song công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém. Ở tất cả các nội dung kiểm tra, đánh giá mức độ “đôi khi” thực hiện hoặc “không bao giờ” thực hiện ở mức độ cao. Chẳng hạn: “Họp rút kinh nghiệm; kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực tiễn của hoạt động tư vấn nghề” (83,3%); “Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch, mô hình tư vấn nghề của giáo viên” (75%); “Chỉ đạo, kiểm tra việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tư vấn nghề nhằm tạo sự ra sự hiệu quả hoạt động” (72,2%). Như vậy, ở tất cả các nội dung quản lý hoạt động TVN từ xây dựng kế hoạch, mô hình TVN; Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp TVN...v.v. việc kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện một cách triệt để. Việc buông lỏng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá là một trong những nguyên nhân trung tâm chưa tạo ra được hiệu quả tích cực trong hoạt động TVN. Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương là một đơn vị nằm trong ngành học Giáo dục thường xuyên, do vậy bên cạnh việc thực hiện chức năng GDTX trung tâm cần quan tâm hơn nữa đến chức năng hướng nghiệp, dạy nghề. Khó khăn của trung tâm là đối tượng người học có nhiều hạn chế về chất lượng tuyển sinh, ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu, chưa định hướng đúng nghề nghiệp lựa chọn cho tương lai. Vì vậy, trung tâm cần quan tâm cần đề cao vai trò của hoạt động tư vấn nghề, đó là một trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Trong một vài năm gần đây, Trung tâm đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, áp dụng những sáng kiến trong quản lý, có những linh hoạt trong việc tư vấn nghề cho học sinh nên bước đầu đã thu hút duy trì được đủ và vượt chỉ tiêu số lượng học sinh, học viên theo học.
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở trung tâm GDTX - GD - DN Chí Linh, Hải Dương, chúng
tôi nghiên cứu trên 36 CBQL, GV và chia các mức độ ảnh hưởng (phụ lục 2). Tương ứng với mức độ ảnh hưởng chúng tôi chuyển từ định tính sang định lượng như sau: Ảnh hưởng nhiều (2 điểm); Ảnh hưởng ít (1 điểm); Không ảnh hưởng (0 điểm). Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 2.17.
Bảng 2.17 . Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVN cho học sinh
Yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | ||
ĐTB | Thứ bậc | ||
1 | Năng lực quản lý của cán bộ quản lý, năng lực tư vấn nghề của giáo viên Chí Linh, tỉnh Hải Dương | 1,39 | 1 |
2 | Nhu cầu tư vấn của học sinh ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương | 1,25 | 2 |
3 | Hệ thống thông tin về nghề phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương | 0,97 | 4 |
4 | Tác động, ảnh hưởng của gia đình, xã hội đối với hoạt động tư vấn nghề cho học sinh (quan điểm của gia đình, xã hội về vấn đề việc làm, nghề nghiệp; truyền thống, phong tục tập quán…) | 1,22 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Mô Các Lớp Liên Kết, Hướng Nghiệp, Dạy Nghề Năm 2016 - 2017
- Các Hình Thức Tư Vấn Nghề Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
- Quản Lý Nội Dung Chương Tình Tvn Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Gdtx - Hn - Dn Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Tvn Cho Đội Ngũ Gv Và Phụ Huynh Học Sinh
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 13
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho thấy, có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVN cho học sinh, các yếu tố này có mức độ mạnh, yếu khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn cả là “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý, năng lực tư vấn nghề của giáo viên Chí Linh, tỉnh Hải Dương”, ĐTB = 1,39, xếp thứ bậc 1; tiếp đến là yếu tố “Nhu cầu tư vấn của học sinh ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương”, ĐTB = 1,25, thứ bậc 2. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, đối tượng học sinh
đang học tại trung tâm GDTX nhìn chung có điểm đầu vào thấp, ý thức học tập kém, dễ buông xuôi, bỏ mặc. Do đó, các nhu cầu được TVN không biểu hiện rõ ràng. Ở các em cần có biện pháp nhằm kích thích nhu cầu, hứng thú TVN. Đây là một nhiệm vụ khó khăn. Vì vậy, đòi hỏi yêu cầu cao hơn về năng lực của đội ngũ CBQL và đặc biệt là năng lực của người GV trực tiếp làm công tác TVN. Bên cạnh đó: “Tác động, ảnh hưởng của gia đình, xã hội đối với hoạt động tư vấn nghề cho học sinh (quan điểm của gia đình, xã hội về vấn đề việc làm, nghề nghiệp; truyền thống, phong tục tập quán…)”, ĐTB = 1,22, thứ bậc 3, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý lý hoạt động TVN cho học sinh, mức độ ảnh hưởng này gần như ngang bằng với yếu tố xếp thứ bậc 2. Trong xã hội hiện nay, quan điểm của gia đình và các em học sinh thường hướng tới sự thực dụng. Lựa chọn nghề nghiệp thường phải gắn với cơ hội có việc làm. Do đó, khi chọn nghề cho con gia đình thường quan tâm đến cơ hội việc làm trước rồi mới tính tới yếu tố phù hợp với năng lực của học sinh sau. Chính vì vậy, đây cũng là một yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn. Mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong các yếu tố tiến hành điều tra là: “Hệ thống thông tin về nghề phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương”, ĐTB = 0,97. Điều này cho thấy, với xã hội thông tin hiện nay học sinh có thể tìm kiếm nhiều nguồn thông tin từ các kênh khác nhau để phục vụ hoạt động lựa chọn nghề nghiệp.
Kết luận chương 2
Hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay là được đội ngũ CBQL, GV nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện tốt một số nội dung cơ bản trong công tác TVN cho học sinh, giúp cho các em nhận thức đúng năng lực bản thân, sớm có lựa chọn và
quyết định đúng đắn hướng đi tương lai, giảm thiểu chi phí đầu tư giáo dục cho xã hội, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình, con đường ngắn nhất bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động TVN ở trung tâm qua nghiên cứu cũng có nhiều hạn chế, bất cập:
Một là: Mặc dù đã có sự định hướng chỉ đạo của đội ngũ CBQL của trung tâm nhưng hoạt động này chưa có vị trí xứng đáng trong toàn bộ các hoạt động ở trung tâm. Trung tâm mới chỉ chú trọng đầu tư chuyên môn, chất lượng dạy và học các môn văn hóa, chưa có sự xát sao, quyết liệt trong hoạt động TVN.
Hai là: Chủ thể thực hiện công tác TVN (chủ yếu là bộ phận TVN được Ban giám đốc trung tâm phân công và các GVCN lớp) không được đào tạo cơ bản, tất cả đều là kiêm nhiệm, một số chưa từng được tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động TVN nên thiếu phương pháp, kỹ năng, nhận thức còn mơ hồ về công việc mình đảm nhiệm.
Ba là: Việc thực hiện sự liên kết trong công tác TVN còn chưa tốt; chưa có sự quan tâm đúng mức của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, ngay cả một số CBQL, GV, và số đông phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của công tác TVN đem lại. Chưa có sự gắn kết tốt giữa dạy nghề ở trung tâm với hoạt động TVN; giữa TVN với nhu cầu sử dụng lao động đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Bốn là: Chưa có chính sách thỏa đáng để động viên, khuyến khích các GV làm công tác TVN để họ tích cực tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ TVN nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động TVN.
Năm là: Việc huy động các nguồn lực trong và ngoài trung tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho hoạt động TVN của trung tâm còn nhiều hạn chế. Vì vậy, TVN chủ yếu là tuyên truyền, thuyết trình; chưa xây dựng được mô hình TVN phù hợp; ít đổi mới hình thức, phương pháp TVN;
Khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng của hoạt động TVN còn lỏng lẻo, dẫn đến TVN kém hiệu quả.
Sáu là: Chưa có chính sách thỏa đáng để động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo làm công tác TVN tự học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ TV để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Bảy là: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho hoạt động TVN của các trường rất thấp. Vì vậy TVN chủ yếu là tuyên truyền, thuyết trình; khó đổi mới hình thức TV, dẫn đến TVN kém hiệu quả.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG
NGHIỆP - DẠY NGHỀ CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động TVN được đề xuất phải dễ dàng thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các trung tâm, địa phương, phải nằm trong khả năng huy động tài chính của trung tâm, phù hợp với năng lực quản lý của CBQL, trình độ của GV ở các trung tâm. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương nhưng phải đảm bảo tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức, đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính toàn diện, hệ thống và tính khả thi để công tác quản lý hoạt động dạy hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương mới đạt được kết quả cao.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Để nâng cao chất lượng TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương thì một trong các yêu cầu khi đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động TVN phải đảm bảo tính đồng bộ. Sự đồng bộ đó thể hiện ở việc chỉ đạo quản lý lập kế hoạch; chỉ đạo việc phối kết hợp giữa trung tâm với các trường Đại học, Cao đẳng, nghề, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội..v.v. Các hoạt động này phải nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng tham gia vào hoạt động TVN trong và ngoài trung tâm tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng TVN cho học sinh. Muốn vậy, phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia đồng bộ vào các
biện pháp như: đội ngũ CBQL, GV, CSVC, phương pháp TVN, phụ huynh HS, các xí nghiệp doanh nghiệp… Đồng thời, chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy các thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng TVN cho học sinh, góp phần đáp ứng nhu cầu được TVN của HS, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu, nguyện vọng của HS và gia đình.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa có chọn lọc các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh thay thế toàn bộ biện pháp cũ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn về quản lý phải thấy được những ưu điểm vượt trội của biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng là biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Khi đó nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý hoạt động TVN đặt ra.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TVN cho học sinh thông qua việc tăng cường công tác quản lý hoạt động TVN cho học sinh. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương hiện nay. Xuất phát
từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong giai đoạn nhất định.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Trên cơ sở lý luận về hoạt động TVN, quản lý hoạt động TVN (chương 1); thực trạng quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương (chương 2). Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện thực tế, mục tiêu nâng cao chất lượng TVN cho học sinh, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVN cho học sinh như sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TVN cho học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, là cơ sở để hình thành thái độ và định hướng, thúc đẩy hoạt động của con người. Học sinh ở các trung tâm GDTX – HN – DN có mặt bằng nhận thức hạn chế hơn những học sinh THPT khác. Do vậy, khi các em hiểu được rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động TVN, các em sẽ coi trọng hoạt động này và định hướng cho bản thân mình những nghề nghiệp phù hợp.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Nâng cao về nhận thức lý luận TVN:
+ Nâng cao nhận thức về lịch sử hình thành và phát triển TVN cho học sinh để các em hiểu đây là một trong các hoạt động chính của các trung tâm GDTX – HN - DN. TVN không chỉ ở phương diện cá nhân con người, mà còn có ý nghĩa đối với việc phân bố tốt hơn các nguồn nhân lực giữa các ngành nghề khác nhau và giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nó là thành phần quan trọng trong việc tạo ra các năng lực cần thiết cho phát triển xã hội và kinh tế qua việc cải thiện các lựa chọn về ngành nghề đào tạo. TVN còn đóng góp vào việc sử dụng tốt hơn các năng lực bằng cách đảm bảo việc thông tin về việc làm và các nghề tốt hơn.