Quản Lý Nội Dung Chương Trình Tư Vấn Nghề Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề

trung tâm. Nó trả lời các câu hỏi chính yếu: Chủ thể thực hiện tư vấn là ai? Ai là người được tư vấn? Tư vấn những vấn đề gì? Tư vấn như thế nào?

Hiện nay tại các trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp – dạy nghề trên cả nước đều chưa xây dựng được mô hình tư vấn nghề áp dụng chung. Các mô hình tư vấn nghề ở các trung tâm thường là những mô hình giáo dục, được thực hiện chủ yếu ở hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các mô hình này được các trung tâm học tập lẫn nhau nên cấu trúc của mô hình luôn có sự biến đổi cho phù hợp với từng địa phương.

1.4.2. Quản lý nội dung chương trình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Nội dung, chương trình TVN cho học sinh rất phong phú và đa dạng. Nội dung TVN phải luôn luôn được đổi mới để đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương và nhất là đáp ứng với nhu cầu của học sinh. Cũng cần chú ý, kết hợp nội dung tư vấn với các hình thức TVN để tạo được điểm nhấn cần thiết cho hoạt động tư vấn.

* Nội dung chương trình TVN gồm:

- Xây dựng hệ thống thông tin về nghề để cung cấp cho người học.

- Thiết kế các công cụ đo lường để nắm xu hướng nghề của học sinh và đặc điểm tâm lý học sinh.

- Huy động các chuyên gia giỏi tham gia tư vấn và tổ chức hoạt động tư vấn.

- Tiến hành các hoạt động TVN cho học sinh theo kế hoạch và hình thức lựa chọn.

- Đánh giá kết quả tư vấn nghề.

1.4.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động TVN ở Việt Nam nói chung hiện nay còn nhiều bất cập. Chúng ta chưa có một đội ngũ cán bộ TVN chuyên nghiệp, hầu hết đội ngũ thực hiện hoạt động TVN đều là những giáo viên kiêm

nhiệm. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên làm công tác TVN là một công việc hết sức quan trọng. Nhân sự TVN hiện nay gồm hai đối tượng cơ bản: đội ngũ giáo viên của nhà trường và cán bộ của các tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mỗi đối tượng nhân sự này lại phải có cách quản lí khác nhau mới có thể nắm vững được kết quả TVN. Đối với cán bộ giáo viên thuộc trung tâm quản lí, công tác tác quản lí phải chú trọng đến việc nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp, cách thức tư vấn hướng nghiệp sao cho phù hợp với chuyên môn và năng lực của họ. Đối với các đối tượng khác, công tác quản lí chú ý đến nội dung tư vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác TVN cần chú ý vào việc bồi dưỡng các năng lực như: năng lực tổ chức hoạt động TVN, năng lực nghiên cứu xây dựng các mô hình TVN phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, năng lực tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh và những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của họ..v.v. Việc nâng cao năng lực này có thể thực hiện bằng cách phân công đội ngũ cán bộ làm công tác TVN đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên; mời các chuyên gia TVN, chuyên gia tâm lý – giáo dục hỗ trợ công tác TVN..v.v

1.4.4. Quản lý phát triển hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Phát triển hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động TVN cho học sinh ở các trung tâm luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề trong cả nước hiện nay. Hệ thống thông tin sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết đầy đủ nhất về những nghề nghiệp mà mình định lựa chọn trong tương lai. Hệ thống thông tin tại các trung tâm hiện nay được trang bị chủ yếu trên các bảng tin, thư viện, sách báo, các phương tiện thông tin truyền thông sẵn có của trung tâm...Tuy nhiên, hệ thống thông tin còn nhiều hạn chế, nó mang tính một chiều, nhiều thông tin chưa đầy đủ về một ngành nghề mà học sinh định lựa chọn nên cần thiết phải xây dựng

hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN khoa học, đầy đủ để cung cấp những dữ kiện cơ bản, cần thiết cho mỗi học sinh.

1.4.5. Huy động nguồn lực ngoài trường phục vụ cho hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Việc TVN cho học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề hiện nay thường do chính cán bộ ở các trung tâm phụ trách. Phần lớn những cán bộ làm công tác TVN cho học sinh chỉ làm kiêm nhiệm, không chuyên sâu về TVN, do đó quá trình tư vấn có nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục hiện tượng đó, các trung tâm cần phối kết hợp với các nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ các trung tâm thực hiện nhiệm vụ TVN. Những lực lượng bên ngoài trường có thể là các trung tâm chuyên về tư vấn, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý giáo dục...v.v. cùng tham gia vào hoạt động tư vấn. Bên cạnh đó, để hoạt động TVN có hiệu quả cũng cần huy động các nguồn lực ngoài trường ủng hộ về nguồn lực tài chính giúp cho hoạt động TVN đạt hiệu quả hơn.

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động TVN cho học sinh. Đánh giá không chỉ ở giai đoạn cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà cần thực hiện thường xuyên trong suốt cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của mỗi giai đoạn tiếp theo với yêu cầu giáo dục cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trìnhTVN cho học sinh.

Vậy, muốn hoạt động TVN đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý phải bám sát mục tiêu của hoạt động TVN đã đề ra; xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động TVN; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá qua việc theo dõi các bảng biểu báo cáo định kỳ về nề nếp học tập của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên… để có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã và chưa làm được, những sai sót cần khắc phục.

Đánh giá hoạt động TVN thông qua giáo viên và học sinh vì đây chính là đối tượng chính trong hoạt động TVHN.

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, đề ra biện pháp phù hợp đối với những yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TVN.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

1.5.1. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý, năng lực tư vấn nghề của giáo viên

Để có hiệu quả trong công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt động TVN, người CBQL phải hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Biết rõ các con đường, cách thức, phương pháp, phương tiện cần thiết để TVN cho học sinh. Biết cách xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hợp lý, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên được phân công từ đó có sự điều chỉnh phù hợp

Trong các trung tâm đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, trong đó có hoạt động TVN cho học sinh. Người giáo viên cần có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải am hiểu chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hệ thống đào tạo nghề và các thông tin về nghề để có thể tư vấn cho học sinh.

1.5.2. Nhu cầu tư vấn của học sinh

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh. Nhu cầu được hiểu là sự đòi hỏi tất yếu, khách quan của cá nhân và của nhóm xã hội được phản ánh trong những điều kiện cụ thể để tồn tại và phát triển. Với hoạt động TVN nhu cầu của

học sinh thể hiện ở việc học sinh thấy rất cần thiết để được trợ giúp trong việc tìm hiểu nghề và chọn nghề nào đó và nếu như không có sự trợ giúp đó thì mọi quyết định liên quan đến nghề nghiệp của bản thân là rất khó khăn. Trong thực tế, nhu cầu về TVN của học sinh thể hiện rất khác nhau, có học sinh nhận thức rất rõ đó là điều cần thiết, có học sinh thấy bình thường, hoặc có học sinh thấy không cần đến hoạt động TVN này.

1.5.3. Hệ thống thông tin về nghề phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Ngày nay, các phương tiện truyền thông trở nên gần gũi với người dân và tác động rất mạnh đến học sinh. Với sự hỗ trợ của sách, báo, đài, truyền hình, đặc biệt là mạng internet, các em dễ dàng nhận thức được các nghề và đặc điểm yêu cầu các nghề trong xã hội, nhu cầu của xã hội với các nghề, nơi đào tạo, điểm chuẩn, tỉ lệ chọi của các trường... Với sự hỗ trợ của nguồn thông tin phong phú đó, học sinh có thể lựa chọn được nghề phù hợp. Tuy nhiên, mọi thông tin trên mạng không phải bao giờ cũng đúng và học sinh nào cũng biết cách tìm được thông tin phù hợp. Do vậy, nếu các em được hướng dẫn kỹ năng khai thác nguồn thông tin một cách hiệu quả, thông tin đó sẽ rất có ích với học sinh trong việc nhận thức về nghề, đặc điểm tâm lý bản thân và lựa chọn được nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.

1.5.4. Các yếu tố xã hội khác

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TVN cơ bản trên, hoạt động này còn chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội khác như: xu hướng học tập của học sinh trên địa bàn; các điều kiện cơ sở vật chất, chế độ cho người làm công tác tư vấn; tâm lý trọng bằng cấp của phụ huynh học sinh muốn con em mình phải qua đại học khó chấp nhận cho con em mình học trong các trường dạy nghề; chất lượng của hệ thống các trường đào tạo nghề…v.v.

Kết luận chương 1

Trong chương này ngoài việc tổng quan một số hướng nghiên cứu về TVN ở trong và ngoài nước luận văn đã khái quát và làm rõ một số khái niệm cơ bản như: Quản lý, tư vấn nghề, Hoạt động TVN của học sinh, Quản lý Hoạt động TVN của học sinh. Ngoài ra luận văn đã làm rõ được nội dung quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề bao gồm: Xây dựng mô hình TVN; Xây dựng nội dung, chương trình TVN; Bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực làm công tác TVN; Phát triển hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN; Huy động nguồn lực ngoài nhà trường phục vụ hoạt động TVN; Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động TVN. Khung lý thuyết về quản lý hoạt động TVN ở trung tâm giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề làm cơ sở để điều tra đánh giá thực tiễn công tác này.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG

NGHIỆP - DẠY NGHỀ CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG


2.1. Khái quát về Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh tỉnh Hải Dương

Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh được thành lập năm 1971 tiền thân là trường Bổ túc văn hoá Dân chính huyện Chí Linh. Năm 1994, trường sát nhập 4 cụm trường Bổ túc trong huyện lấy tên là Trung tâm Giáo dục thường xuyên trực thuộc Phòng Giáo dục & Đào tạo. Từ tháng 7 năm 2007, Trung tâm được chuyển giao trực thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương. Ngày 9 tháng 4 năm 2012, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hải Dương Quyết định giao thêm nhiệm vụ Hướng nghiệp Dạy nghề và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh.

* Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 44 người. Ban giám đốc: 03, có 2/3 giáo viên trong biên chế và hợp đồng có trình độ đại học và sau đại học. Bộ máy của Trung tâm chia làm 3 tổ: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Hành chính - Nghề.


Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh



Đội ngũ


Tổng số

Phân theo môn

Trình độ

Toán

Hóa

Sinh

Văn

Sử

Địa

GDCD

Tin

NN

Nghề

TC, CĐ

ĐH

Thạc sĩ

BGĐ

3





1



1


1




3

Giáo viên BC

18

3

2

2

1

4

2

1


3



1

14

3

GV HĐBH

5



1



1





2




GV thỉnh giảng

11

2

1

1


2

1

1



2



7

2

Hành chính BC

3












2

1


HC HĐ vụ việc

4












3



Tổng cộng

44

5

3

4

1

7

4

2

1

3

3

2

6

22

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 6

(Số liệu: Sở GD và ĐT Hải Dương cung cấp)


37

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí