chiếm tỷ lệ trung bình 22.95%, ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội và khoa học tự nhiên lần lượt chiếm tỷ lệ trung bình 12,89% và 9,07%, cuối cùng là ngành nghề thuộc Y tế, môi trường, khác chiếm tỷ lệ trung bình 8,21%. Ngành nghề lao động thuộc lĩnh vực nông lâm, ngư, nghiệp chiếm tỷ lệ lao động lớn là do lao động thuộc các ngành nghề này chủ yếu là lao động nông thôn, còn các ngành nghề khác đa số tập trung ở thành thị.
2.1.2. Khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
2.1.2.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngân Sơn , tỉnh Bắc Kạn
Thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT- BNV ngày 19/5/2015 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Ngày 19/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Lý Thái Hải đã ký Quyết định số 1063/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện Ngân Sơn.
Ngay từ khi mới thành lập, Ban giám đốc trung tâm và cán bộ giáo viên đã xác định rõ nhiệm vụ, chức năng đơn vị. Xây dựng trung tâm hướng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh. Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động, về quản trị nhân lực, về sử dụng lao động và phát triển việc làm; tư vấn về các chính sách; pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Hoạt Động Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Đặc Điểm Của Công Tác Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Hoạt Động Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Thực Trạng Cơ Cấu Giáo Viên Dạy Nghề Ở Trung Tâm Gdnn - Gdtx Huyện Ngân Sơn
- Thực Trạng Quản Lý Các Nội Dung Hoạt Động Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Trung Tâm Gdnn - Gdtx Huyện Ngân Sơn
- Thực Trạng Quản Lý Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Nghề
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động bao gồm: Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động; tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; giới thiệu, cung ứng cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.
Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
ĐOÀN THANH NIÊN & CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG ĐOÀN
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
PHÒNG ĐÀO TẠO
TỔ CHUYÊN MÔN
PHÒNG HC-VP
PHÒNG TUYỂN SINH
CÁC LỚP HỌC
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngân Sơn
Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngân Sơn
Phân tích sơ đồ
* Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc; 02 Phó Giám đốc.
- Giám đốc là người đứng đầu của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện;
- 02 Phó giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác (Cụ thể 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác Giáo dục thường xuyên) và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó giám đốc được Giám đốc Ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc được ủy quyền.
* Công đoàn:
Ban chấp hành công đoàn gồm 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác Giáo dục thường xuyên làm chủ tịch, 02 ủy viên: có nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên, trong cơ quan theo các quy định của công đoàn và các văn bản liên quan.
* Phòng Hành chính - Văn phòng:
Phụ trách công tác dân tộc; công tác văn thư ; thư ký các cuộc họp; theo dõi hộp thư cơ quan; phụ trách công tác Thi đua - Khen thưởng, thủ qũy; phụ trách công tác kế toán của đơn vị; công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; công tác Pháp chế; quản lý kinh phí đào tạo nghề và chi thường xuyên; tham mưu một số báo cáo khi cấp trên phân công.
* Phòng Đào tạo:
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch giảng dạy các lớp văn hóa, lên lịch thanh tra, lịch thi cho các lớp; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định; tổng hợp, thống kê báo cáo cho Ban Giám đốc các nội dung liên quan đến công tác đào tạo của Trung tâm.
* Phòng tuyển sinh:
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh hàng năm; phối hợp với các doanh nghiệp, các xã thị trấn và các đơn vị liên quan khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện; xây dựng các báo cáo và thống kê số liệu liên quan đến công tác tuyển sinh cho lãnh đạo Trung tâm.
* Tổ chuyên môn: gồm tổ Đào tạo nghề và tổ Giáo dục thường xuyên. Thực hiện phân công giáo viên giảng dạy theo kế hoạch của Phòng đào tạo;
dự giờ và dự giờ thao giảng theo kế hoạch; tham mưu tổ chức các hoạt động chuyên môn phục vụ dạy và học; báo cáo, thống kê số liệu gửi Phòng Đào tạo.
* Đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể:
Phụ trách công tác thanh niên của trung tâm, phụ trách công tác chính trị, tư tưởng và thể dục thể thao; phụ trách các dự án liên quan đến nhiệm vụ: thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
* Các lớp học gồm có các lớp học nghề và các lớp học văn hóa.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân
2.2.1. Thực trạng công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh được Ban giám hiệu trung tâm quan tâm, coi trọng và được phân công cho Phòng tuyển sinh thực hiện các chức năng liên quan đến công tác tuyển sinh. Trong những năm qua Phòng tuyển sinh đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh, giao chỉ tiêu tuyển sinh theo từng đợt và hàng năm cho từng cán bộ giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo và nguồn vốn dạy nghề được phân giao, trung tâm đã thực hiện những bước tuyển sinh sau:
- Thực hiện tuyển sinh theo năm và chia làm 02 đợt (đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 4, đợt 2 từ tháng 11 đến tháng 12).
- Chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ liên quan đến công tác tuyển sinh.
- Tuyên truyền, thông tin quảng cáo tuyển sinh trên đài Phát thanh - Truyền hình của huyện, xã, thị trấn.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện công tác tuyển sinh như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân huyện, các xã, thị trấn,...
Năm 2014, Trung tâm đã tuyển sinh được 274 học viên tham gia học nghề, trong đó có nghề phi nông nghiệp có 101(36,86%) học viên tham gia học nghề (gồm các nghề KT điện dân dụng, KT hàn, KT SCMNN, KT chế biến món ăn, KT mây tre đan), nhóm nghề nông nghiệp có173 học viên (63,13%) tham gia học nghề (gồm các nghề KT trồng cây LTTP, KT trồng nấm, KT trồng rau an toàn, KT chăn nuôi thú y); Học viên nam chiếm 38,32%(105/274 học viên) và nữ chiếm 61,67%(169/274 học viên).
Năm 2015, Trung tâm đã tuyển sinh được 291 học viên tham gia học nghề, trong đó có nghề phi nông nghiệp có 108(37,11%) học viên tham gia học nghề (gồm các nghề KT điện dân dụng, KT hàn, KT SCMNN, KT chế biến món ăn, KT mây tre đan), nhóm nghề nông nghiệp có183 học viên (62,88%) tham gia học nghề (gồm các nghề KT trồng cây LTTP, KT trồng nấm, KT trồng rau an toàn, KT chăn nuôi thú y); Học viên nam chiếm 40,89%(119/291 học viên) và nữ chiếm 59,1%(172/291 học viên).
Năm 2016, Trung tâm đã tuyển sinh được 328 học viên tham gia học nghề, trong đó có nghề phi nông nghiệp có 117(35,67%) học viên tham gia học nghề (gồm các nghề KT điện dân dụng, KT hàn, KT SCMNN, KT chế biến món ăn, KT mây tre đan), nhóm nghề nông nghiệp có2 11(64,32%) học viên tham gia học nghề (gồm các nghề KT trồng cây LTTP, KT trồng nấm, KT trồng rau an toàn, KT chăn nuôi thú y); Học viên nam chiếm 37,5%(123/328 học viên) và nữ chiếm 62,5%(205/328 học viên).
Từ năm 2014 đến 2016, sô lượng học viên tham gia học nghề mỗi năm tăng trung bình trên 20 học viên, độ tuổi tham gia học nghề từ 16 đến 35 tuổi chiếm 33,4%(298 học viên), trên 35 tuổi chiếm 66,6%(595 học viên); Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số gồm 878 người (chiếm 98,3%), lao động nông thôn là người dân tộc kinh là 15 người (chiếm 1,7%); Học viên nam là 347 người
(chiếm 38,9%) và nữ là 546 (chiếm 61,1%); Trình độ học vấn của lao động nông thôn cấp tiểu học là 157 người (chiếm 17,6%), cấp Trung học cơ sở là 452 người (chiếm 50,6%), cấp Trung học phổ thông là 284 người (chiếm 31,8%).
*Ưu điểm: Công tác tuyển sinh cơ bản tuyển sinh đủ số lượng học viên và phân bố tương đối ở tất cả các ngành nghề tuyển sinh, các bộ phận liên quan chủ động trong việc thực hiện công tác tuyển sinh, chuẩn bị các tài liệu tuyển sinh khá đầy đủ và thực hiện tốt công tác phối hợp tuyển sinh với các đơn vị liên quan.
*Nhược điểm: Trình độ học vấn của các học viên không đồng đều, đa số học viên có độ tuổi trên 35 tuổi nên khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, công tác phối hợp tuyển sinh giữa trung tâm với một số đơn vị như Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ chưa nhịp nhàng.
2.2.2. Thực trạng về chương trình, giáo trình dạy nghề
Từ năm 2014 đến 2016, Trung tâm đã tiến hành biên soạn được 5 chương trình, giáo trình nghề phi nông nghiệp (gồm các nghề KT điện dân dụng, KT hàn, KT SCMNN, KT mây tre đan, KT chế biến món ăn) và 4 chương trình, giáo trình nghề phi nông nghiệp (gồm các nghề KT trồng cây LTTP, KT trồng rau an toàn, KT trồng nấm, KT chăn nuôi thú y).
Để xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm đã thực hiện theo hướng dẫn của thông tư số 42, 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và những văn bản hướng dẫn liên quan.
Trong quá trình xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm đã mời 4 kỹ sư chuyên môn nghề phi nông nghiệp, 3 kỹ sư chuyên môn nghề nông nghiệp tham gia 3 hội đồng biên soạn, 3 hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề và đã đóng góp 11 ý kiến bằng văn bản để nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề.
Chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp có tỷ lệ lý thuyết 30%, thực hành 70%, trình độ dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng có tỷ lệ lý thuyết 20%, thực hành 80%. Tỷ lệ nội dung dạy thực hành từ 70% đến 80% giúp cho học viên thực hiện được nhiều thao tác thực hành liên quan đến thực tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT.
* Ưu điểm: Các chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn đã thực hiện đảm bảo tỉ lệ lý thuyết và thực hành theo văn bản hướng dẫn, nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề dùng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với các đối tượng tham gia học nghề và phù hợp với kiến thức khoa học kỹ thuật mà người học yêu cầu.
* Nhược điểm:Trong quá trình xây dựng chương trình, giáo trình, Trung tâm chưa mời được các chuyên gia và nghệ nhân có tay nghề cao tham gia công tác biên soạn để nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề cho LĐNT.
2.2.3. Thực trạng hoạt động dạy nghề của giáo viên
Trong lĩnh vực dạy nghề, thì đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với công tác dạy nghề cán bộ quản lý, giáo viên ngoài các yêu cầu đủ trình độ về sư phạm và chuyên môn còn phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo được chất lượng sau đào tạo. Việc đảm bảo chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho người lao động dễ tìm việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề.