Quản Lý Các Hình Thức Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Hướng Phân Luồng Học Sinh Sau Thcs

tâm lý phải tốt nghiệp trung học phổ thông mới được coi là đủ trình độ văn hóa hay phải tốt nghiệp đại học mới thỏa mãn yêu cầu của các bậc phụ huynh.

Thứ hai, quán triệt giáo viên định hướng cho học sinh tự xác định được trình độ của mình để lựa chọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS, nếu không theo học tiếp THPT; cần nhấn mạnh cho các em học sinh hiểu việc phân luồng sau THCS để giúp mỗi cá nhân học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động của xã hội mà không nhất thiết phải theo đuổi việc được học đại học

Thứ ba, chỉ đạo công tác truyền thông tác động đến học sinh bằng cách cung cấp cho các em những thông tin cần thiết về quyền lợi và những ưu tiên đối với học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học nghề: Khi thực hiện công tác hướng nghiệp cũng cần cho học sinh biết rõ những ưu tiên đối với học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học nghề sẽ được miễn một nửa học phí, học sinh vùng khó khăn sẽ được miễn hoàn toàn.

Thứ tư, Phổ biến kịp thời đến giáo viên, học sinh và phụ huynh, các văn bản chỉ đạo về công tác phân luồng học sinh sau THCS như chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS. Trong đó đáng chú ý nhất là sau khi hoàn thành chương trình GDTX cấp THPT và chương trình đào tạo TCCN, nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, người học có thể tham gia kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT và kỳ thi tốt nghiệp TCCN để có cơ hội nhận được 2 bằng tốt nghiệp.

1.4.3. Quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS là cần thiết. Học sinh lớp 9 mỗi tháng được học 01 tiết hướng nghiệp để định hướng sau khi tốt nghiệp THCS. Công tác hướng nghiệp cần thực hiện nghiêm túc với những hình thức đa dạng như:

Tư vấn hướng nghiệp.

Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường đại học, cao đẳng. Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường TCCN, trường nghề.

Tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất, các nông trường, lâm trường, HTX nuôi trồng thuỷ hải sản có trong địa bàn.

Tổ chức thi tìm hiểu nghề.

Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

Lồng ghép GDHN vào các môn văn hoá, các chủ đề (Đã cắt bỏ mục 1.4.4)

1.4.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động GDHN phân luồng HS. Đánh giá không chỉ ở giai đoạn cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà cần thực hiện thường xuyên trong suốt cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của mỗi giai đoạn tiếp theo với yêu cầu giáo dục cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình GDHN theo hướng phân luồng HS.

Vậy, muốn hoạt động GDHN, phân luồng HS đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý phải bám sát mục tiêu của hoạt động GDHN đã đề ra; xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá qua việc theo dõi các bảng biểu báo cáo định kỳ về nề nếp học tập của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên… để có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã và chưa làm được, những sai sót cần khắc phục.

Đánh giá hoạt động GDHN phân luồng HS thông qua giáo viên và học sinh vì đây chính là đối tượng chính trong hoạt động GDHN.

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, đề ra biện pháp phù hợp đối với những yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động GDHN.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động GDHN bao gồm: trình độ, năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên.

Để có hiệu quả trong công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động GDHN, người Hiệu trưởng phải hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, chính

sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Biết rõ các con đường, cách thức, phương pháp, phương tiện cần thiết để GDHN phân luồng cho học sinh. Biết cách xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hợp lý, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên được phân công từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, trong đó có hoạt động GDHN phân luồng HS. Người giáo viên cần có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải am hiểu chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hệ thống đào tạo nghề và các thông tin về nghề để có thể tư vấn cho học sinh.

Nhận thức của học sinh về năng lực bản thân, vai trò nghề nghiệp, thiếu thông tin về các ngành nghề hiện nay, không thấy giá trị của lao động nghề kỹ thuật nên hầu hết học sinh THCS mong muốn học lên THPT để sau đó học lên đại học và cao đẳng.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan ảnh hướng đến quản lý hoạt động GDHN bao gồm: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; Xu hướng học tập của học sinh trên địa bàn; Điều kiện cơ sở vật chất, chế độ cho người làm công tác GDHN; Tâm lý trọng bằng cấp của phụ huynh học sinh muốn con em mình phải qua đại học khó chấp nhận cho con em mình học trong các trường dạy nghề; chất lượng của hệ thống các trường đào tạo nghề.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều đến quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS.

Kết luận chương 1


Trong quản lý GDHN có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau có thể ở bản chất, mục tiêu, các yếu tố,… Tuy nhiên, luận văn không theo cách tiếp cận riêng lẻ mà gắn kết thành thể thống nhất. Luận văn được trình bày theo chức năng quản lý GDHN tích hợp với các thành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức GDHN…. đảm bảo tính khoa học, hiệu quả trong quản lý GDHN cấp THCS hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận, chúng tôi đưa ra khái niệm: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phân luồng học sinh sau THCS là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong công tác hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phối hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.

Ngoài ra, luận văn đã làm rõ được nội dung quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS bao gồm: Quản lý xây dựng kế hoạch GDHN; Quản lý hình thức, phương pháp GDHN; Quản lý hoạt động kiểm tra, giát sát GDHN…v.v. Khung lý thuyết về quản lý GDHN trong nhà trường phổ thông làm cơ sở để điều tra đánh giá thực tiễn công tác này.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM GDTX - GDHN TỈNH BẮC KẠN‌


2.1 . Vài nét về Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa ở phía Đông Bắc Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường Quốc lộ 3.

Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, diện tích đất tự nhiên 4.859 km2 (trong đó: đất nông - lâm nghiệp là 413.044 ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159 ha, chiếm 4,35%; đất chưa sử dụng là 51.738 ha, chiếm 10,65%), dân số 308.300 người (gồm 7 dân tộc: Tày: 54%, Dao: 16,8%, Kinh: 14%, Nùng: 9%,

H.Mông: 5,5%, Hoa: 0,4%, Sán Chay: 0,3%).

Tỉnh Bắc Kạn có 08 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố và 07 huyện, với 122 xã, phường, thị trấn và 1.421 thôn, bản. Khí hậu Bắc Kạn được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa lí cụ thể nên khí hậu nóng ẩm, mưa theo mùa và rất thất thường. Bắc Kạn được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới. Năm 2011 Hồ Ba Bể đã được công nhận là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trên địa bàn tỉnh hiện có 165 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic.... Từ đó, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tài nguyên đất đai phong phú là cơ sở quan trọng để phát triển nông - lâm nghiệp. Đất nông nghiệp có 30.509 ha, chiếm 6,28% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng 301.722 ha, chiếm 62,1% diện tích tự nhiên, nhiều nơi tầng đất dầy, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một Trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2013-2018 ước đạt 12,3%, trong đó: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 9,1%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 11,21%; khu vực dịch vụ tăng 15,67%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2013-2015 tăng bình quân 10,44%/năm. Chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 1,72%/năm. Năm 2018, thu ngân sách nhà nước đạt 570 tỷ đồng, chi ngân sách nhà nước 4.193 tỷ đồng.

Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2013-2018 ước đạt

253.384 tấn/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 640kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 26,4 triệu đồng, tăng 8,7 triệu đồng so với năm 2013.

Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế chưa mạnh, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, hệ thống giao thông chưa đảm bảo, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp...là những khó khăn, cản trở đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Sơ lược quá trình thành lập, sát nhập Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn được UBND tỉnh Bắc Kạn quyết định thành lập tại Quyết định số 1310/QĐ-UB ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở sát nhập 02 trung tâm là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh.

Sau khi sát nhập Trung tâm có 02 phòng chuyên môn là Phòng Đào tạo-bồi dưỡng, Phòng Dạy nghề- Hướng nghiệp và Phòng Tổ chức-Hành chính, với đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên 41 người, bao gồm: 01 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc, 24

giáo viên và 12 nhân viên hành chính. Trong số 29 CBQL, giáo viên hầu hết đều đạt chuẩn và trên chuẩn .

Hiện nay, Trung tâm GDTX-GDHN có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 39, trong đó: Ban Giám đốc: 05 (đạt chuẩn 04; trên chuẩn 01); giáo viên: 22(đạt chuẩn 18; trên chuẩn 04); Nhân viên: 12 (đạt chuẩn: 01; trên chuẩn: 07; không bằng cấp: 04 (Bảo vệ, phục vụ)

- Ngành nghề đào tạo của trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn vừa là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh vừa là Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh, do vậy Trung tâm có các nhiệm vụ đào tạo các ngành nghề sau:

+ Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông

+ Liên kết đào tạo với các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong nước.

+ Mở các lớp bồi dưỡng cho các đối tượng có nhu cầu trên địa bàn của tỉnh

+ Dạy Nghề phổ thông cho học sinh theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

+ Tư vấn hướng nghiệp, tư vấn hướng học cho học sinh THPT và THCS trên địa bàn của tỉnh

- Cơ sở vật chất tại Trung tâm GDTX-GDHN Bắc Kạn

Trung tâm GDTX-GDHN Bắc Kạn hiện nay bao gồm 02 cơ sở:

Cơ sở 1tại Tổ 04 phường Minh Khai, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích là 4.126m2, diện tích sân chơi, bãi tập là 1.500m2 có tường bao xung quanh. Số phòng hành chính, quản trị là 17 phòng; số phòng học, phòng bộ môn là 15 phòng, số phòng phục vụ học tập là 03 phòng.

Cơ sở 2 tại số nhà 159, tổ 9 phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích là 3.972m2, diện tích sân chơi, bãi tập là 1.200m2 có tường bao xung quanh. Số phòng hành chính, quản trị là 10 phòng; số phòng học, phòng bộ môn là 19 phòng, số phòng phục vụ học tập là 03 phòng - phần lớn là phòng kiên cố, đảm bảo thuận tiện trong việc quản lý, giảng dạy và học tập của học sinh.

Trung tâm được trang bị 63 máy vi tính phục vụ quản lý và học tập, có kết nối internet; 03 máy photocopy; 15 máy in; 05 máy chiếu projector; 01 máy chiếu đa vật thể...

2.1.2. Tình hình công tác giáo dục tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Để khảo sát và thu thập thông tin về tình hình thực tiễn công tác giáo dục tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn, bao gồm 10 trường THCS trên địa bàn Thành phố Bắc kạn và Huyện Bạch Thông mà Trung tâm GDTX-GDHN phối hợp thực hiện công tác TVHN gồm các trường: THCS Bắc Kạn, THCS Đức Xuân, THCS Huyền Tụng, THCS Dương Quang, THCS Xuất Hóa, THCS Nông Thượng thuộc TP Bắc Kạn; THCS Phủ Thông, THCS Mỹ Thanh, THCS Quang thuận, THCS Cẩm Giàng thuộc Huyện Bạch Thông. Chúng tôi đã thống kê số liệu từ nguồn thống kê Phòng giáo dục Thành phố Bắc kạn và huyện Bạch Thông qua các năm học. Kết quả như sau:

* Quy mô CBQL, GV, số lớp, số học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn và Huyện Bạch Thông

Bảng 2.1. Thống kê quy mô CBQL, GV, số lớp, số học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn và Huyện Bạch Thông


Năm học

Tổng số CBQL, GV

Số lớp, số HS lớp 9

Tổng số

CBQL

Tổng số GV

THCS

Số lớp 9

Tổng số học

sinh lớp 9

2016 - 2017

30

153

20

687

2017 - 2018

30

155

22

786

2018 - 2019

30

153

21

734

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 6


Như vậy, chúng ta thấy về quy mô đội ngũ GV THCS trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn và Huyện Bạch Thông nhìn chung không có sự biến động lớn trong các năm học. Điều này phản ánh đội ngũ GV đã đáp ứng được về số lượng và cơ cấu trong tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động của các trường THCS.

Về số lớp và số lượng HS THCS, năm học 2017 - 2018 có sự gia tăng khá lớn từ 20 lớp lên 22 lớp, với số học sinh tăng 101 em so với năm học trước. Tuy nhiên sang năm học 2018 - 2019 quy mô số lớp còn 21, giảm 1 lớp so với năm học trước và giảm 52 HS. Sự biến động này có nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động về dân cư trên địa bàn với tỷ lệ chuyển đến, chuyển đi giữa các năm và do biến động về số

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí