Dạy Học Nghề Phổ Thông Ở Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Huyện

Thuật ngữ nghề phổ thông là khái niệm mới dùng để chỉ việc dạy nghề trong nhà trường phổ thông. Nghề phổ thông dùng theo một quy ước thể hiện mục đích, mức độ, nội dung, phương pháp dạy nghề cho học sinh và khả năng thực hiện của nhà trường. Đó là những nghề phổ biến, thông dụng đang cần phát triển ở địa phương. Nắm được nghề này, học sinh có thể tự tạo việc làm, để được sử dụng trong các thành phần kinh tế tại chỗ của cộng đồng dân cư. Những nghề ấy có kỹ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có những trang thiết bị phức tạ. Nguyên liệu dùng trong việc dạy nghề dễ kiếm phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư ở địa phương. Thời gian học nghề thường ngắn (khoảng trên dưới 100 tiết) kế hoạch dạy học của cấp THCS, THPT có thể giải quyết được số tiết lý thuyết và thực hành để nắm được trình độ tối thiểu của nghề.

Nghề phổ thông được tiến hành dạy trong các trung tâm dạy nghề, trung tâm GDNN - GDTX, tại các trường phổ thông và các lớp dạy nghề tư nhân, nhằm trang bị một số kĩ năng nghề cơ bản để học sinh tiếp tục học lên hoặc vào đời lao động.

Nghề phổ thông là một môn học nằm trong kế hoạch dạy học, có chương trình dạy nghề và danh mục nghề cho học sinh phổ thông. Thông qua tổ chức dạy nghề phổ thông nhằm không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng lao động nghề nghiệp cần thiết và tư duy kĩ thuật mà còn giáo dục học sinh thái độ, tác phong lao động nghề nghiệp thích ứng những yêu cầu nghề nghiệp của nền kinh tế - xã hội, đồng thời tạo điều kiện để dịch chuyển lao động nghề nghiệp phù hợp những thay đổi nhanh chóng về việc làm.

Như vậy, có thể hiểu: Nghề phổ thông là những nghề phổ biến, thông dụng đang cần phát triển ở địa phương. Những nghề ấy có mức độ kỹ thuật đơn giản, thời gian học nghề thường không quá dài, đủ để học sinh nắm được trình độ tối thiểu của nghề.

1.2.2.3. Dạy học nghề phổ thông

Hiện nay do không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phục vụ cho sự mở cửa về kinh tế. Dạy học nghề phổ thông không chỉ hạn chế ở các ngành nghề truyền thống, mà mở rộng các ngành nghề đào tạo, các hình thức dịch vụ, nông lâm nghiệp, điện tử tin học. Vì vậy cũng không hạn chế việc dạy những nghề phức tạp ở những nơi có đủ điều kiện thực hiện tốt hơn.

Với ý nghĩa đó, dạy học nghề phổ thông có tính phổ biến cao, điều kiện dạy nghề không quá khó khăn, thời gian đòi hỏi không nhiều. Trong nhà trường, dạy nghề cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị tích cực cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, việc dạy nghề phải là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Vì vậy giáo dục nghề cho học sinh là vấn đề dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng lao động, hướng nghiệp góp phần nâng cao dân trí và có ý nghĩa chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước.

Dạy nghề phổ thông mang tính thực hành cao và thực hành đến từng học sinh. Đây là điểm khác biệt trong dạy nghề so với dạy các môn văn hoá. Trong quá trình dạy nghề phổ thông giáo viên vừa là người thầy truyền thụ tri thức, kỹ thuật vừa là thợ hướng dẫn, uốn nắn chỉnh sửa các thao tác của học sinh và giới thiệu cấu tạo, chức năng, công dụng của từng máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật liệu cho người học. Giáo viên là người cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cần thiết của một nghề. Để học sinh hiểu được cơ sở khoa học về vật liệu, công cụ, quy trình công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất... dễ dàng thích ứng với sự dịch chuyển lao động trong sản xuất và đào tạo nghề mới. Học sinh được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng sử dụng công cụ gia công, gia công vật liệu, thao tác các kỹ thuật, lập kế hoạch tính toán, thiết kế và khả năng vận dụng trong thực tiễn. Đó là những cơ sở ban đầu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp, phát huy sáng tạo hình thành thói quen lao động tư duy.

Nắm được nghề này, học sinh có thể tự tạo việc làm, để được sử dụng trong các thành phần kinh tế tại chỗ của cộng đồng dân cư. Những nghề ấy kĩ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có những trang thiết bị phức tạp. Nguyên liệu dùng trong việc dạy nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Thời gian học nghề ngắn, kế hoạch dạy học của các cấp có thể giải quyết được số tiết lý thuyết và thực hành để nắm được trình độ tối thiểu của nghề.

Như vậy, có thể hiểu: Dạy học nghề phổ thông là quá trình truyền đạt - điều khiển và lĩnh hội - tự điều khiển tri thức nghề phổ thông, giúp người học có kiến thức và kỹ năng thực hiện nghề phổ thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

1.2.3. Quản lý dạy học nghề phổ thông

Dạy học nghề phổ thông được thực hiện trong các trường phổ thông và trong các trung tâm GDNN - GDTX, nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, nên việc quản lý DHNPT cũng tuân theo 4 chức năng quản lý cơ bản, đó là: Xây dựng kế hoạch DHNPT, tổ chức DHNPT, DHNPT và kiểm tra đánh giá DHNPT.

Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 4

Quá trình dạy học là quá trình trang bị,cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, những kĩ năng nghề nghiệp nhất định, đó là cơ sở tạo nguồn nhân lực cho xã hội, phục vụ xã hội. Do vậy, để quá trình dạy học đạt kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu nguồn năng lực, nó đòi hỏi phải có một nền khoa học, kĩ thuật tiên tiến, môi trường giáo dục lành mạnh, đó là mối quan hệ hữu cơ thống nhất và hỗ trợ nhau trong một hệ thống.

Quản lý dạy học nghề phổ thông có tính chất độc lập tương đối đối với các nhiệm vụ khác trong trung tâm, bởi vậy công tác quản lý dạy học nghề phổ thông thực hiện có hình thái riêng, mọi chức năng quản lý đều bám sát mục tiêu DHNPT do nhà trường đặt ra. Công tác quản lý DHNPT cần được xem xét có thực hiện được hiệu quả khi công tác quản lý dạy học nghề phổ thông được chú

trọng, các nhà quản lý bổ sung và thực hiện mục tiêu DHNPT.Chính vì vậy quản lý dạy học nghề phổ thông được thực hiện liên tục và ngày càng hoàn thiện, những người quản lý lĩnh vực này phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển trước thực tiễn, luôn bổ sung kinh nghiệm và cách thức quản lý mới.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý dạy học nghề phổ thông là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý (Giám đốc trung tâm dạy nghề phổ thông) đến hoạt động dạy học nghề phổ thông thông qua các chức năng quản lý, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu dạy học nghề phổ thông.

1.3. Dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

Thực hiện các chức năng nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 01/2007 và Quyết định số 44/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (áp dụng cho trung tâm GDTX và trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) cụ thể:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia.

- Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

- Đào tạo nghề - hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT.

1.3.2. Tầm quan trọng của dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

Trong những năm gần đây, dạy học nghề phổ thông cho học sinh đã được xã hội đặc biệt quan tâm. Công tác dạy học nghề phổ thông cấp huyện góp phần quan trọng điều chỉnh động cơ chọn nghề cho học viên, phát huy tính chủ động, tích cực của người học, từng bước hoàn thiện năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho học viên.

Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD-ĐT nêu rõ để nâng cao chất lượng DHNPT cho học sinh, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường phổ thông, các

trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực hiện DHNPT cho học sinh THCS, THPT, nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân.

Dạy học nghề phổ thông cho học sinh có nhiệm vụ: giáo dục thái độ lao động và ý thức đung đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.

Dạy học nghề phổ thông cho học sinh bằng các hình thức: tích hợp nội dung DHNPT cho học sinh vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác.

Quán triệt yêu cầu DHNPT cho học sinh trong suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện chương trình, biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và trong giảng dạy các môn học tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho tất cả học sinh ở tất cả các cấp học.

Nghiêm túc triển khai DHNPT cho học sinh ở các trường THCS, THPT theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giúp học sinh nhất là học sinh cuối cấp tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực của bản thân; đồng thời hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp hoặc lựa chọn ngành học, phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xã hội.

Nâng cao chất lượng và mở rộng việc DHNPT cho học sinh để giúp học sinh tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp. Trường

THPT phải dành thời gian theo quy định để học sinh được học nghề phổ thông tại trường, các trung tâm nghề. Sở GD&ĐT chú ý chỉ đạo các trung tâm GDNN

- GDTX mở rộng thêm nghề phổ thông mới cho học sinh lựa chọn, tránh tập trung vào một ít nghề, đồng thời có kế hoạch kiểm tra, thanh tra DHNPT và tổ chức thi nghề nghiêm túc.

Có kế hoạch bổ sung đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, hoàn thành tốt nhiệm vụ DHNPT, hướng nghiệp có đủ điều kiện thực hiện nội dung DHNPT trong chương trình trung học phổ thông mới.

Thực hiện mục tiêu và nội dung của giáo dục phổ thông ngoài việc củng cố, phát triển, hoàn thiện học vấn phổ thông, thì cần phải có những kiến thức hiểu biết cơ bản và kỹ thuật nghề. Tổ chức hoạt động DHNPT, thông tin kịp thời về sự phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, KT-XH của các nước trên thế giới và trong khu vực, xu hướng phát triển của các ngành nghề trong tương lai, nơi đào tạo các ngành nghề, từ đó giúp học sinh định hướng tìm hiểu ngành nghề, cơ sở đào tạo phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện cá nhân và gia đình, phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương và của đất nước.

Các trung tâm GDNN - GDTX phải chú ý đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động DHNPT cho học sinh, tạo nguồn đào tạo nhân lực theo chủ trương đào tạo và nhu cầu xã hội của Chính phủ mà Bộ GD&ĐT triển khai, nhằm khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo của lực lượng lao động nước ta trong tương lai.

Trong những năm gần đây, dạy học nghề phổ thông cho học sinh đã được huyện nhà đặc biệt quan tâm. Công tác dạy học nghề phổ thông đã góp phần quan trọng vào việc định hướng cho học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của huyện nói riêng và của xã hội nói chung, đã góp phần đào tạo nhân lực theo định hướng phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

1.3.3. Đặc điểm về dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

a) Mục tiêu của dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

Về kiến thức: Hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã chọn. Biết những đặc điểm và yêu cầu của nghề đó.

Về kỹ năng: Có một số kỹ năng sử dụng công cụ, hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Về thái độ: Hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, có ý thức trong việc tìm hiểu nghề và lựa chọn nghề nghiệp.

b) Nội dung, chương trình dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

* Nội dung dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện bao gồm nghề điện dân dụng, nghề sửa chữa xe máy, nghề thêu, nghề tin học văn phòng:

- Nội dung nghề điện dân dụng: Mở đầu (giới thiệu vị trí, vai trò và triển vọng của nghề, mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động nghề); An toàn lao động trong nghề điện dân dụng; Đo lường điện; Máy biến áp; Động cơ điện; Mạng điện trong nhà; Tìm hiểu về nghề điện dân dụng (đặc điểm, yêu cầu của nghề, thông tin về thị trường lao động, vấn đề đào tạo nghề).

- Nội dung nghề sửa chữa xe máy: Mở đầu; Dụng cụ và nhiên liệu; Động cơ xe máy; Hệ thống truyền lực; Hệ thống điện; Hệ thống điều khiển - Hệ thống di động; Vận hành và bảo dưỡng xe máy; Tìm hiểu về nghề sửa chữa xe máy.

- Nội dung nghề thêu tay: Mở đầu về nghề; Vật liệu, dụng cụ, cách lựa chọn và sang mẫu thêu; Thêu tay; Rua; Tìm hiểu nghề thêu.

- Nội dung nghề tin học văn phòng: Mở đầu về nghề; Hệ điều hành Windows; Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word; Bảng tính Microsoft Excel; Mạng máy tính cục bộ và ứng dụng; Tìm hiểu nghề tin học văn phòng.

* Chương trình dạy nghề phổ thông bao gồm 70 tiết/ tuần đối với cấp THCS; 105 tiết/ tuần đối với cấp THPT, khi kết thúc chương trình học viên đạt điểm tổng kết từ 5,0 điểm trở lên được đặng ký dự thi nghề phổ thông và học viên được cấp chứng chỉ (nhưng không được hành nghề) và dựa vào kết quả thi nghề để được cộng điểm từ 0,5 đến 2,0 điểm cho các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp.

c) Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

* Phương pháp dạy học:

Đặc trưng cơ bản của dạy học nghề phổ thông là hoạt động thực hành, nhằm hình thành ở học viên những kỹ năng lao động cơ bản của nghề cụ thể. Để dạy học nghề phổ thông, chúng tôi thường sử dụng các phương pháp sau:

- Dạy học vấn đáp, đàm thoại: là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học viên trả lời, hoặc học viên có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học viên lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

+ Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học viên nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học;

+ Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học viên dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn;

+ Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học viên từng bước phát hiện ra bản chất của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023