tính xã hội để học sinh sau khi tốt nghiệp tiếp tục được giáo dục và đào tạo theo những khuynh hướng và ngành học khác nhau phù hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động sản xuất.
Học sinh sau tốt nghiệp THCS được phân chia theo bốn luồng khác nhau đó là: Giáo dục phổ thông (luồng chính); giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp và tham gia lao động sản xuất (các luồng phụ).
Xu thế hiện nay cần giảm học sinh vào luồng chính đến một tỷ lệ phù hợp, tăng tỷ lệ học sinh các luồng phụ ở mức cần thiết trong đó luồng lao động sản xuất giảm thiểu càng nhiều càng tốt.
Về bản chất: Phân luồng là sự phân hoá theo nhóm lớn đối với học sinh sau THCS. Đó là những nhóm học sinh có cùng định hướng, cùng nguyện vọng sau THCS.
Về mục tiêu: Phân luồng học sinh sau THCS là nhằm phát huy năng lực của người học tốt nhất theo khả năng, hoàn cảnh, điều kiện mà họ có được.
Về ý nghĩa: Phân luồng học sinh sau THCS là biện pháp thực hiện hợp lý hoá xu hướng phân hoá của học sinh sau THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng của học sinh và nhu cầu xã hội.
Như vậy, đối với Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn sau khi học sinh tốt nghiệp giáo dục THCS, Trung tâm sẽ kết hợp với các trường THCS trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn phối hợp phân luồng cho học sinh lớp 9 có thể đi vào 4 luồng cơ bản sau: Học tiếp lên Trung học phổ thông; học bổ túc Trung học phổ thông; học nghề hoặc trung cấp; tham gia vào thị trường lao động.
1.2.7. Phân luồng học sinh sau THCS
* Phân luồng học sinh sau THCS
Phân luồng học sinh sau THCS là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phối hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. Phân luồng, GDHN trong khu vực trường học và nhiệm vụ phát triển nguồn lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, bổ trợ cho nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 2
- Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở - 3
- Sơ Đồ Tam Giác Hướng Nghiệp Của K.k Platônôv
- Quản Lý Các Hình Thức Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Hướng Phân Luồng Học Sinh Sau Thcs
- Thống Kê Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Lớp 9 Trên Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn Và Huyện Bạch Thông
- Thực Trạng Nguyện Vọng Của Hs Sau Tốt Nghiệm Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn Và Huyện Bạch Thông
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
* Quản lý hoạt hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS:
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phân luồng học sinh sau THCS là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong công tác hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phối hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.
Quản lý giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng là nói đến vai trò của nhà quản lý trong việc thực hiện đồng bộ các biện pháp một cách hiệu quả, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh gía công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng.
Quản lý giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng nghĩa là nhà quản lý bằng các biện pháp quản lý, tác động đến phụ huynh, học sinh, giúp họ hiểu rõ hơn về tính ưu việt của phân luồng, giúp họ nhận thức rõ về năng lực của bản thân để có sự lựa chọn hướng đi đúng đắn sau khi học xong THCS.
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng hiệu quả nghĩa là góp phần không nhỏ vào quá trình điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước
1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
- Về kiến thức: HS biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề trong tương lai; Một số kiến thức cơ bản về vấn đề chọn nghề; Một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (TCCN và dạy nghề), CĐ và ĐH ở địa phương và cả nước; Biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân; Và biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để định hướng học tập và chọn nghề tương lai.
- Về kĩ năng: HS có khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; Tìm kiếm được những thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề; Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
- Về thái độ: HS chủ động, tự tin trong việc chọn hướng đi, chọn nghề; Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn [4].
1.3.2. Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân
luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
1.3.2.1. Nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
Nội dung GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS hiện nay bao gồm:
* Giới thiệu cho học sinh về các vấn đề sau:
- Thế giới nghề nghiệp: các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề hiện có ở các địa phương, giới thiệu về đặc điểm lao động của từng nghề, mục đích lao động, đặc điểm đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm lao động, những yêu cầu của nghề và những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động, những trường hợp chống chỉ định nghề...v.v.
- Hệ thống các trường lớp đào tạo nghề của Trung ương cũng như địa phương, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề.
- Sự phù hợp nghề và cách thức tự xác định nghề của bản thân theo ba chỉ số cơ bản: Hứng thú với nghề; có năng lực làm việc với nghề; đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặc điểm nội dung của hoạt động nghề nghiệp.
* Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú, kế hoạch nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số: hào hứng khi có sự tiếp xúc với nghề, thích học và học tốt những môn liên quan đến nghề mình thích.
* Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn.
* Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động, qua kết quả học tập ở nhà trường.
* Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp tục bồi dưỡng khi ra trường.
1.3.2.2. Những hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
a) Hướng nghiệp qua các môn học
Dựa vào đặc trưng của bộ môn, các môn học đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp để qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho học sinh những tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công, công nghiệp then chốt; giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn, tinh thần sẵn sàng đi vào các ngành nghề đang cần phát triển để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quê hương.
Đặc biệt qua các phân môn kỹ thuật phổ thông (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, cơ khí, kỹ thuật điện, vô tuyến điện, v.v...) cần giới thiệu cho học sinh các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học và tổ chức cho học sinh thực hành kỹ thuật, sản xuất trong những ngành nghề đó. Các phân môn kỹ thuật phục vụ giới thiệu cho học sinh ngành dệt, nghề may, chế biến thực phẩm, các nghề thuộc lĩnh vực phục vụ ...
Để tiến hành hướng nghiệp qua các môn học, các nhà trường phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành môn học, kết hợp giảng dạy với lao động sản xuất, tổ chức tham quan, xây dựng phòng bộ môn...
Phải chấn chỉnh tình hình giảng dạy kỹ thuật hiện nay, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy kỹ thuật; kết hợp với các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho nhà trường có thể tổ chức thực hành kỹ thuật, có công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật giúp đỡ nhà trường trong giảng dạy kỹ thuật.
b) Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất
Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường là biện pháp rất quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp. Qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động cho học sinh; trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề
nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với năng lực của bản thân.
Trong thời gian tới, các trường cần tích cực tổ chức hướng dẫn học sinh lao động sản xuất, chấm dứt những hình thức lao động tuỳ tiện, gắn nội dung lao động với phương hướng sản xuất và các nghề đang cần phát triển. Các trường vừa học vừa làm càng phải cần nâng cao chất lượng học lao động và có tác dụng thực sự hướng nghiệp.
Ở vùng nông thôn cần chú trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công như các nghề trồng trọt, chăn nuôi (trồng cây lương thực, cây lấy gỗ, cây thuốc nam, xây dựng vườn cây Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, chăn nuôi gia cầm, gia súc
...); nghề phổ biến như mộc, nề, rèn, cơ khí ...; nghề truyền thống, xuất khẩu (đan, thêu, v.v...) ở thành phố và vùng công nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ...
Muốn vậy, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chỉ đạo lao động và làm nòng cốt cho công tác hướng nghiệp của nhà trường. Phải có kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của địa phương như hợp tác xã nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, trại, trạm thí nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia lao động sản xuất ngành nghề gắn bó với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho nhà trường.
c) Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề
- Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường tạm thời sử dụng mỗi tháng 1 buổi lao động giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề. Nội dung chủ yếu của những buổi này là giới thiệu cho học sinh khái quát về sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương, nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết về những ngành nghề cơ bản, và nghề truyền thống của địa phương.
- Khi giới thiệu nghề nghiệp, cần tập trung vào một số điểm cơ bản như vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm chất năng lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề ...
- Nhà trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim, vô tuyến truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho học sinh. (Bộ sẽ từng bước biên soạn cung cấp tài liệu cho các trường).
d) Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá
- Xây dựng các tổ ngoại khoá, đặc biệt là các tổ ngoại khoá về kỹ thuật, nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Đối với những học sinh có xu hướng và năng khiếu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động xã hội, cũng cần phát hiện và tổ chức các tổ ngoại khóa bộ môn để bồi dưỡng.
- Tổ chức xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp.
- Kết hợp với đoàn thanh niên và đội thiếu niên tổ chức những buổi toạ đàm hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề, vận động nam nữ thanh niên đi vào những nghề Nhà nước, địa phương đang cần nhiều nhân lực.
- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh giúp đỡ, chỉ dẫn sự chọn nghề cho học sinh.
- Phối hợp với các cơ sở sản xuất ở địa phương tạo điều kiện cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất, giới thiệu các nghề và có thể tổ chức cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp.
1.3.2.3. Các phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
a) Phương pháp tích lũy kinh nghiệm: Ở Việt Nam, việc HS đi làm thêm trong khi còn đi học vẫn chưa phổ biến. Thậm chí nếu gia đình có dịch vụ như tiệm tạp hóa hay xưởng sản xuất nhỏ cũng không khuyến khích con mình tham gia giúp đỡ vì sợ ảnh hưởng tới việc học. Thực tế cho thấy, cơ hội cọ sát với thế giới nghề nghiệp càng sớm thì càng giúp cho HS có trải nghiệm, kiến thức nghề nghiệp vững vàng, thiết lập những kĩ năng thiết yếu từ sớm và có điều kiện để tìm hiểu bản thân.
b) Học nghề phổ thông: Một trong những cách mà các cơ sở giáo dục có thể giúp cho HS thu được các kinh nghiệm làm việc trong quá trình học là khuyến khích HS tham gia học nghề phổ thông. Học nghề là một phương pháp rất hữu hiệu để giúp
HS tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp trong quá trình học ở trường phổ thông, giúp các em tăng thêm nhận thức về nghề nghiệp, nhận ra sự khác biệt giữa lí thuyết học thuật và ứng dụng lí thuyết đó trong công việc, hiểu rõ sở thích và khả năng của bản thân để ra quyết định nghề nghiệp sau này. Học nghề còn tạo điều kiện cho HS đối chiếu và quan sát sự phù hợp nếu có giữa bản thân với nghề nghiệp.
c) Tham gia hoạt động ngoại khóa: Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa như hoạt động Đoàn, Đội, văn nghệ, thể thao, hoạt động từ thiện và làm tình nguyện viên cho những hoạt động cộng đồng sẽ giúp HS rất nhiều trong việc khám phá sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mình. Những người làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp nên tạo điều kiện cho HS có thể tham gia các loại hình ngoại khóa khác nhau, càng nhiều càng tốt.
d) Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp: Một trong những hoạt động dễ thực hiện và nên được thực hiện hàng năm của các trường phổ thông là khuyến khích và tạo điều kiện cho HS tìm hiểu về các nghề nghiệp khác nhau qua những cuộc trò chuyện về nghề nghiệp. Điều này có thể được thực hiện theo các hình thức sau:
- Tọa đàm trao đổi với các chủ doanh nghiệp và người lao động trong những ngành nghề khác nhau. Chương trình này có thể được làm toàn trường hay theo khối và có thể được tổ chức với sự hợp tác của Đoàn trường, với các doanh nghiệp trong vùng. Nguồn lực đầu tiên mà nhà trường nên sử dụng là cha mẹ học sinh (CMHS) trong trường;
- Tổ chức các sự kiện qua mạng lưới chuyên nghiệp;
- Tổ chức những buổi giao lưu với người lao động trong những ngành nghề khác nhau và các chủ doanh nghiệp trong vùng theo kiểu tổ chức các sự kiện xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp cho HS cuối cấp. Nguồn lực đầu tiên mà trường nên sử dụng cho mục tiêu này là cựu HS của trường hiện đang thành công trong nghề nghiệp;
- Mở những cuộc thi tìm hiểu, thuyết trình hay viết về thông tin nghề nghiệp để khuyến khích HS tìm hiểu về các nghề nghiệp khác nhau càng sớm càng tốt. Những hoạt động này có thể được lồng ghép vào các dịp như ngày Hiến chương các nhà giáo, ngày Quốc tế lao động , ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam v.v…
e) Tư vấn hướng nghiệp: Mỗi khối lớp nên có một GV chuyên về tư vấn hướng nghiệp có thời gian biểu cố định cho HS có thể tới gặp, nêu câu hỏi thắc mắc,
trò chuyện và tìm hiểu thông tin cơ bản về hướng nghiệp bất cứ lúc nào. Đối với những trường hợp cần tư vấn đặc biệt, có thể hướng dẫn HS đến gặp những người làm tư vấn hướng nghiệp cấp cao hơn. Có thể toàn trường chỉ có một người làm công tác tư vấn hướng nghiệp cá nhân hoặc hợp tác với các Trung tâm hướng nghiệp trong vùng để phối hợp tư vấn hướng nghiệp cá nhân.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
Xây dựng kế hoạch hoạt động TVHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động TVHN, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ cho hoạt động TVHN phân luồng HS. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN giúp các nhà quản lý tập trung chú ý vào mục tiêu hoạt động TVHN phân luồng HS, dự kiến trước những khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn nhân lực và đem lại hiệu quả cao nhất; đồng thời giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động TVHN và hiệu quả của việc phân luồng HS.
Việc xây dựng kế hoạch TVHN theo hướng phân luồng HS trong trường THCS phụ thuộc vào mục tiêu hoạt động TVHN trong năm học và các nhiệm vụ phải thực hiện để đạt mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch hoạt động TVHN trong năm học cần căn cứ vào kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động TVHN trong năm học đó của nhà trường. Đồng thời khi xây dựng kế hoạch TVHN theo hướng phân luồng HS cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, nội dung theo tháng, tuần, buổi; theo các hoạt động chính và theo trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân tham gia vào hoạt động TVHN, kết quả phân luồng HS sau khi được tư vấn.
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở
Thứ nhất, cần chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh về chọn nghề theo định hướng phân luồng. Nhiều phu huynh còn mang nặng