường - liên mường, thêm vào đó là nét bao dung, tính chất hoà đồng của Phật giáo. Các dân tộc Lào có truyền thống văn hóa lâu đời. Nét nội bật trong truyền thống VHCT của nhân dân Lào là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc, lối sống hoà đồng và lòng nhân ái, v.v… VHCT truyền thống Lào là nền văn hóa của đất nước triệu voi cùng với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt là những nét văn hóa, hoa chăm pa, ở nhà sản, ăn cơm nếp, thổi kèn và múa lăm vông. Chính những điều này góp phần làm nên bản sắc VHCT truyền thống Lào và hình thành các giá trị đặc sắc của VHCT truyền thống Lào.

Tuy nhiên, do điều kiện địa lý tự nhiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, bao gồm núi cao, cao nguyên, đồng bằng, v.v... trong đó đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất Lào, đất nước trải rộng dài theo dòng sông Mê Kông. Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên hệ thống sông ngòi thoát nước dày đặc từ Bắc đến Nam. Nếu điểm chung của nền văn minh lúa nước trong khu vực Đông Nam Á với phức thể gồm ba yếu tố núi, đồng bằng và biển, thì có thể nói rằng


văn hóa lúa nước của Lào được cấu tạo bởi núi, sông và đồng bằng. Và đây là cơ sở đầu tiên để hình thành truyền thống VHCT Lào; và do đó, cũng chính là nền tảng vững chắc của những giá trị đặc sắc của VHCT Lào trong quá khứ cũng như trong tương lai.

Khi xét đến yếu tố điều kiện tự nhiên có thể thấy rõ, nước Lào là một nước có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, người Lào đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề sống chính của mình suốt mấy ngàn năm qua. Mặt khác, việc tìm kiếm thức ăn đối với người nông dân Lào là điều không khó khăn do điều kiện tự nhiên thiên nhiên ưu đãi, như người dân Lào thường nói "cá đầy nước, lúa đầy đồng, con thú đầy rừng". Câu nói này thể hiện sự trù phú và không còn cảnh đói nghèo của đất nước. Quan niệm này dường như có đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành những giá trị VHCT truyền thống Lào như cách sống thoải mái, làm việc ít nghỉ ngơi được chấp nhận nhiều hơn trong cộng đồng người Lào, đặc biệt là ở nông thôn. Điều đó còn được coi là một phần quan trọng của lẽ sống của người Lào. Và nếu lối sống là một giá trị văn hóa truyền thống nói chung, thì đó cũng là m ột giá trị VHCT truyền thống của Lào.

Sự thuận lợi của yếu tố tự nhiên với cách sống yên bình, thoải mái của người Lào đã ảnh hưởng đến sự hình thành một đời sống kinh tế, xã hội thoải mái với những cái vốn có của mình. Đây là một đặc điểm văn hóa truyền thống, về sau ăn sâu vào những giá trị VHCT truyền thống - người Lào yêu cuộc sống thanh bình, yên ổn, hơn là thay đổi. Khi lẽ sống, cách ứng xử đã trở thành thói quen, thành phong tục tập quán hoặc trở thành những yếu tố quan trọng của đời sống tinh thần thì dù có biến đổi, chúng cũng thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi trong lĩnh các vực kinh tế và chính trị, v.v... Do vậy, bên cạnh mặt tích cực thì đặc điểm đó cũng có mặt hạn chế trong sự hình thành nên những giá trị VHCT mới, nhất là nó sẽ là một thách thực lớn trong sự hình


thành VHCT mới, khi nó phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng, sự đòi hỏi cao hơn của thời đại.

Các bộ tộc Lào - Thái xưa kia cũng như sau này nằm ở "khu đệm" giữa một bên là các cư dân Môn - Khơme và bên kia phía bắc là các cư dân Mạn - Tạng, tiếp giáp với hai nền văn hóa lớn châu Á, Ấn Độ về phía đông nam, Trung Quốc về phía Bắc. Đây có thể gọi là khu vực tiếp xúc giữa nhiều nền VHCT và có vị trí chiến lược quan trọng. Do nằm ở vị trí giao tiếp và sự phân bố như vậy, từ lâu nước Lào đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với những đặc trưng VHCT khác nhau. Theo sự xác minh của các nhà dân tộc học, hiện Lào có 49 bộ tộc, mỗi bộ tộc có tiếng nói riêng, có phong tục tập quán riêng, có lối sống riêng, v.v... Trong các bộ tộc này có những tộc người bản địa như người Môn, người Khóm đã từng có mặt rất sớm trên lãnh thổ Lào và họ đã từng xây dựng quốc gia Môn - Khóm với nền văn hóa nổi tiếng, ví như văn hóa Cự Thạch với người La Vạ ở Lào. Có những bộ tộc di cư đến Lào vào những thời kỳ lịch sử khác nhau như cư dân Lào - Thái, Lào Xủng người Ấn, v.v... đã tạo cho vùng đất Lào một nền VHCT mới - nền văn hóa nhiều bộ tộc, nhiều sắc thái. Song, các khối người Lào vẫn là bộ tộc chủ thể vì chiếm số lượng đông và đạt trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với các bộ tộc khác. Mặc dù vậy, nhiều bản sắc riêng về ý thức chính trị của mỗi bộ tộc vẫn được giữ gìn, phát huy, những yếu tố lành mạnh trong phong tục tập quán của mỗi dân tộc vẫn được tôn trọng trong nền chính trị. Đó là sự thống nhất trong tính đa dạng của nền VHCT Lào. Đây là đặc điểm tạo điều kiện cho sự phát

triển một nền VHCT Lào với đặc tính đa d ạng, nhiều lối tư duy khác nhau,

mặc dù tất cả điều vì mục đích chính trị chung.

VHCT truyền thống Lào đã đư ợc nhân dân các bộ tộc Lào tạo lập ngay từ thời xa xưa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó phát triển thông qua quá trình tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác, trước hết là thông qua quốc gia Môn - Khóm. Vương quốc Lạn Xạng của người Lào đã tiếp nhận

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí