Giải Pháp Tăng Cường Khả Năng Huy Động Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Các Nhtm Trên Địa Bàn Tphcm‌


cậy (hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.293) có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân.

Các biến độc lập có hệ số bêta >0 và thống kê t >1.96 ( sig. =0.000 <5%) cho thấy các hệ số bêta lớn hơn 0 đáng kể và tác động đồng biến lên biến phụ thuộc là Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận.

2.3.2.1.Nhân tố Độ tin cậy


Độ tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng có tương quan dương với quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong mô hình nghiên cứu này nhân tố sự tin cậy tác động đến 29,3% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết H1 được chấp nhận phù hợp với thực tế bởi vì Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin cậy của khách hàng nếu không được sự tin cậy của khách hàng thì khách hàng sẽ không giao dịch với Ngân hàng nữa. Vì vậy quá trình cung cấp dịch vụ đòi hỏi độ chính xác, ổn định, đáng tin cậy. Khi Ngân hàng hứa làm điều gì đó trong thời gian cụ thể thì thực hiện đúng như vậy. Khi khách hàng gặp trở ngại, đòi hỏi Ngân hàng thực sự quan tâm và giải quyết vấn đề đó. Ngân hàng cung cấp dịch vụ đúng thời gian đã cam kết và phải chú trọng vào việc không để tạo ra lỗi trong cả quá trình làm việc. Có như vậy thì uy tín của Ngân hàng mới được nâng cao.

2.3.2.2. Nhân tố Phương tiện hữu hình


Phương tiện hữu hình của Ngân hàng có tương quan dương với Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Điều này là phù hợp với thực tế tại các NHTMCP hiện nay. Trong mô hình nghiên cứu này nhân tố Phương tiện hữu hình tác động đến 28,5% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết H2 được chấp nhận phù hợp với thực tế. Phương tiện hữu hình thể hiện ở điều kiện vật chất, trang thiết bị hỗ trợ và hình thức bên ngoài của Ngân hàng. Ngân hàng có được trang bị hiện đại được bố trí bắt mắt, công nghệ Ngân hàng hiện đại như các phương tiện thanh toán sử dụng công nghê cao, trang phục của nhân viên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Ngân hàng trông có gọn gàng, trang nhã, lịch sự, các tài liệu liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn như tờ rơi và các bài giới thiệu có được thiết kế đẹp, dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn thì sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

2.3.2.3. Nhân tố Giá trị thương hiệu của Ngân hàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - 7


Giá trị thương hiệu của Ngân hàng có tương quan dương với Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong mô hình nghiên cứu này nhân tố Giá trị thương hiệu của Ngân hàng tác động đến 27,8% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết H3 được chấp nhận phù hợp. Bởi vì Người tiêu dùng thường tìm kiếm trong những sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu những khía cạnh giá trị gia tăng, vì chúng cho thấy một phẩm chất hoặc tính cách hấp dẫn nào đó. Khi có hai sản phẩm tương tự như nhau, nhưng có một sản phẩm có thương hiệu còn một sản phẩm không có thương hiệu, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền hơn dựa trên chất lượng gắn với uy tín của thương hiệu đó. Chính vì vậy mà các NHTM ngày nay rất chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu cho mình.

Thương hiệu Ngân hàng không chỉ là logo, quảng cáo. Thương hiệu là những giá trị được khách hàng cảm nhận và ghi nhận. Thương hiệu nằm trong trái tim, trí óc của khách hàng và sẽ trường tồn nếu Ngân hàng dày công xây dựng. Một thương hiệu Ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu.

2.3.2.4. Nhân tố Chất lượng dịch vụ


Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng có tương quan dương với Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong mô hình nghiên cứu này nhân tố Chất lượng dịch vụ tác động đến 25,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết H3 được chấp nhận phù hợp với thực tế. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.


Chất lượng dịch vụ Ngân hàng phản ánh khả năng đáp ứng, thậm chí cao hơn kỳ vọng của khách hàng và cần được duy trì một cách thường xuyên, nhất quán. Chất lượng dịch vụ là vô hình, chịu ảnh hưởng của cả quá trình Ngân hàng cung cấp dịch vụ, kể từ khâu nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm đến khâu cung cấp sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Do là vô hình và diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian rộng, nên đánh giá chất lượng dịch vụ khó hơn, phức tạp hơn so với đánh giá chất lượng hàng hoá. Chất lượng dịch vụ càng tốt, Ngân hàng cung cấp sản phẩm tốt, chất lượng, thời gian giao dịch nhanh chóng, nhân viên của Ngân hàng càng quan tâm, chăm sóc khách hàng thì sẽ được nhiều khách hàng đến giao dịch hơn.

2.3.2.5. Nhân tố Lãi suất tiền gửi tiết kiệm


Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tương quan dương với Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong mô hình nghiên cứu này nhân tố Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tác động đến 23,6% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết H5 được chấp nhận là phù hợp. Bởi khi khách hàng có tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm thì họ cũng rất quan tâm đến tiền lãi mà họ nhận được. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt các NHTM cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn (cả VND lẫn ngoại tệ, chủ yếu là USD) thông qua công cụ lãi suất. Họ đã tung ra rất nhiều sản phẩm huy động vốn với các hình thức lãi suất rất hấp dẫn (lãi suất bậc thang - VCB, tiết kiệm dự thưởng - VICB, lãi suất thả nổi - Eximbank...). Tuy nhiên mức lãi suất của Ngân hàng không được vượt quá trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2.3.2.6. Nhân tố Sự thuận tiện


Sự thuận tiện có tương quan dương với Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong mô hình nghiên cứu này nhân tố Sự thuận tiện tác động đến 20,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết H6 được chấp nhận là phù hợp. Sự thuận tiện được thể hiện thông qua thuận tiện về thời gian làm việc và thuận tiện về địa điểm giao dịch của Ngân hàng. Nếu như Ngân hàng có biểu thời gian làm việc phù hợp và mạng lưới hệ thống ở những địa điểm


phù hợp, gần các trung tâm thương mại, gần khu vực dân cư đông đúc, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mang lại nhiều sự tiện lợi cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Sự thuận tiện về vị trí còn thể hiện được quy mô của Ngân hàng với mạng lưới giao dịch rộng, điều này góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng cũng như tăng cường sự tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng.

2.3.3. Những kết quả đạt được


Mô hình nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Qua đó đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất: Qua phân tích hồi quy cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giá trị thương hiệu của Ngân hàng, Chất lượng dịch vụ, Lãi suất tiền gửi tiết kiệm và Sự thuận tiện. Kết quả nghiên cứu phù hợp với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Blankson et al (2007) ở Mỹ, nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Ngân hàng là sự thuận tiện, nghiên cứu của Almossawi ở Bahrain (2001) nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Ngân hàng là uy tín của Ngân hàng, nghiên cứu của Zineldin (1996) đó là sự thân thiện và sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên hay chất lượng dịch vụ, nghiên cứu của Kennington et al. (1996) là uy tín, giá cả và dịch vụ, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi là Sự tin cậy, Phương tiện hữu hình và Khả năng đáp ứng

Thứ hai: Qua phân tích hồi quy cho kết quả thông qua hệ số hồi quy được chuẩn hóa cho ta biết mức độ tác động của từng nhân tố độc lập đối với quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM. Theo đó:

Biến “Độ tin cậy” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.293 là lớn nhất. Điều này có ý nghĩa là biến độ tin cậy có tác động đến 29,3% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.


Biến “Phương tiện hũu hình” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.285. Điều này có ý nghĩa là biến phương tiện hũu hình có tác động đến 28,5% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Biến “Giá trị thương hiệu của Ngân hàng” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.278. Điều này có ý nghĩa là biến Giá trị thương hiệu của Ngân hàngcó tác động đến 27,8% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Biến “Chất lượng dịch vụ” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.257. Điều này có ý nghĩa là biến chất lượng dịch vụ có tác động đến 25,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Biến “Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.236. Điều này có ý nghĩa là biến lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tác động đến 23,6% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Biến “Sự thuận tiện ” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.207. Điều này có ý nghĩa là biến sự thuận tiệncó tác động đến 20,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.

Như vậy mô hình nghiên cứu đã mang lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó giúp NHTM hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân đồng thời Ngân hàng có những quyết định chiến lược nhằm tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân.

Thứ ba: Mô hình nghiên cứu đã mang lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó giúp một số NHTMCP hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM. Đồng thời với kết quả nghiên cứu trên thì một số NHTMCP với điều kiện


cũng như chiến lược riêng của mình mà xây dựng những bộ giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân.

2.3.4. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế:

Thứ nhất: Mặc dù kết quả nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM là phù hợp với những nghiên cứu trước đây tuy nhiên kết quả về mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân thì mức độ tác động của các nhân tố còn nhỏ dao động từ 20,7% đến 29,3%, hơn nữa theo kết quả nghiên cứu thì chưa có sự chênh lệch rò rệt về mức độ tác động của từng nhân tố, theo tác giả thì mức độ tác động của nhân tố nào đó dao động từ 35% trở lên sẽ có tính quyết định về tầm quan trọng của nhân tố đó đối với quyết định chọn Ngân hàng hơn.

Thứ hai: Về mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân thì độ tin cậy có tác động lớn nhất là 29,3%, phương tiện hũu hình có tác động đến 28,5%, giá trị thương hiệu của Ngân hàng có tác động đến 27,8%, chất lượng dịch vụ có tác động đến 25,7%, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tác động đến 23,6%, biến sự thuận tiện có tác động đến 20,7%. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Almossawi ở Bahrain (2001) nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn Ngân hàng là uy tín, giá trị thương hiệu của Ngân hàng. Nếu một NHTMCP có thương hiệu mạnh, có uy tín cao cũng như năng lực tài chính vững mạnh sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân đến gửi tiền nên nhân tố giá trị thương hiệu của Ngân hàng là nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiế kiệm của khách hàng cá nhân.

Nguyên nhân: Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ giới hạn ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên mẫu quan sát chưa mang tính đại diện cao. Kết quả


nghiên cứu sẽ mang tính khái quát cao hơn nếu như phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên toàn quốc và dữ liệu mẫu được thu thập nhiều hơn.

Kết luận chương 2


Chương 2 đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM. Kết quả phân tích cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Đó là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giá trị thương hiệu của Ngân hàng, Chất lượng dịch vụ, Lãi suất tiền gửi tiết kiệm và Sự thuận tiện theo thứ tự quan trọng giảm dần có ảnh hưởng đến Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong đó Độ tin cậy (hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.293) có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các mô hình nghiên cứu trước đây. Do đó bài nghiên cứu đã phần nào giúp các NHTM nhận diện các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân để từ đó các NHTM xây dựng kế hoạch cũng như có chiến lược nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân nhằm gia tăng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động Ngân hàng. Chương II cũng phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân cũng như thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mịa trên địa bàn TPHCM để từ đó làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM‌

3.1. Định hướng phát triển các NHTM trên địa bàn TPHCM đến 2015 và tầm nhìn đến 2020

3.1.1. Định hướng phát triển TPHCM đến 2015 và tầm nhìn đến 2020


Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Ðông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và cả nước

Trong giai đoạn 2011- 2015, TP phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10-10,5% mỗi năm; giai đoạn 2016-2020 đạt từ 9,5 -10% mỗi năm và giai đoạn 2012 -2025 đạt 8,5 - 9% mỗi năm. Quy mô dân số TPHCM đến năm 2015 đạt 8,2 triệu người; đến năm 2020 đạt 9,2 triệu người và đến năm 2025 đạt 10 triệu người (không kể khách vãng lai và người tạm trú dưới 6 tháng). Về phương hướng phát triển không gian đô thị, Thành phố sẽ tập trung phát triển theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực (hai hướng chính và hai hướng phụ) phát triển. Cụ thể, sẽ phát triển TP theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp TP tại 4 hướng phát triển với hai hướng chính là Đông và Nam, hai hướng phụ là Tây - Bắc và Tây, Tây- Nam. Trong đó hướng chính phía Đông (Q.2, Q.9 và Thủ Đức) có hành lang phát triển là tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Về cơ cấu kinh tế, TP sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp. Theo đó, đến 2025, các khu vực dịch vụ chiếm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022