So Sánh Giữa Phát Triển Du Lịch Bền Vững Với Du Lịch Đại Chúng‌


MICE là loại hình du lịch kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó, như tham dự các hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.

MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event.

Thành phần chính của loại hình MICE thường là những người đại diện cho các giai cấp, Đảng phái, quốc gia, một hãng kinh doanh hay một công ty. Các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, các tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu, …).

MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch này thường là ở các trung tâm thành phố lớn với các yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm, ... kết hợp với xây dựng các tour du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức party ngoài trời, xây dựng chương trình team building, hội chợ thương mại, … cho du khách (Theo Trần Văn Thông).


1.1.4. Sản phẩm du lịch‌

1.1.4.1. Định nghĩa

Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến sản phẩm du lịch.

“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.

Theo Tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí”.

Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 4


Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:

Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Tại điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là một tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Một định nghĩa khác: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”.

Ta có: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch. Tóm lại có thể hiểu chung, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch,

các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên và nhân văn trên cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó.

1.1.4.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch

Nội dung cơ cấu cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng liên quan đến rất ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:

Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách): bao gồm các điểm du lịch, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách; đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng, …

Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch): bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải


trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.

Dịch vụ du lịch: đây được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch; việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khác không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống thì phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ. Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lí các dịch vụ đơn lẻ tạo nên; do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh (Theo Trần Văn Thông).

1.1.4.3. Các đặc tính của sản phẩm du lịch

a. Tính tổng hợp

Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế; bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan đến rất nhiều ngành nghề và bộ phận.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành qui hoạch du lịch toàn diện.

b. Tính không dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể


bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp được.

Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề (“khách hàng là thượng đế”).


c. Tính không thể chuyển dịch

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sản xuất ra chúng; vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở một nơi khác.

Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm, nhờ thế dẫn đến sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kì quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

d. Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi)

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới; do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch.


Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỉ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch, thiết lập và xử lí đúng đắn quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.

Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch làm căn cứ nhằm xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.


e. Tính thời vụ

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông).


1.2. Phát triển du lịch bền vững‌

1.2.1. Khái niệm‌

Theo Ủy ban Thế giới về phát triển mô trường cho rằng: “Sự bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thề hệ tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1984).

Ngoài ra, phát triển bền vững còn liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên, đồng thời đạt được 4 mục tiêu:

- Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người.

- Bảo vệ môi trường hiệu quả.

- Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách thận trọng và hợp lí.

- Duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ào và bền vững.

Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền vững. Theo WTO: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động động du lịch trong tương


lai “. (Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Rio de Janeiro – Brasin năm 1992 ).

Theo WTTC (World committee on Environment and development, 1966 ): “DLBV là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng cho nhu cầu các thế hệ trong tương lai “.

Theo World conservation union (1996): “Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương “.

Tại điều 1 Hiến chương Phát triển du lịch bền vững, Lanzarote-Canary, Tây Ban Nha (1995): “DLBV là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch trên cơ sở đảm bảo hài hòa các phúc lợi kinh tế - xã hội và môi trường (phát triển du lịch cần dựa trên các tiêu chuẩn của tính bền vững: chịu đựng được về mặt sinh thái; chấp nhận được về mặt kinh tế; bình đẵng về mặt đạo đức và văn hóa đối với Cộng đồng địa phương) “.

Một khái niệm khác: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lí các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lí này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại”.

Vì thế, phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa.

- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo.


1.2.2. So sánh giữa phát triển du lịch bền vững với du lịch Đại chúng‌

Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.

Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều khiển quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được suy nghĩ cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lich bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phượng, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.

Phát triển du lịch bền vững:



chân).

- Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng (3


- Thường được lập kế hoạch trước cùng các bên liên quan.

- Định hướng đến địa phương.

- Do địa phương điều khiển, ít nhất là 1 phần.

- Tập trung vào kinh nghiệm giáo dục.

- Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên.

- Đánh giá văn hóa địa phương được xem là ưu tiên.

- Có nhiều lợi tức để lại cho cộng đồng địa phương.

Du lịch dại chúng:

- Có 1 mục đích: lợi tức.

- Thường không được lập kế hoạch từ trước; chỉ đến lúc “xảy ra”.

- Định hướng đến du khách.

- Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài.

- Tập trung làm giải trí cho du khách.

- Không ưu tiên cho bảo tồn.

- Không ưu tiên cho cộng đồng.

- Phần lớn lợi tức đưa về cho các nhà điều hành và nhà đầu tư bên ngoài.


1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường)‌

Theo International Ecotourism Society (2004), mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (3 chân) bao gồm lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023