Thực Trạng Quản Lý Công Tác Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Phổ Thông Bậc Trung Học Tại Các Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Trên Địa Bàn Thành Phố Đà

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG‌


2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng‌

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội‌


Đà Nẵng là một thành phố ven biển miền Trung, được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) vào năm 1997 với tổng diện tích tự nhiên là 1.248,4 km2 và bờ biển dài 30 km. Đà Nẵng có địa hình đa dạng và khí hậu ôn đới, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế:

- Vùng núi, chân núi và đồi chuyển tiếp chiếm 84% diện tích, nằm ở phía Tây và Tây Bắc của thành phố, thuận lợi cho việc hình thành các cơ sở kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp.

- Vùng đồng bằng ven biển phía Đông chiếm 16% diện tích, là vùng quan trọng, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, khu thương mại, du lịch.

- Đà Nẵng có bờ biển dài với khí hậu thuận lợi là điều kiện tốt để phát ừiển ngành du lịch

- dịch vụ và đánh bắt hải sản. Đồng thời, khí hậu nhiệt đới cũng tạo điều kiện tốt cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-hải sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Về tổ chức hành chính, Đà Nẵng có 7 quận - huyện (5 quận và 2 huyện trong đó có 1 huyện đảo Trường Sa) với 47 phường - xã, dân số khoảng 750.000 người. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, cao nhất là quận Thanh Khê (16.557 người/km2), thấp nhất là huyện Hòa Vang (200 người/km2). Đà Nẵng đang trong quá trình chỉnh trang đô thị nên dân số có xu hướng tăng nhanh ở vùng ven đô.

Cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới trong cả nước, trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng cũng đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội; đặc biệt 5 năm trở lại đây, từ năm 1997, sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương thì tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ hơn. Trong 5 năm

1997 -2001 nhịp độ tăng trưởng GDP tăng bình quán hàng năm 15,5%. Nông nghiệp phát triển khá. Giá trị sản xuất hàng công nghiệp tăng 30,5%. Các khu công nghiệp đang được mở ra với quy mô ngày càng lớn tạo ra một nhu cầu lớn về lực lượng lao động có tay nghề. Khu Công nghiệp An Đồn (Sơn Trà), khu Công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu) đã và đang được xây dựng, thu hút đầu tư của nhiều đối tác nước ngoài là động lực lớn thúc đẩy kinh tế xã hội Đà Nẵng phát triển.

2.1.2. Thực trạng giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng‌


Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, nên ngay sau ngày giải phóng đất nước, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đặc biệt, sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố, sự đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân thành phố quan tâm đúng mức; tập trung đầu tư tốt hơn, vững chắc và đúng hướng hơn nên sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các ngành học, bậc học, cấp học.

Chỉ xét riêng bậc Trung học (gồm Trung học cơ sở và Trung học phổ thông): cấp Trung học cơ sở có 47 trường với 54.700 học sinh; cấp Trung học phổ thông có 17 trường với 26.130 học sinh. Ngoài ra còn có 10 trường Trung học chuyên nghiệp với 11.050 học sinh.

Nhìn chung trong 5 năm qua (1997 - 2001), cùng với đà tăng trưởng về kinh tế - xã hội cùa thành phố, giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những chuyển biến mạnh mẽ ấy thể hiện nổi bật ở một số mặt sau:

a. Về quy mô phát triển và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh:


Mạng lưới trường lớp được quy hoạch sắp xếp hợp lí theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa giáo dục, phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn. Thành phố đã quy hoạch xong mạng lưới trường phổ thông từ 1998 - 2010, được Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt theo Quyết định số 6805/1998/QĐ-UB ngày 02/12/1998.

Về quy mô phát triển các ngành học, bậc học, cấp học liên tục được mở rộng, nhất là cấp Trung học phổ thông. Ngành học phổ thông đã phát triển khá mạnh mẽ và đi vào thế ổn định, đang trên đà phát triển khá vững chắc. Các chỉ tiêu phát triển số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, phổ cập giáo dục đều đạt và vượt kế hoạch. Tháng 1/1997, toàn thành phố có 100% số xã phường đạt tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học-Chống mù chữ. Tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 hiện nay là 99,8% và đang phấn đấu đạt 100% vào năm 2003 này. Đà Nẵng đã đạt chuẩn Phổ cập Trung học cơ sở vào tháng 7 năm 2001, đang phấn đấu để phổ cập Trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2005 và phổ cập Trung học phổ thông vào năm 2007.

Năm học 1997-1998, hiệu quả đào tạo ở Tiểu học là 85,5% thì năm 2001-2002 đạt 95,5% (tăng 10%), ở Trung học cơ sở năm 1997-1998 là 76% thì năm 2001-2002 đạt 84% (tăng 8%), ở Trung học phổ thông năm 1997-1998 là 73% thì năm 2001-2002 đạt 77% (tăng 3%). Tỉ lệ học sinh phổ thông/một vạn dân liên tục tăng, nếu năm 1997-1998 là 2083 học sinh/vạn dân thì năm 2001-2002 là 2390 học sinh/vạn dân. số lao động qua đào tạo đạt khoảng 20%.

Những kết quả đạt được đã cho thấy mặt bằng dân trí ở Đà Nẵng đang ngày càng được nâng cao, là tiền đề thuận lợi cho việc đào tạo nhân lực và phân luồng lao động theo cơ cấu hợp lý.

b. Về đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lí giáo dục:


Đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lí giáo dục đã đảm bảo về số lượng, tương đối ổn định về cơ cấu. Hiện nay số lượng cán bộ quản lí được bố trí đầy đủ cho các trường học và cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn về cán bộ. Tỉ lệ giáo viên/lớp ở các ngành học ngày càng tăng, trình độ sư phạm chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn ở mức cao.

c. Về cơ sở vật chất kỹ thuật trường học:


Thành phố đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học; đảm bảo phòng học, các phòng chức năng, các trang thiết bị bên trong các phòng chức năng, đặc biệt các phòng thực hành thí nghiệm, phòng công nghệ thông tin, phòng bộ môn đã được ứang bị khá đầy đủ ở các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Có một điểm khác biệt về mạng lưới trường lóp của thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh, thành phố trong cả nước và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục hướng nghiệp, đó là: sau khi hình thành đơn vị hành chính mới (năm 1997) Đà Nẵng đã thành lập các trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận, huyện và chỉ giữ lại 01 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, ngay sau đó Đà Nẵng lại sát nhập trung tâm này với trường Trung học Kinh tế để xây dựng trường Dạy nghề Kỹ thuật - Kinh tế Đà Nẵng. Vì vậy, thành phố hoàn toàn không có hệ thống các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp. Đây là vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo khó chấp nhận khi đánh giá về công tác giáo dục hướng nghiệp của Thành phố (nếu không nói là chưa thực hiện tốt Luật Giáo dục).

Trong những năm đổi mới, nhất là tò sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997), giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc, cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục. Sự phát triển vững chắc của các ngành học, bậc học cùng với những thành tựu ương công tác phổ cập giáo dục và xã hội hóa giáo dục là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng.

2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phổ Đà Nẵng‌

2.2.1. Mạng lưới các trung tâm Giáo dục thướng xuyên‌


Hiện tại thành phố Đà Nẵng có 7 trung tâm Giáo dục thường tham gia công tác hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông và tư vấn nghề. Đơn vị thành lập sớm nhất là vào năm 1985, còn lại hầu hết các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện đều thành lập từ sau khi thành phố được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ (trừ trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang được thành lập từ trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp).

Bảng thống kê ở phụ lục 1 cho thấy: các trung tâm được phân bổ trên tất cả các quận, huyện, mỗi đơn vị hành chính có ít nhất 01 trung tâm, riêng địa bàn quận Sơn Trà có 02 trung tâm. Về cơ bản, sự phân bố các trung tâm như trên là tương đối hợp lý, tuy nhiên, chúng ta thấy vẫn còn thiếu một đơn vị giáo dục chủ công thực hiện công tác hướng nghiệp trên địa bàn thành phố, đó là trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp (theo tinh thần của Luật Giáo dục).

Sự phân bố các trung tâm đều khắp các quận - huyện như hiện nay thuận lợi cho học sinh trên từng địa bàn đến tham gia hướng nghiệp, học nghề phổ thông. Tuy chỉ có huyện Hòa Vang là khá rộng, địa hình khó khăn cho việc đi lại của học sinh nên việc bố trí ở đây 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên là chưa hợp lý. Quận Sơn Trà là một đơn vị hành chính không lớn với 6 trường Trung học cơ sở và 2 trường Trung học phổ thông lại có đến 2 đơn vị làm công tác hướng nghiệp dẫn đến sự phân tán trong việc đầu tư. Trong khi đó quận Hải Châu ở địa bàn trung tâm thành phố với 11 trường Trung học cơ sở và 5 trường Trung học phổ thông lại chỉ có 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Châu làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.

2.2.2. Quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo‌


Quy mô học sinh tham gia học nghề phổ thông và cơ cấu ngành nghề


Trong các năm học 2000-2001 và 2001-2002, hoạt động hướng nghiệp chủ đạo của các trung tâm Giáo dục thường xuyên là tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh phổ thông bậc trung học. Qui mô học sinh được hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông phân chia theo cơ cấu ngành nghề đào tạo qua các năm học được tổng họp ở các bảng 1 và bảng 2:

Như vậy số học sinh trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia học 1

Như vậy, số học sinh trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia học nghề phổ thông đạt tỉ lệ tương đối thấp: 23,4% năm học 2000-2001 (trong khi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 76,56 % và 79,87%) [9, 66]; 42,5% năm học 2001-2002 (trong khi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 83,79 % và 79,25 %) [l0, 35].

Số học sinh tham gia học nghề phổ thông ở địa bàn trung tâm thành phố (quận Hải Châu, Thanh Khê) là tương đối lớn và ngành nghề học khá đa dạng với 9 nghề (xem phụ lục 2). Ở các vùng này học sinh chủ yếu học các môn về Kỹ thuật công nghiệp và Kỹ thuật phục vụ (phục vụ các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ-du lịch).

Số học sinh tham gia học nghề phổ thông ở các quận vùng ven và ở huyện Hòa Vang tương đối thấp và số nghề học rất ít (3 đến 5 nghề) (xem phụ lục 3). Tuy nhiên, học sinh ở các địa bàn này đã có xu hướng tham gia học tập môn Lâm sinh - trồng trọt (bộ môn gắn với ngành nông-lâm nghiệp). Có những nghề đã được giảng dạy ở tất cả các trung tâm như: Tin học, Điện dân dụng, Làm hoa; có những nghề chỉ có một số ít trung tâm giảng dạy như: Cắt may, Gia chánh, Lâm sinh.

Nghề có số lượng học sinh theo học đông nhất là Tin học, điện dân dụng, làm hoa, gia chánh; số học sinh học các nghề; Vẽ kỹ thuật, Điện tử, Điện dân dụng đang có xu hướng giảm dần. Để làm rõ hơn cơ cấu ngành nghề học sinh được hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên , chúng ta xem xét các số liệu tổng hợp sau:

(Các nghề được chia theo 3 nhóm : Kỹ thuật Công nghiệp (KTCN), Kỹ thuật Phục vụ (KTPV) và Kỹ thuật Nông nghiệp (KTNN), trong đó KTNN bao gồm cả Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Chế biến, Nuôi trồng thúy, hải sản)

KTNN bao gồm cả Nông nghiệp Lâm nghiệp và Chế biến Nuôi trồng thúy hải sản 2

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí