Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Hoạt Động Tư Vấn Nghề Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề

Đối tượng TV có thể là bất cứ học sinh nào, nhóm học sinh, cha mẹ học sinh nào nếu có nhu cầu TV.

Mối quan hệ giữa chủ thể TV và đối tượng TV là mối quan hệ tác động qua lại, trong đó chủ thể TV ở vị trí tạo nên tác động nhờ việc chuyển tải thông tin, phân tích, khuyên nhủ. Đối tượng TV ở vị trí của những người được tác động tiếp nhận những thông tin từ chủ thể TV.

Kết quả cuối cùng của TV có thể là sự chuyển biến về nhận thức và cũng có thể là sự thay đổi quyết định lớn của cuộc đời. Song, nếu thông tin thiếu hoàn thiện, ứng xử của chủ thể chưa thấu tình đạt lý, có thể dẫn tới đối tượng TV có những nhận thức hoặc việc làm vô bổ - sự tác động diễn ra theo chiều hướng xấu kém hiệu quả. Từ sự phân tích trên có thể hiểu:

Hoạt động TVN cho học sinh thực chất là một hoạt động nhằm cung cấp thông tin cặn kẽ về một nghề nghiệp cho học sinh. So sánh, đối chiếu với năng lực, hứng thú của từng học sinh với nhu cầu nghề nghiệp của xã hội để từ đó giúp cho học sinh có sự lựa chọn nghề một cách phù hợp.

Trên cơ sở những khái niệm công cụ trên chúng tôi cho rằng: Quản lý hoạt động TVN cho học sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý hoạt động TVN tới khách thể tư vấn nghề, giáo viên, cán bộ tư vấn, học sinh nhằm giúp học sinh đối chiếu với năng lực, hứng thú của cá nhân, nhu cầu của xã hội để từ đó lựa chọn nghề một cách phù hợp.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

1.3.1. Mục đích, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Theo tác giả Phạm Tất Dong, một trong những mục đích chính của công tác hướng nghiệp (trong đó có tư vấn nghề) là điều chỉnh ý hướng chọn nghề của các thế hệ học sinh cho phù hợp với những yêu cầu phát triển của kinh tế. Vì thế, từ lâu, trong công tác hướng nghiệp, nhà giáo dục luôn đòi hỏi thanh

niên phải trả lời được câu hỏi: “Nghề định chọn có nằm trong những nghề mà xã hội đang cần phát triển hay không?”. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc nội. Xu hướng chọn nghề của thanh thiếu niên phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của hoạt động tư vấn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, xu hướng nghề được biểu hiện ở nhiều mặt, vì vậy, tác động của công tác hướng nghiệp nói chung, tư vấn nghề nói riêng làm thay đổi các mặt biểu hiện của xu hướng nghề cũng cho thấy vai trò của công tác này trong việc điều chỉnh xu hướng nghề của học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tư vấn nghề cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu nghề sâu sắc và lựa chọn nghề phù hợp. Nói cách khác, tư vấn nghề như là hình thức giúp các em nhận thức và định hướng lựa chọn nghề nghiệp.

TVN là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội. Kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy, sự chọn nghề một cách tự phát của học sinh thường không phù hợp với hướng phát triển sản xuất và ngành nghề trong xã hội. Vì vậy, tác động giáo dục trong quá trình hướng nghiệp có ý nghĩa rất đặc biệt. Kết quả cuối cùng cần đạt được là mỗi học sinh phải tự giác chọn nghề với ý thức đặt lợi ích của sự phát triển sản xuất lên trên những nguyện vọng của cá nhân mình… Quá trình hướng nghiệp trong nhà trường không dừng lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp chung chung, mà phải hướng học sinh đi vào nghề nghiệp cụ thể.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 5

Theo P.A.Savin, “Tư vấn nghề thực hiện chức năng liên kết giúp học sinh đối chiếu hứng thú, sở thích và những khả năng vốn có của mình với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân” [dẫn theo 17, tr.65].

Dựa trên cơ sở nghiên cứu nhân cách và những kiến thức về nhu cầu nền kinh tế quốc dân, TVN giúp cho học sinh nhận biết những đặc điểm tâm sinh lý vốn có của bản thân và những nhu cầu của xã hội trong lựa chọn nghề. TVN không “cướp đi” cơ hội tự lựa chọn nghề của học sinh, hay như cách nói của tác giả E.A.Klimov, TVN không được coi là những ảnh hưởng tiêu cực đến tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh, mà hoạt động này giúp các em, đặc biệt là học sinh cuối cấp biết điều chỉnh xu hướng nghề phù hợp với đặc điểm của bản thân và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ đó các em tự tin xác định và lựa chọn nghề.

Thông qua TVN, học sinh được cung cấp những nguồn thông tin hữu ích để từ đó có thể định hướng chính xác hơn về nghề và điều chỉnh xu hướng nghề một cách phù hợp. Trên thực tế, những thông tin ảnh hưởng đến học sinh có thể đến từ nhiều nguồn khác bên ngoài nhà trường, như: phương tiện truyền thông (internet, truyền hình, đài phát thanh, sách báo…), người thân trong gia đình (đặc biệt là cha mẹ), bạn bè, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp ở các trung tâm tư vấn, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp… Tuy nhiên, với vai trò chủ đạo trong công tác TVN, những nguồn thông tin đến từ nhà trường (từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên hướng nghiệp…) phải mang lại cho học sinh sự hiểu biết về nghề nhiều nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc định hướng cũng như điều chỉnh xu hướng chọn nghề của các em.

1.3.2. Nội dung tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Nội dung TVN cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề hiện nay bao gồm:

* Giới thiệu cho học sinh về các vấn đề sau:

- Thế giới nghề nghiệp: các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề hiện có ở các địa phương, giới thiệu về đặc điểm lao động của từng nghề, mục đích lao động, đặc điểm đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm lao động,

những yêu cầu của nghề và những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động, những trường hợp chống chỉ định nghề...v.v.

- Hệ thống các trường lớp đào tạo nghề của Trung ương cũng như địa phương, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

- Sự phù hợp nghề và cách thức tự xác định nghề của bản thân theo ba chỉ số cơ bản: Hứng thú với nghề; có năng lực làm việc với nghề; đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặc điểm nội dung của hoạt động nghề nghiệp.

* Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú, kế hoạch nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số: hào hứng khi có sự tiếp xúc với nghề, thích học và học tốt những môn liên quan đến nghề mình thích.

* Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn.

* Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động, qua kết quả học tập ở nhà trường.

* Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp tục bồi dưỡng khi ra trường.

1.3.3. Nguyên tắc, phương pháp, hình thức tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

1.3.3.1. Nguyên tắc tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

* Đảm bảo lợi ích của học sinh: Trong quá trình TVN cho học sinh, giáo viên luôn coi học sinh là trọng tâm, đặc biệt là với các cá nhân học sinh, bởi vì có những khó khăn các em không thể nói ra với mọi người. Do đó, giáo viên cần phải bảo mật thông tin cho các em học sinh đó. Bên cạnh đó, mỗi nhóm, mỗi cá nhân đều có mục tiêu nhất định nhưng mục tiêu chung của họ đều giống nhau là làm sao chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất. Như vậy, trong quá trình tư vấn nghề chủ thể tư vấn luôn hướng tới điều đó để thực hiện quá trình tư vấn một cách tốt nhất.

* Tôn trọng và hợp tác với học sinh: Đây là nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp và làm việc. Do vậy, ở bất kỳ tình huống nào, giai đoạn giao tiếp nào chủ thể tư vấn cũng phải tôn trọng học sinh, tôn trọng những ý kiến, suy nghĩ của các em trong quá trình lựa chọn nghề, cũng như trong quá trình trao đổi với chủ thể tư vấn. Chủ thể tư vấn phải hiểu rằng, mỗi học sinh đều có những lý do, hoàn cảnh, điều kiện riêng khi các em đưa ra những nhận định, suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, bất kỳ một ý kiến nào của các em, chủ thể tư vấn cũng cần tôn trọng các em để quá trình tư vấn nghề diễn ra một cách thoải mái và hiệu quả.

* Linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình tư vấn: Trong khi thực hiện các bước, các giai đoạn của quá trình tư vấn, không nhất thiết chúng ta phải theo thời gian cố định và những nội dung cố định, mà ở đây chủ thể tư vấn cần phải linh hoạt tùy thuộc vào khả năng của học sinh. Trong từng nội dung nếu như học sinh đã đạt được mức độ cao ở nội dung nào thì chủ thể tư vấn có thể bỏ qua bước đó và chuyển sang bước tiếp theo. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các bước nếu như cần thiết phải quay lại bước trước, chủ thể tư vấn vẫn phải quay trở lại để thực hiện nó. Tức là, chủ thể tư vấn có thể quay lại bất kỳ bước nào nếu thấy cần thiết. Trong quá trình tư vấn có thể tư vấn nhóm trước, cá nhân sau hoặc ngược lại, hoặc cũng có thể tư vấn song song cả cá nhân và nhóm.

1.3.3.2. Các hình thức, phương pháp tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

a - Hình thức tư vấn nghề:

Đối tượng của hoạt động TVN ở các trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề là học sinh THPT, các em chưa có kinh nghiệm chọn nghề, chưa từng lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào. Do vậy hoạt động tư vấn nghề phải có những hình thức tư vấn cho phù hợp. Mặt khác hoạt động TVN đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, nhiều lần và có quá trình nhất định thì mới có thể làm thay đổi, cải biến nhận thức hoặc mới có đủ thời gian, độ chín trong nhận thức.

Thông thường hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề được tổ chức dưới hai hình thức cơ bản:

- Thứ nhất, tư vấn nghề trực tiếp tại chỗ, hình thức được thực hiện ngay tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề. Ở hình thức này các trung tâm có thể mời trực tiếp các chuyên gia tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, doanh nghiệp… về tại trung tâm để tư vấn trực tiếp cho toàn thể học sinh và các cá nhân học sinh riêng lẻ. Bên cạnh đó, Giám đốc Trung tâm cũng chỉ đạo đoàn thanh niên tổ chức hoạt động thực hiện nhiệm vụ tư vấn nghề cho học sinh. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tư vấn nghề cho học sinh.

- Thứ hai, tư vấn nghề gián tiếp, hình thức này được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tại trung tâm như: bảng tin (dán thông tin, áp phích giới thiệu về ngành nghề của một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; thông tin về điểm sàn, điểm chuẩn…), đài phát thanh, báo chí, điện thoại, mạng internet…v.v.

b - Phương pháp tư vấn nghề:

Bên cạnh các hình thức tư vấn nghề ở trên, các phương pháp tư vấn nghề cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề cũng được áp dụng đa dạng, phong phú, thường xuyên có sự đổi mới, cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh và sự biến đổi của các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các phương pháp tư vấn nghề được sử dụng phổ biến như:

b1. Phương pháp Test (trắc nghiệm)

Trong tư vấn nghề, có thể sử dụng những trắc nghiệm thông dụng sau:

- Nhóm test trí tuệ: Gồm test Raven, test Wechsler, test Binet - Simon, test của Salfret (Mỹ) nhằm đánh giá sự phát triển trí tuệ học sinh các lứa tuổi.

- Nhóm test đo các rối loạn về sắc giác: Gồm test Ishihara (Nhật Bản), test Rabkin (Liên Xô) hoặc phương pháp chọn mầu của Homlmgrim.

- Nhóm test đo tính tập trung, bền vững, khối lượng và sự di chuyển của chú ý. Gồm test đo tính tập trung chú ý; test đo tính bền vững chú ý (theo Riss); test đo tính bền vững của chú ý (theo Buordon); test đo tính bền vững chú ý khi lao động trí óc (theo E.kraepelin), test đo khả năng di chuyển chú ý (Bảng số đỏ và đen của I.H.Shultz).

- Nhóm test đo trí tưởng tượng và năng lực tưởng tượng không gian.

- Nhóm tesr đo tư duy kĩ thuật (tư duy thao tác, tư duy không gian…).

- Nhóm test đo vận động, phối hợp vận động.

- Nhóm test đo hứng thú nghề nghiệp (Trắc nghiệm A. E. Gôlômstoc 78 câu hỏi).

- Nhóm test đo khí chất, tính cách bằng trắc nghiệm H.J.Eysenck hoặc trắc nghiệm của John Holland).

- Nhóm test đo các loại năng lực cá nhân.

- Nhóm test đo các phẩm chất nhân cách.

- Nhóm test đo khả năng giao tiếp...

b2. Sử dụng dụng cụ, máy móc

Ở nhiều nước, trong công tác tư vấn, người ta đã sử dụng những máy móc phức tạp, tinh vi để chẩn đoán những phẩm chất tâm lí cần thiết cho những nghề phức tạp như phi công, thợ lặn, kĩ sư thiết kế, kĩ sư thi công, kĩ sư công nghệ… Ở nước ta, có thể sử dụng những máy móc đơn giản, tự chế cho công tác này, như dụng cụ đo độ rung của tay, thời gian phản ứng, sức bền bỉ, dẻo dai cơ, thời gian phản xạ… các dụng cụ đo nhân trắc (thước đo Martin, thước cuộn Lufkin…).

b3. Phương pháp điều tra

Mục đích nhằm làm bộc lộ nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp, khả năng học tập của HS… Cán bộ tư vấn thường đề ra cho HS và phụ huynh một hệ thống các câu hỏi, ghi kết quả, xử lí, có sử dụng toán thống kê. Phương pháp này thường áp dụng cho một số đông đối tượng cần điều tra.

b4. Phương pháp mạn đàm, trao đổi

Phương pháp này có thể được tổ chức dưới hai hình thức: tọa đàm nhóm và trao đổi cá nhân. Nội dung của tọa đàm nhằm cung cấp, trang bị cho các em HS những tri thức cần thiết về thế giới nghề nghiệp, giới thiệu về những ngành nghề mà xã hội đang cần phát triển, giới thiệu hệ thống các trường đào tạo, giới thiệu về những ngành nghề hiện đang cần nhân lực ở địa phương, giới thiệu về sự phù hợp nghề và các cách thức xác định sự phù hợp nghề...

b5. Phương pháp nghiên cứu tiền sử

Đó là phương pháp nhằm tìm hiểu gia cảnh HS và chính bản thân HS, nhằm bổ sung thêm thông tin cho cán bộ tư vấn, góp phần chẩn đoán sự phù hợp nghề và đưa ra lời khuyên đúng đắn, hợp với gia cảnh, sức khỏe và trình độ phát triển trí tuệ của HS. Mục đích của phương pháp tiền sử là thiết lập mối quan hệ giữa nhà tư vấn và HS.

Ngoài các phương pháp kể trên, tùy điều kiện, tùy trường hợp, có thể sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như; phương pháp tham quan các nhà máy xí nghiệp, gặp gỡ các nghệ nhân, thợ lành nghề, những người thành đạt trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

1.4.1. Xây dựng mô hình tư vấn vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Mô hình TVN là một loại mô hình giáo dục được tổ chức trong các trung tâm nhằm thực hiện hoạt động thông tin nghề nghiệp giúp cho cá nhân học sinh tự nhận thức được những đặc điểm tâm sinh lý của bản thân, đối chiếu với những yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu xã hội nhằm đạt được mục tiêu TVN trong các trung tâm.

Cũng giống như các mô hình khác mô hình TVN có đầy đủ các đặc điểm của mô hình và có những đặc trưng riêng. Mô hình TVN xác định rõ cách thức tổ chức hoạt động TVN cho học sinh được thực hiện như thế nào trong các

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí