Thang Đo Về Hoạt Động Tham Quan, Vui Chơi, Giải Trí


Bảng 3.2: Thang đo về cơ sở hạ tầng



Kí hiệu biến

Các biến đo lường

CSHT1

Vị trí tọa lạc của điểm du lịch lý tưởng, du khách dễ đến tham quan.

CSHT2

Hệ thống giao thông đến điểm du lịch thuận tiện, dễ đi.

CSHT3

Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại.

CSHT4

Bãi đỗ xe nơi tham quan rộng rãi.


CSHT5

Phương tiện vận chuyển trong điểm du lịch (Xe điện chở khách tham quan, xe ngựa, xuồng, ghe...) thuận tiện và tạo sự thoải mái cho du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre - 8

3.2.3 Hướng dẫn viên du lịch

Thang đo về hướng dẫn viên du lịch được ký hiệu là HDVDL gồm 05 biến quan sát ký hiệu HDVDL1 đến HDVDL5 (xem bảng 3.3) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.3: Thang đo về hướng dẫn viên du lịch


Kí hiệu biến

Các biến đo lường

HDV1

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt.

HDV2

Vui vẻ, nhiệt tình với công việc và KDL.

HDV3

Lịch sự, thân thiện và tế nhị.

HDV4

Có kiến thức tốt về du lịch, về lịch sử văn hóa địa phương.

HDV5

Có phong cách chuyên nghiệp và giao tiếp được với người nước

ngoài.

3.2.4 An toàn, trật tự

Thang đo an toàn, trật tự được ký hiệu là ATTT gồm 05 biến quan sát ký hiệu ATTT1 đến ATTT5 (xem bảng 3.4) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.


Bảng 3.4: Thang đo về an toàn, trật tự


Kí hiệu biến

Các biến đo lường

ATTT1

Đảm bảo an toàn cho du khách khi đến với điểm du lịch.

ATTT2

Có các dụng cụ y tế cho các trường hợp cần thiết.

ATTT3

An toàn vệ sinh thực phẩm.

ATTT4

Không có tình trạng thách giá, chèo kéo khách.

ATTT5

Không có trộm cắp và ăn xin.

3.2.5 Dịch vụ ăn uống, mua sắm

Thang đo về dịch vụ ăn uống, mua sắm được ký hiệu là AUMS gồm 05 biến quan sát ký hiệu AUMS1 đến AUMS5 (xem bảng 3.5) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.5: Thang đo về dịch vụ ăn uống, mua sắm



Kí hiệu biến

Các biến đo lường

AUMS1

Điểm tham quan có nhiều nhà hàng và khu vực ăn uống.

AUMS2

Thức ăn ngon, nhiều đặc sản địa phương.

AUMS3

Có nhiều quầy bán quà lưu niệm.

AUMS4

Các loại đặc sản và quà lưu niệm đa dạng, phong phú cho du

khách thoải mái lựa chọn, mua sắm.

AUMS5

Du khách có thể thưởng thức các loại trái cây tại vườn, tự tay

mình hái trái và mua về làm quà.

3.2.6 Hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí

Thang đo về hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí được ký hiệu là TQVCGT gồm 05 biến quan sát ký hiệu TQVCGT1 đến TQVCGT5 (xem bảng 3.6) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.


Bảng 3.6: Thang đo về hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí



Kí hiệu biến

Các biến đo lường

TQVCGT1

Tham quan cảnh quan thiên nhiên.

TQVCGT2

Tham quan các vườn trái cây.

TQVCGT3

Tham quan các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử.

TQVCGT4

Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

TQVCGT5

Thưởng thức đờn ca tài tử.

3.2.7 Cơ sở lưu trú

Thang đo về cơ sở lưu trú được ký hiệu là CSLT gồm 05 biến quan sát ký hiệu CSLT1 đến CSLT5 (xem bảng 3.7) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.7: Thang đo cơ sở lưu trú


Kí hiệu biến

Các biến đo lường

CSLT1

Tọa lạc ở vị trí thuận lợi, cảnh quan đẹp.

CSLT2

Phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.

CSLT3

Phòng ở có đầy đủ tiện nghi.


CSLT4

Nơi lưu trú có đầy đủ dịch vụ tiện ích (Dịch vụ giặt ủi, wifi, truyền hình cáp…).

CSLT5

Nhân viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo.

3.2.8 Sự hợp lý của các loại chi phí dịch vụ

Thang đo về sự hợp lý của các loại chi phí dịch vụ được ký hiệu là CPDV gồm 05 biến quan sát ký hiệu CPDV1 đến CPDV5 (xem bảng 3.8) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.


Bảng 3.8: Thang đo về sự hợp lý các loại chi phí dịch vụ


Kí hiệu biến

Các biến đo lường

CPDV1

Chi phí tham quan hợp lý.

CPDV2

Chi phí ăn uống không cao hơn các điểm DLST khác.

CPDV3

Chi phí cho các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp.

CPDV4

Chi phí mua sắm hợp lý.

CPDV5

Chi phí lưu trú tương xứng với chất lượng dịch vụ.

3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng

3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp các KDL nội địa tại các điểm DLST tỉnh Bến Tre. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 01/09/2015 đến ngày 01/11/2015.

Bảng khảo sát được in ra giấy, tác giả và nhóm cộng tác viên đã phỏng vấn từng đối tượng KDL nội địa tại các điểm DLST tỉnh Bến Tre. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 350 phiếu.

Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả và cộng tác viên đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, cộng tác viên và nhóm nghiên cứu rà soát nhanh tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.

Sau khi hoàn chỉnh điều tra, nhóm nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc


những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác).

Tổng cộng có 350 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 335 bảng câu hỏi. Trong đó có 8 bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại 327 bảng câu hỏi hợp lệ.

Bảng 3.9: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng


Mô tả

Số lượng (bảng)

Tỷ lệ (%)

Số bảng câu hỏi phát ra

350

-

Số bảng câu hỏi thu về

335

95,7

Trong đó

Số bảng câu hỏi hợp lệ

327

97,6

Số bảng câu hỏi không hợp lệ

8

2.4


Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

3.3.2.1 Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính

Bảng 3.10: Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính


Giới tính

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Nữ

181

55,4

Nam

146

44,6

Tổng

327

100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Nhận xét: Tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu gồm 55,4% là nữ (181 KDL nữ), 44,6% là nam (146 KDL nam).


3.3.2.2 Mẫu dựa trên nhóm tuổi

Bảng 3.11: Thống kê mẫu dựa trên nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Dưới 18

11

3,4

18 - 24

44

13,5

25 - 40

125

38,2

41 - 60

123

37,6

Trên 60

24

7,3

Tổng

327

100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Nhận xét: KDL nội địa trong nhóm tuổi từ 25 đến 40 trong mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất (38,2%), tương ứng với 125 người. Đứng thứ hai là những người trong nhóm tuổi từ 41 đến 60 (37,6%), kế đến là nhóm tuổi từ 18 đến 24 (13,5%), 2 nhóm tuổi cuối cùng là trên 60 (7,3%) và dưới 18 (3,4%).

3.3.2.3 Mẫu dựa trên nghề nghiệp

Bảng 3.12: Thống kê mẫu dựa trên nghề nghiệp


Nghề nghiệp

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Học sinh, sinh viên

35

10,7

Viên chức nhà nước

89

27,2

Doanh nghiệp

55

16,8

Lao động phổ thông

60

18,3

Nội trợ

44

13,5

Đang tìm việc

16

4,9

Về hưu

28

8,6

Tổng

327

100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3


KDL nội địa là viên chức nhà nước trong mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất (27,2%), tương ứng với 89 người. Đứng thứ hai là lao động phổ thông (18,3%), kế đến là doanh nghiệp (16,8%), tiếp theo là nội trợ (13,5%), học sinh và sinh viên (10,7%), về hưu (8,6%) và cuối cùng là đang tìm việc (4,9%).

3.3.2.4 Mẫu dựa trên thời gian đi du lịch

Bảng 3.13: Thống kê mẫu dựa trên thời gian đi du lịch


Thời gian đi du lịch

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Các ngày nghỉ lễ, Tết

195

59,6

Mùa hè

105

32,1

Cuối tuần

27

8,3


Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3

Thời gian đi du lịch là Các ngày nghỉ lễ, Tết trong mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất (59,6%), tương ứng với 195 người. Đứng thứ hai là mùa hè (32,1%) và cuối cùng là cuối tuần (8,3%).

3.3.2.5 Thống kê nhiều lựa chọn

Bảng 3.14: Thống kê nhiều lựa chọn



Thành phần


Giá trị %

N

%


BIẾT ĐẾN DLST TỈNH BẾN TRE

Bạn bè, người thân giới thiệu

197

38,1

60,2

Quảng cáo TV

89

17,2

27,2

Quảng cáo trên báo chí

68

13,2

20,8

Internet

70

13,5

21,4

Cẩm nang du lịch

29

5,6

8,9

Công ty du lịch – lữ hành

41

7,9

12,5

Tờ rơi, brochure

23

4,4

7,0

Tổng

517

100,0

158,1

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3


3.4 Phương pháp phân tích Cronbach’s alpha:

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach‟s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach‟s alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 8,0 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis):

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser Meyer Olkin) là chỉ số dùng để xem x t sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích này phù hợp, nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình (Gerbing & Anderson, 1988).

Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.

Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2023