Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình


trong nhà trường. Tính khả thi thể hiện các biện pháp có khả năng ứng dụng tốt trong điều kiện thực tế của các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hiện nay.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệmtrường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, phân tích kết quả thực tiễn công tác quản lí hoạt động trải nghiệm ( mà bản chất là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và tuân thủ những nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS.

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác về quản lí hoạt động trải nghiệm

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với quá trình giáo dục toàn diện ở nhà trường THCS.

- Thấy được sự cần thiết phải tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong trường THCS.

- Sẵn sàng ủng hộ, đóng góp, huy động các nguồn lực và phối kết hợp tham gia hoạt động trải nghiệm có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; là yếu tố sống còn trong thời kì hội nhập và cạnh tranh mà chúng ta lựa chọn để phát triển đất nước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Vào đầu năm học, Ban giám hiệu tiến hành tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nắm vững khái niệm về hoạt động trải nghiệm, quản lý


hoạt động trải nghiệm cũng như vai trò, trách nhiệm của mỗi người trong việc nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm.

Làm cho giáo viên hiểu rõ các quan điểm về chất lượng giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động trải nghiệm nói riêng. Làm cho đội ngũ giáo viên thấy được mọi người phải tích cực tham gia và chủ trương cải tiến việc quản lí hoạt động cải nghiệm.

Thấy được sự cần thiết đầu tư vào các yếu tố nào, công đoạn nào trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm để nâng cao hiệu quả của nội dung hoạt động trải nghiệm

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền một cách rộng rãi về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong cộng đồng dân cư.

Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ lớp nhằm giúp họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm. Thông qua những buổi hội thảo, hội nghị này cũng giúp họ chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao nhận thức và khả năng hiểu biết về hoạt động này.

Đưa kết quả hoạt động trải nghiệm vào trong quy định cho điểm thi đua của liên đội, trường. Tổ chức bình xét kết quả hàng tuần, hàng tháng, hàng kì làm cơ sở để đánh giá thi đua và xếp loại hạnh kiểm cuối năm.

Biểu dương, động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần thống nhất trong nhà trường từ cấp ủy chi bộ đến ban giám hiệu, công đoàn, chi đoàn và toàn thể đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác

Đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường, đồng thuận từ lãnh đạo đến đội ngũ giáo viên


Đội ngũ cốt cán phải là những người có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao trong lĩnh vực tổ chức hoạt động trải nghiệm .

3.2.2. Xây dựng kế hoach thưc nghiệm

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

hiên

chương trình hoạt động trải

Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN nhằm giúp cán bộ quản lí, GV và HS định hướng được các hoạt động có thể thực hiện trong năm học, vạch ra được con đường, đưa ra được điều kiện thực hiện để GV và HS chủ động trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Đồng thời quyết định tới sự thành công của hoạt động.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nắm vững nội dung, yêu cầu của nội dung chương trình, nắm được phương pháp giảng dạy cơ bản, nắm được các chỉ thị về nhiệm vụ giảng dạy của bộ môn để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch quản lí tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm

Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải gắn với mục tiêu giáo dục của ngành, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ điểm từng tháng, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường.

Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý tới nội dung, hình thức tổ chức và thời gian hoạt động. Nội dung càng phù hợp với đối tượng HS, hình thức càng phong phú thì càng thu hút được học sinh tham gia và hoạt động trải nghiệm càng đạt hiệu quả cao như mong muốn.

Cũng như kế hoạch chuyên môn, kế hoạch hoạt động trải nghiệm được xây dựng trên cơ sở từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học cho toàn khối, tránh việc xây dựng kế hoạch một cách qua loa, đại khái, không có nội dung cụ thể. Kế hoạch được hiệu trưởng xây dựng chung cho cả năm học. Phổ biến, thông qua hội đồng sư phạm để được góp ý, bổ sung nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện….và điều chỉnh để phù hợp với điều


kiện hoàn cảnh của nhà trường. Sau khi được chỉnh sửa, Hiệu trưởng sẽ ban hành kế hoạch chung và triển khai thực hiện trong suốt năm học.

Căn cứ kế hoạch chung của toàn trường, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ trưởng các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho các bộ môn trong tổ, giáo viên giảng dạy, GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với nguyện vọng và đặc điểm với lứa tuổi HS mà mình tham gia chủ nhiệm, giảng dạy. Việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cụ thể được tiến hành theo các bước như sau : ( kế hoạch cấp trường)

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm :

- Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, GV cấn tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành.

- Xác định rõ đối tượng thực hiện : nhằm thiết kế hoạt động phù hợp, vừa giúp các biện pháp phòng ngừa những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Đặt tên hoạt động nhằm thể hiện được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động . Khi đặt tên hoạt động cần đảm bảo các yêu cầu sau :

- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động

- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh

GV cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài những hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục một chủ để, tránh xa rời mục tiêu

Bước 3 : Xác định mục tiêu của hoạt động :

Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó .

Các mục tiêu hoạt động cần phải xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái


độ và định hướng giá trị

Xác định mục tiêu hoạt động nhằm:

- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động

- Căn cứ để đánh giá hoạt động

- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò

Tùy theo chủ đề của hoạt động trải nghiệm ở mỗi tháng, đặc điểm học sinh và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng

Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh các kiến thức ở những mức độ nào ? ( Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức)

- Những kỹ năng nào có thể hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động ?

- Những thái độ, giá trị nào có thể hình thành hay thay đổi ở học sinh sau khi tham gia hoạt động ?

Bước 4 : Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động.

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần phải có để tiến hành hoạt động. Từ đó, lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng

Ví dụ : Trong “ Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, nên chọn hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làm chính, kết hợp với thi đàn, hát


dân ca, trò chơi dân gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu... để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn cho diễn đàn.

Bước 5: Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực ( nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian......cần cho hoàn thành các mục tiêu.

- Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc .

- Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói cách khác, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỷ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bản này, cần xác định:

- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện ?

- Các việc đó là gì ? Nội dung của mỗi việc đó ra sao ?

- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào ?

- Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân

- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc

Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế kế hoạch trên các cột như sau :


Bảng 3.1 . Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm


TT

Nội dung, tiến

trình

Thời gian, thời

hạn

Lực

lượng tham gia

Người chụi trách nhiệm

chính

Phương tiện thực hiện, chi

phí

Địa điểm, hình

thức

Yêu cầu cần đạt

( hoặc sản

phẩm)

Ghi chú










Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 11


Bảng 3.2. Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm cho toàn khối vào các ngày lễ lớn



Tháng

Chủ điểm hoạt

động

Chủ đề

Mục tiêu giáo dục

Nội dung hoạt

động

Hình thức hoạt

động

Đối tượng tham

gia

Lực lượng

tổ

chức

Thời gian tổ

chức

Địa điểm tổ

chức

Kinh phí tổ chức


11

Chào mừng ngày nhà giáo VN 20-

11

Thanh thiếu

niên với truyền thống

tôn sư trọng

đạo

Giúp HS hiểu vai trò và có thái độ biết ơn thầy cô giáo

Tìm hiểu về truyền thông hiếu học, tôn sư trọng

đạo

Giao lưu, thảo luận, văn nghệ

HS

Khối 6,7,8,

9

Ban chỉ đạo HĐT NGV CN

Tuần 13

Sân

trường

Một triệu đồng


Bước 7 : Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.

- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.

- Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản.


Bước 8 : Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ học sinh.

Riêng đối với hoạt động của lớp thì trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các tập thể lớp xây dựng kế hoạch của lớp phải đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Nội dung, tiến trình thực hiện hoạt động

+ Thời gian, thời hạn

+ Địa điểm, hình thức tổ chức

+ Lực lượng tham gia

+ Người chụi trách nhiệm chính

+ Phương tiện thực hiện, chi phí

+ Yêu cầu cần đạt ( hoặc sản phẩm)

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lí phải nắm vững chủ trương, công văn chỉ đạo của cấp trên để xây dựng kế hoạch đảm bảo chính xác ngắn gọn, đầy đủ nội dung của hoạt động, tránh dài dòng. Các hoạt động phải phù hợp với khả năng, năng lực từng đối tượng, điều kiện về thời gian của phụ huynh học sinh, học sinh và giáo viên trong trường .

- Phải có sự thống nhất cao từ Ban giám hiệu đến tổ chuyên môn và từng giáo viên.

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện bô ̣ má y tổ chức, văn bản hướ ng dẫn tổ chứ c hoạt động trải nghiệm

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm gắn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các chủ thể giáo dục trong nhà trường, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch hoạt động trải nghiệm và có cơ sở để kiểm tra, đánh giá trong quá trình hoạt động.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục, nguyện vọng của HS thì các trường THCS cần xây dựng một ban chỉ đạo HĐTN và triển khai đầy đủ các các văn bản hướng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023