Cơ Sở Pháp Lý Cho Thị Trường Phái Sinh Của Việt Nam

sinh Exotics hay công cụ phái sinh không chuẩn (được gắn thêm). Chúng được tạo ra trên cơ sở hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai. Sau đây là một số ví dụ về các công cụ phái sinh không chuẩn:

Hợp đồng lựa chọn trước trong một khoảng định


Hợp đồng loại này thường được sử dụng trong mua bán ngoại tệ. Một hợp đồng mua bán trước khoảng định là quyền chọn mua (hoặc bán) trong giới hạn dao động tỉ giá cho trước. Giả sử ngày 18/4/2009 một công ty Mỹ cần đồng bảng Anh trong 90 ngày nữa. Công ty này có thể kí một hợp đồng mua bán trước khoảng định bảng Anh quanh mức tỉ giá 1,6056 trong 90 ngày nữa. Theo hợp đồng này, tỉ giá được đặt dao động quanh mức 1,6056 (từ 1,5700 đến 1,6400). Nếu đến ngày đáo hạn, tỉ giá nhỏ hơn 1,5700 công ty sẽ trả theo mức tỉ giá 1,5700, nếu giá nằm trong khoảng dao động thì sẽ trả theo thời giá còn nếu cao hơn 1,6400 thì sẽ trả bằng 1,6400.

Hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên và chặn hai đầu


Quyền chọn lãi suất chặn trên tối đa được áp dụng khi khách hàng vay vốn theo lãi suất thả nổi nhưng không phải trả vượt quá một mức lãi suất đã được xác định trước. Trường hợp lãi suất hiện thời thấp hơn lãi suất đã định trước khách hàng trả theo lãi suất hiện thời. Để có được quyền này, khách hàng phải trả một mức phí nhất định theo thỏa thuận.

Tương tự, quyền chọn chặn hai đầu được áp dụng khi khách hàng vay lãi suất thả nổi với mong muốn phải trả lãi suất trong một khung xác định trước.

Nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ - Dual currency deposit


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ này có thể được mô tả như sau: Khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận với nhau về một giao dịch tiền gửi thông thường kèm theo một hợp đồng quyền chọn, theo đó đến ngày đáo hạn, nếu tỉ giá đồng tiền thấp hơn tỉ giá thỏa thuận ban đầu thì người gửi tiền sẽ nhận được tiền gốc và tiền lãi bằng đồng tiền đã gửi ban đầu, nếu tỉ giá cao hơn mức tỉ giá thỏa thuận ban đầu thì người gửi tiền sẽ nhận được tiền gốc và tiền lãi bằng đồng tiền khác theo tỉ giá và loại tiền mà khách hàng và tổ chức tín dụng đã thỏa thuận ban đầu. Nghiệp vụ này có kì hạn cố định và thường là ngắn hạn. Đồng thời, lãi suất của loại tiền gửi này có thể cao hơn lãi suất tiền gửi thông thường cùng kì hạn và gắn với quyền chọn tiền tệ có thể phát sinh rủi ro.

Giao dịch hoán đổi lãi suất chéo Cross Currency Swaps (CCS):

Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 5


CCS là nghiệp vụ phái sinh cơ bản giúp cho khách hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỉ giá. Có thể mô tả quy trình đó như sau: Bên A và bên B kí hợp đồng CCS với nội dung: số tiền 10 triệu USD, tỉ giá 1USD = 18685 VND, ngày hiệu lực 1/6/2009, ngày đáo hạn 1/6/2014, lịch trình dòng tiền là ba tháng một lần, chia đều suốt thời hạn 5 năm, lãi suất bên A trả là 8% trên 186,85 tỉ VNĐ, bên B trả Libor ba tháng trên 10 triệu USD, định kì trả lãi ba tháng một lần. Hợp đồng CCS có thể có hoặc không có trao đổi ban đầu, nhưng nhất thiết phải có trao đổi cuối cùng, hai bên có thể lựa chọn trả theo lãi suất cố định hoặc thả nổi tùy theo yêu cầu.

Sơ đồ dòng tiền sẽ là:

(1) Trao đổi ban đầu: (tỉ giá 1USD = 18685 VND ngày 1/6/2009) bên A chuyển cho bên B 10 triệu đô, bên B chuyển cho bên A 186,85 tỉ VND.

(2) Sự trao đổi cuối cùng (tỉ giá như trên) bắt đầu ngày 1/9/2009 cứ ba tháng một lần cho đến 1/6/2014. Tổng cộng có 20 lần trao đổi. Bên A chuyển cho bên B 9,3425 tỉ VND, bên B chuyển cho bên A 0,5 triệu USD. Lãi suất bên A trả cho bên B là 8%/năm, bên B trả cho bên A lãi suất Libor ba tháng.

Trên thực tế ở các nước trong khu vực, hợp đồng CCS như dạng trên rất phổ biến và được khách hàng sử dụng rất rộng rãi.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều dạng phái sinh khác, như hợp đồng lựa chọn bắt đầu trong tương lai, là loại hợp đồng ta phải trả ngay, nhưng chỉ bắt đầu trong một thời điểm nào đó trong tương lai; hợp đồng lựa chọn hỗn hợp là loại hợp đồng lựa chọn dựa trên hợp đồng lựa chọn khác như Call dựa trên call, Put dựa trên Call, Put dựa trên Put và Call dựa trên Put.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu một số vấn đề lí luận về vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ gía, tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các phương thức mà doanh nghiệp áp dụng để đối mặt với rủi ro. Chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quát về vấn đề này, để từ đó làm tiền đề đi sâu tìm hiểu về đề tài, về thực tiễn sử dụng nghiệp vụ phái sinh ở các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM‌


I. Cơ sở pháp lý cho thị trường phái sinh của Việt Nam


Như chúng ta đã biết, thị trường phái sinh đã hình thành ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cũng như bất cứ hoạt động tài chính nào, để có thể đi vào thực hiện một cách có khuôn khổ, chuẩn mực thì thị trường phái sinh cần phải có một cơ sở pháp lý làm nền tảng, hướng dẫn cho các NHTM, các TCTD cũng như DN có thể tham gia và hoạt động hiệu quả. Ở Việt Nam, tuy mới chỉ là một thị trường nhỏ bé hình thành chưa lâu, nhưng Nhà nước thông qua cơ quan quản lý cấp cao của mình là NHNN đã ban hành được những văn bản pháp lý cơ bản nhất để tạo hành lang pháp lý cho thị trường phái sinh đi vào hoạt động.

Mở đầu cho sự ra đời của các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ phái sinh phải kể đến sự ban hành của Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 1 năm 1998. Quyết định số 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giao dịch phái sinh cơ bản như hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai hay giao dịch hoán đổi ngoại hối...Đây là quyết định mang tính cơ bản, đưa ra những quy định chung nhất về kinh doanh phái sinh ngoại tệ. Bổ sung cho quyết định 17 là các quyết định số 16 và 18 ban hành cùng thời gian đưa ra những nguyên tắc bổ sung giúp các NHTM xác định tỉ giá kì hạn hay điều kiện kinh doanh hoán đổi ngoại tệ.

Sang đến thời gian sau, một loạt những quyết định mới được NHNN đưa ra để giúp thị trường phái sinh có được cách xác định các loại tỷ giá thực

hiện trong hợp đồng phái sinh được rõ ràng, minh bạch và nhất quán hơn. Trong số đó phải kể đến những quyết định như Quyết định số 65/1999/QĐ- NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ ngày 25/3/1999; Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng VNĐ cho các ngân hàng ngày 17/7/2001; Quyết định số 894/2001/QĐ-NHNN về tỷ giá NHNN áp dụng khi bán USD cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngày 17/7/2001...

Bên cạnh những văn bản pháp quy quy định về biểu tỷ giá thực hiện thì NHNN cũng đưa ra chuẩn mực kế toán áp dụng trong kinh doanh sản phẩm phái sinh. Năm 2006, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các tổ chức tín dụng (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Côngvăn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN). Sau đó hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho kinh doanh phái sinh được tiếp tục hoàn thiện trong Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính của các TCTD đã đầy đủ và chi tiết hơn. Đối với các doanh nghiệp, cũng đã có các nguyên tắc giúp tính toán giá trị tài sản cơ sở và ghi chép nghiệp vụ mua bán hợp đồng phái sinh được cụ thể hóa bằng các quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Ngoài ra, với các hoạt động mang tính chất thí điểm áp dụng ở một vài TCTD và NHTM thì được áp dụng các Quy tắc và thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết và thừa nhận. Như vậy dù đi vào hoạt động có thể nói là chưa lâu, nhưng nhìn chung cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh phái sinh ngoại tệ đã bước đầu được hình thành và phát triển.

II. Thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các DN XNK Việt Nam

Trong chương I, chúng ta đã tìm hiểu về rủi ro tỷ giá, và cách mua bảo hiểm cho rủi ro đó bằng nghiệp vụ phái sinh. Chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về các công cụ tài chính phái sinh qua việc tìm hiểu về những công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường. Đến đây, từ kiến thức cơ bản đó, chúng ta đi vào thực tiễn, để tìm hiểu xem, quy trình doanh nghiệp sử dụng các công cụ đó trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào.


1. Hợp đồng kì hạn


1.1. Sử dụng hợp đồng kì hạn tại các doanh nghiệp XNK VN


Chúng ta sẽ xem xét cách thức cụ thể Doanh nghiệp XNK Việt Nam sử dụng nghiệp vụ kì hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nghiệp vụ này sẽ được sử dụng trong trường hợp nào và sử dụng ra sao.

Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến một thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam mà việc kinh doanh phụ thuộc nhiều vào biến động tỷ giá đó là thị trường cà phê. Thị trường giá cà phê ở Việt Nam thường dao động và bất ổn tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Năm nào thời tiết tốt và giá cà phê trên thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê trên thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng theo khiến cho các nhà xuất khẩu cà phê trong nước khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân. Để tránh tình trạng bất ổn, thì nhà xuất khẩu cà phê, như công ty cà phê Trung Nguyên, một doanh nghiệp kinh doanh XNK cà phê lớn của nước ta, có thể thương lượng và kí kết hợp đồng kì hạn mua cà phê của nông dân. Chẳng hạn, vào đầu vụ, công ty Trung Nguyên kí hợp đồng kì hạn 6 tháng mua cà phê của nông dân A vùng Buôn Mê Thuột 50 tấn cà phê với giá 15 triệu đồng /tấn. Ông A được gọi là người bán và công ty Trung Nguyên được gọi là người mua trong hợp đồng kì hạn này. Sau 6 tháng ông A phải bán cho công ty Trung Nguyên 50 tấn cà phê với giá đã thỏa thuận trước là 15 triệu đồng / tấn và công ty Trung Nguyên cũng bắt buộc phải mua 50 tấn cà phê của ông A với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường lúc này là bao nhiêu đi chăng nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả ông A và công ty Trung Nguyên đều có được sự yên tâm không cần lo lắng đến sự biến động của giá cà phê trên thị trường.

Trên đây là thực tế về hợp đồng kì hạn giao dịch dựa trên tài sản cơ sở là hàng hóa. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét hợp đồng kì hạn về giao dịch ngoại hối.

Giao dịch ngoại tệ kì hạn, là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Hợp đồng mua bán ngoại tệ kì hạn thường được ngân hàng được ngân hàng áp dụng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ kì hạn của khách hàng. Chúng ta xem xét điều này trên thị trường sắt thép Việt Nam. Cụ thế với công ty thép Pomina có một hợp đồng xuất khẩu trị giá 120.000 USD ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán. Giả sử thị trường ngoại hối được thả nổi và tỉ giá USD

/ VND ba tháng nữa diễn biến như thế nào không thể đoán trước được. USD có khả năng lên giá cũng như xuống giá so với VND. Nếu USD lên giá so với VND thì sẽ có lợi cho người xuất khẩu, nhưng nếu USD xuống giá thì nhà xuất khẩu sẽ thiệt hại. Để tránh rủi ro tỷ giá này, nhà xuất khẩu sẽ thỏa thuận một hợp đồng kì hạn bán USD cho ngân hàng. Ngân hàng mua USD của nhà xuất khẩu theo tỉ giá kì hạn được thỏa thuận trước và cố định trong suốt thời hạn giao dịch. Nhờ vậy mà nhà xuất khẩu này tránh được rủi ro.

Trong trường hợp ngược lại, công ty cổ phần thép Thuận Phát là người cần nhập khẩu phôi thép để sản xuất, nhà nhập khẩu lo sợ USD sẽ lên giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên. Để tránh rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp sẽ liên hệ và thỏa thuận mua USD của ngân hàng theo hợp đồng kì hạn. Ngân hàng sẽ bán ngoại tệ vừa mua của Pomina cho công ty thép Thuận Phát. Tỉ giá này là tỷ giá được xác định trước và cố định trong suốt kì hạn giao dịch. Nhờ vậy công ty Thuận Phát sẽ yên tâm nhập khẩu phôi thép để sản xuất.

Qua các trường hợp trên, chúng ta đã nắm được cách thức mà các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kì hạn để đối phó với rủi ro. Tuy nhiên, dù hợp đồng kì hạn có thể giao dịch dựa trên tài sản cơ sở là hàng hóa, chứng khoán và ngoại tệ... nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có hợp đồng kì hạn dựa

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí