Khái Niệm Quản Lý Công Tác Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Phổ Thông Bậc Trung Học Tại Các Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên

(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Một số cơ sở của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Hà Nội, tháng 8 năm 2000, trang 11)

Sơ đồ này cho thấy rằng hướng nghiệp không phải là công việc chỉ làm một lần trong cuộc đời mỗi con người, đó là hoạt động có tính lặp lại: xuất phát từ việc định hướng để lựa chọn một nghề, thích ứng với nghề đó và kết quả là sự phù hợp trong quá trình hành nghề. Tuy nhiên, do tác động của xã hội cũng như nhu cầu, hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mỗi con người đều có thể và cần phải thực hiện lại việc hướng nghiệp cho bản thân trước mỗi bước ngoặt trong cuộc đời nghề nghiệp của mình.

b. Đặc trưng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học


Học sinh phổ thông đang ở trong độ tuổi được phát triển, hình thành và hoàn thiện về cơ bản: thân thể, năng lực, nhân cách phát triển; thiên hướng, lý tưởng nghề nghiệp... hình thành và định hình từng bước. Đặc biệt, ở các lớp cuối cấp, các em phải đứng trước sự lựa chọn: học nghề, lao động sản xuất hoặc học tiếp các trương đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để đáp ứng với yêu cầu phân công lao động xã hội và đặc điểm kinh tế - xã hội tại vùng miền sinh sống.

Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thực chất là sử dụng các biện pháp giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, ý thức, kỹ năng để họ có thể đi sâu vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân.

Trong trường phổ thông, công tác hướng nghiệp cho học sinh còn là quá trình giáo dục nhằm điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của các em nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức để đạt tới mục tiêu: giúp cho học sinh khi tốt nghiệp chọn được nghề phù hợp với năng lực trình độ cá nhân và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội.

c. Tính chất, nhiệm vụ, nội dung hướng nghiệp


c.1. Hướng nghiệp có tính chất xã hội rộng rãi và kéo dài trong suốt cuộc đời mỗi con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Để tiến hành công tác hướng nghiệp cho thế hệ trẻ cần phải có sự tham gia của cả ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, (bao gồm cả nhà máy và các cơ quan đoàn thể). Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, không thể riêng một cơ quan nào đảm nhận công tác hướng nghiệp mà có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Hướng nghiệp là hoạt động kéo dài trong suốt cuộc đời của mỗi con người, là một quá trình liên tục từ những năm đầu trường phổ thông đến quá trình học nghề và hành nghề của con người, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay.

c.2. Hướng nghiệp trong trường phổ thông phải thực hiện được 4 nhiệm vụ [16, tr.31]: Một là, giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp:

Giáo dục thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp: lòng yêu lao động, xây dựng niềm tin đối với lao động, bồi dưỡng những thói quen lao động tốt như trật tự, ngăn nắp, tổ chức kỷ luật, tinh thần thi đua, tinh thần trách nhiệm...

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, làm cho mỗi học sinh tự xác định ý thức sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp, tình nguyện đi vào những lĩnh vực mà nhà nước và địa phương đang cần phát triển.

Hai là, giải thích, giới thiệu tuyên truyền nghề:


Giới thiệu, tuyên truyền nghề nhằm làm cho học sinh có hiểu biết khái quát về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân; vị trí, vai trò, nhiệm vụ của một số ngành chủ yếu và nghề cơ bản của đất nước, của địa phương, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống của địa phương. Cụ thể là: đặc điểm hoạt động của một số nghề, những đòi hỏi của nghề đối với người lao động (sức khoẻ, trình độ văn hóa, năng lực, yêu cầu tâm sinh lý và những điều cần tránh...), những nơi và hệ thống đào tạo nghề, triển vọng và quyền lợi của nghề...

Nhà trường và các cán bộ hướng nghiệp phải nắm vững sự phát triển kinh tế của địa phương, nhu cầu sử dụng, sự phát triển của ngành nghề, những đòi hỏi của nghề... để trên cơ sở đó cung cấp cho học sinh những thông tin tương đối chính xác về các yêu cầu sử dụng lực lượng lao động ở địa phương.

Ba là, tổ chức cho học sinh làm quen, thực tập với một số nghề cơ bản, nghề truyền thống của địa phương:

Cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp, tao điều kiện phát ừiển hứng thú và năng lực nghề nghiệp.

Bốn là, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi, có văn hóa.

Giáo dục, động viên, hướng dẫn học sinh giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, tự nguyện đi vào những ngành nghề mà Nhà nước và địa phương đang cần.

Đây là nhiệm vụ của nhà trường phổ thông, các trung tâm làm công tác hướng nghiệp, chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội, các cơ sở sản xuất và cha mẹ học sinh.

c.3. Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bao gồm các nội dung: Các nội dung hướng nghiệp được được thể hiện trên sơ đồ 2;

sau d Các con đường hướng nghiệp Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có thể 1



sau:

d. Các con đường hướng nghiệp


Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có thể được thực hiện thông qua các con đường


d.1. Hướng nghiệp qua các môn học

Hướng nghiệp qua các bộ môn nhằm khai thác mối liên hệ giữa kiến thức khoa học với các ngành nghề, gắn nội dung của các bài học với cuộc sống sản xuất. Quá trình đó có tác dụng mở rộng nhãn quan nghề nghiệp của học sinh, lôi cuốn thế hệ trẻ bước vào thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến cho bán thân nghề nghiệp trong tương lai. Các môn học góp phần vào việc gắn nội dung giảng dạy với công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục nhân sinh quan cách mạng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của người lao động mới.

d. 2. Hướng nghiệp qua giảng dạy kỹ thuật


Với tư cách là môn khoa học ứng dụng, bộ môn kỹ thuật cung cấp cho học sinh những nguyên lý kỹ thuật chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lý khoa học và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Môn kỹ thuật thực sự là chiếc cầu nối giữa kiến thức khoa học tới sản xuất, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển năng lực cần thiết để học sinh học tập tốt một nghề; đồng thời có ý nghĩa dẫn dắt học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, làm cho các em biết định hướng trong hệ thống sản xuất xã hội, tự giác tìm hiểu nghề nghiệp và biết lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp mai sau một cách có ý thức.

d. 3. Hướng nghiệp qua hoạt động lao động, dạy nghề phô thông


Lao động, học nghề của học sinh có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, tác phong của người lao động mới, làm cho học sinh hiểu rõ vai trò hoạt động có ý thức của con người trong sự phát triển xã hội. Tổ chức lao động và dạy nghề phổ thông làm cho học sinh thấy được sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự cần thiết phải hợp tác lao động, phải có trách nhiệm trước công việc, phải có phẩm chất và năng lực phù họp với các đòi hỏi của nghề; trên cơ sở đó giáo dục học sinh có ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, bồi dưỡng đạo đức, hình thành lý tưởng nghề nghiệp.

Trong quá trình học nghề, học sinh có những hiểu biết về các hoạt động của nghề, về vị trí, nhiệm vụ, điều kiện làm việc và những đòi hỏi về phẩm chất đạo đức năng lực chuyên môn, sức khỏe, có tác dụng định hướng học sinh vào những nghề đang học cũng như tạo điều kiện cho học sinh thử sức trong các dạng lao động khác nhau. Đặc biệt là qua hoạt động dạy nghề phổ thông, học sinh có điều kiện để hiểu một cách có hệ thống về vai trò, nhiệm vụ, tính chất,

đặc điểm hoạt động của nghề, những đòi hỏi của nghề; trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển hứng thú nghề nghiệp.

Hoạt động dạy nghề giúp rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sử dụng công cụ, đặc biệt là công cụ làm những nghề phổ biến ở địa phương, giúp học sinh có khả năng tính toán, định ra kế hoạch, biết phối hợp giữa cá nhân và tập thể, hình thành thói quen lao động có văn hóa.

d. 4. Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp


Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp với tư cách là hoạt động dạy và học nhằm mục đích giới thiệu cho học sinh những ngành chủ yếu, nghề cơ bản của đất nước; những ngành nghề mà Nhà nước đang cần phát triển một cách hệ thống. Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nhằm giới thiệu họa đồ nghề, bao gồm các nội dung : vai trò, vị trí của ngành, nghề đối với nền kinh tế quốc dân, những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển cũng như ý nghĩa đóng góp của nghề đối với trong và ngoài nước; điều kiện làm việc và vệ sinh lao động; điều kiện tâm sinh lý và tình trạng sức khoẻ, những phẩm chất do nghề đòi hỏi, những kiêng kỵ trong nghề... và hệ thống đào tạo nghề. Quá trình giới thiệu những vấn đề trên luôn kết họp với việc hướng dẫn học sinh chọn nghề.

d.5. Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa


Bên cạnh những biện pháp hướng nghiệp mang tính giáo dục trong nội khóa, hoạt động ngoại khóa cũng có tác dụng to lớn trong việc giới thiệu, tuyên truyền cho học sinh. Những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa hướng nghiệp bao gồm:

Thành lập tổ ngoại khóa hướng nghiệp bao gồm những em có cùng hứng thú đối với một dạng lao động hay một nghề nhất định. Qua hoạt động của tổ, học sinh hăng say học tập môn học đó, tự tìm hiểu những kiến thức rộng thuộc lĩnh vực đó và tự giáo dục vươn tới nghề.

Tham quan thực tập để làm cho học sinh có hiểu biết về quá trình sản xuất, từ đối tượng lao động, các loại công cụ và hoạt động của người công nhân trong sản xuất. Tham quan được tổ chức tốt có tác dụng hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề và chọn nghề, kích thích học sinh tự tìm hiểu nghề và phát triển hứng thú nghề nghiệp.

Phòng hướng nghiệp với những trưng bày về hình ảnh của những hoạt động nghề khác nhau trong xã hội chính là nơi giới thiệu, tuyên truyền nghề và giáo dục học sinh lựa chọn nghề.

Câu lạc bộ với những buổi tọa đàm nghề nghiệp đối với học sinh cũng như đối với cha mẹ học sinh sẽ tạo ra sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề.

e. Mối quan hệ giữa giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề phổ thông với giáo dục hướng nghiệp

Để thực hiện được các nội dung hướng nghiệp, nhất thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba hoạt động giáo dục: lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Mối liên hệ này được thể hiện trên sơ đồ 3:

Sơ đồ trên cho thấy muốn thực hiện công tác hướng nghiệp phải tiến hành 2


Sơ đồ trên cho thấy: muốn thực hiện công tác hướng nghiệp phải tiến hành giáo dục toàn diện. Nếu chưa tiến hành giáo dục lao động cho học sinh qua các bộ môn và nhất là chưa tiến hành giảng dạy môn kỹ thuật, chưa tổ chức cho học sinh lao động theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp thì chắc chắn việc giáo dục hướng nghiệp sẽ ít đạt kết quả vì không có cơ sở khoa học. Đồng thời, việc dạy nghề phổ thông chỉ nên tiến hành ở các lớp cuối cấp, khi học sinh đã được giáo dục toàn diện, được học các bộ môn văn hóa, kỹ thuật... đầy đủ, được giáo dục lao động

trên nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, có những nhận thức nhất định về xu thế ngành nghề cũng như nhu cầu phân công lao động xã hội ở địa phương.

1.2.2. Khái niệm quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên

a. Quản lý giáo dục


Quản lý có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của xã hội. Hệ thống quản lý là điều kiện cơ bản, thiết yếu của sự vận hành và phát triển xã hội. Các Mác đã chỉ ra rằng: "Bất cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp hay lao động cùng nhau, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần đến những mức độ nhiều hay ít sự quản lý, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó. Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy" [6, tr. 39]. Hay nói cách khác, bản chất của quản lý là một hoạt động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người.

Gắn với hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động lao động rất đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp, quản lý là một hoạt động mang tính xã hội - lịch sử, vì vậy, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu lý luận đã đưa ra những khái niệm về quản lí:

- Theo H.KÔNTZ (người Mỹ): "Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [33, tr.33].

- Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm 1992, "quản lý" có thể được hiểu theo các cách sau:

+ Trông coi và gìn giữ theo yêu cầu nhất định.


+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.


Henry Fayol (1841 - 1925), người cha của một trong những lý thuyết quản lý hiện đại quan trọng nhất - thuyết quản lý hành chính - cho rằng: "Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra". [33, tr.36]. Đó chính là 5 chức năng cơ bản của quản lý.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí