Các Hình Thức Tư Vấn Nghề Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

* Nhận xét:

Số liệu trên cho thấy, hiện nay ở các trung tâm phương pháp được các CBQL, GV làm công tác TVN sử dụng nhiều nhất là “phương pháp mạn đàm, trao đổi”, 80,1% thường xuyên sử dụng phương pháp này. Sở dĩ như vậy, bởi đây là những nhóm phương pháp tư vấn nghề dễ sự dụng, thông qua quá trình tương tác hai chiều với học sinh, GV thu nhận được những thông tin trực tiếp từ phía học sinh. Từ đó, đưa ra cho học sinh những lời khuyên kịp thời, bổ ích.

Một số nhóm phương pháp có mức độ không bao giờ thực hiện ở trung tâm rất cao là “phương pháp nghiên cứu tiền sử gia đình” (74,2%); “phương pháp trắc nghiệm” (49,5%); “phương pháp sử dụng các công cụ máy móc” (45,7%).

Nghiên cứu tiền sử gia đình là một phương pháp bổ trợ giúp cho CBQL, GV làm công tác tư vấn hiểu chính xác hơn về hoàn cảnh gia đình và chính bản thân học sinh. Qua đó giúp cho công tác tư vấn đưa ra những lời khuyên đúng đắn, phù hợp hơn với điều kiện gia đình, giới tính, sức khỏe, năng lực trí tuệ của học sinh. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi, nhiều thời gian, công sức của CBQL, GV làm công tác tư vấn. Hơn nữa đây là công việc đòi hỏi sự tâm huyết, tự nguyện, không có nguồn kinh phí chi trả cho hoạt động này. Do vậy, phương pháp này chưa được quan tâm thỏa đáng.

Các phương pháp sử dụng trắc nghiệm hay các công cụ máy móc để tư vấn nghề chỉ dừng ở mức độ đơn giản, chủ yếu máy móc là các thiết bị bổ trợ như máy tính, phông chiếu, âm thanh...v.v. chứ chưa phải là các máy móc, thiết bị để đo các phẩm chất tâm lý cần thiết cho nghề như ở nhiều nước phát triển đã áp dụng. Ở nhiều nước trên thế giới, việc kết hợp giữa các trắc nghiệm để đo lường các chỉ số tâm lý của học sinh và phương tiện máy móc hỗ trợ giúp đưa đến thông tin khá đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh. Từ đó, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên cho học sinh mang tính khoa học, toàn diện hơn. Ở nước ta, muốn thực hiện hiệu quả nhóm phương pháp này, các

trung tâm cần có chuyên gia được đào tạo về tâm lý giáo dục, điều kiện kinh tế, tài chính để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác TVN. Do vậy, hiển nhiên nhóm phương pháp này hiện nay ít được thực hiện.

Bảng 2.8. Các hình thức tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương


TT


Hình thức tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ


1

Tư vấn nghề trực tiếp do Lãnh đạo, giáo viên, đoàn thanh niên của trung tâm thực hiện

186


(100)

0


(0,0)

0


(0,0)


2

Tư vấn nghề trực tiếp do trung tâm kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, trường đại học, cao

đẳng... thực hiện.


76


(40,9)


92


(49,5)


18


(9,6)


3

Tư vấn gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin của trung tâm như: bảng tin, thư

viện, sách, báo, loa, đài, internet...


186


(100)


0


(0,0)


0


(0,0)


4

Tư vấn nghề phối hợp gia đình - nhà trường và các tổ chức xã hội.

130


(69,9)

56


(30,1)

0


(0,0)

5

Hình thức tư vấn nghề khác (nếu có)




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 8

* Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương hiện nay được tổ chức khá đa dạng, có sự kết hợp nhiều hình thức TVN, trong đó hai hình thức được sử dụng phổ biến, thường xuyên hơn cả là: “Tư vấn nghề trực tiếp do Lãnh đạo, giáo viên,

đoàn thanh niên của trung tâm thực hiện” và “Tư vấn gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin của trung tâm như: bảng tin, thư viện, sách, báo, loa, đài, internet...”. Đây là nhiệm vụ, cũng là những yêu cầu bắt buộc của các trung tâm nên hình thức TVN trên được trung tâm thực hiện đầy đủ.

Là một đơn vị nằm trong ngành học Giáo dục thường xuyên (GDTX), thực hiện 3 chức năng GDTX, hướng nghiệp, dạy nghề, đối tượng người học tại Trung tâm có nhiều hạn chế về chất lượng tuyển sinh, ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu, chưa định hướng đúng nghề nghiệp lựa chọn cho tương lai. Vì vậy, Trung tâm luôn đề cao vai trò của hoạt động tư vấn nghề, đó là một trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Trong một vài năm gần đây, Trung tâm đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, áp dụng những sáng kiến trong quản lý, có những linh hoạt trong việc tư vấn nghề cho học sinh nên đã thu hút được khá đông số lượng học sinh, học viên theo học.

Hình thức tư vấn kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, trường đại học, cao đẳng...ít được thực hiện hơn. Trung tâm hiện nay liên kết với các trường trên địa bàn thị xã Chí Linh đó là Đại học Sao Đỏ, Trường Cao Đẳng nghề Licogi, Trường trung cấp nghề cơ giới đường bộ nên hình thức tư vấn nghề được mở rộng và đa dạng hơn. Đôi khi có sự kết hợp với các cơ sở liên kết để tư vấn nghề cho học sinh.

2.3.4. Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ CBQL, GV và HS trong hoạt động TVN là nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động này. Trong quá trình chọn nghề nguồn thông tin này được HS lấy từ đâu? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiến hành điều tra, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương


TT

Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

1

Thông tin từ Cán bộ quản lý, giáo viên

của trung tâm

76

(40,9)

110

(59,1)

0

(0,0)

2

Thông tin từ các chuyên gia tư vấn bên

ngoài trung tâm

0

(0,0)

40

(21,5)

146

(78,5)

3

Thông tin từ các phương tiện truyền

thông của trung tâm

38

(20,4)

132

(70,9)

16

(8,7)

4

Thông tin do học sinh tìm hiểu trên

internet, sách báo.

186

(100)

0

(0,0)

0

(0,0)

5

Thông tin từ gia đình, bạn bè học sinh

cung cấp

150

(80,6)

36

(19,4)

0

(0,0)

6

Nguồn thông tin khác (nếu có)




* Nhận xét:

Bảng số liệu cho thấy, hiện nay nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động TVN của HS chủ yếu được HS lấy từ: “Thông tin do học sinh tìm hiểu trên internet, sách báo”, mức độ thường xuyên 100%; “Thông tin từ gia đình, bạn bè cung cấp” cũng hỗ trợ rất lớn, mức độ thường xuyên 80,6%. Thực trạng trên cho thấy, công tác TVN cho HS ở trung tâm hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập. Hệ thống thông tin đến từ CBQL, GV, chuyên gia và truyền thông nhà trường chưa đóng vai trò quyết định.

Thực tế hiện nay, ở các trường THPT, Trung tâm GDTX nguồn thông tin giúp học sinh có được sự hiểu biết về lựa chon nghề nhiều nhất không đến từ phía nhà trường mà từ Internet. Do đó, học sinh đánh giá không đúng vai trò của nhà trường trong việc giúp các em hiểu biết về nghề nghiệp và lựa chọn

nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. Nguyên nhân là do việc tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn nghề chưa hiệu quả. Việc dạy nghề ở trường mới chỉ giúp học sinh hình thành những tri thức cơ bản, sơ đẳng về nghề chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh.

Qua quá trình quản lý, quan sát thực tiễn hoạt động tư vấn nghề hiện nay tại Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV và cả HS về tầm quan trọng của các hoạt động tư vấn nghề cho HS ở trung tâm còn chưa thấu đáo, chưa có mô hình tư vấn nghề cho HS mang tính điển hình để học tập. Công tác quản lý nội dung chương tình tư vấn nghề chưa rõ ràng thành một mảng công việc riêng. Chưa có một đội ngũ GV mang tính chuyên nghiệp để làm công tác tư vấn nghề, học cũng chưa được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn để nâng cao năng lực làm công tác tư vấn nghề cho HS. Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho HS chưa có nhiều. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động tư vấn nghề cho HS ở Trung tâm là chưa có.

Việc thiếu thông tin về ngành, nghề dẫn đến nhiều HS lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học. HS chọn nghề sau tốt nghiệp THPT theo trào lưu xã hội mà không theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện bản thân. Việc này không chỉ khiến HS lãng phí thời gian, công sức, tiền của mà còn gây nên mất cân bằng về lao động trong xã hội.

2.3.5. Đội ngũ tham gia công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Hoạt động TVN cho HS hiện nay muốn hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng. Tuy nhiên, nếu như hoạt động này không được chú trọng thì đội ngũ tham gia công tác TVN mỏng, dẫn đến chất lượng TVN không cao. Để biết thực trạng về tình hình đội ngũ tham gia công tác TVN cho HS chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Đội ngũ tham gia công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương


TT

Đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

1

Cán bộ quản lý

90

(48,4)

96

(51,6)

0

(0,0)

2

Giáo viên tại trung tâm

160

(86,0)

26

(14,0)

0

(0,0)

3

Chuyên gia tư vấn

0

(0,0)

16

(8,8)

170

(91,2)

4

Cán bộ tư vấn các trường đại học, cao đẳng,

trung cấp chuyên nghiệp, nghề

0

(0,0)

21

(11,3)

165

(88,7)

5

Cán bộ tư vấn ở các doanh nghiệp, tổ chức

chính trị xã hội...

0

(0,0)

15

(8,1)

171

(91,9)

6

Đội ngũ khác (nếu có)




* Nhận xét:

Qua bảng số liệu cho thấy, đội ngũ cán bộ tham gia công tác TVN cho HS ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương chủ yếu do đội ngũ giáo viên tại trung tâm thực hiện, mức độ thường xuyên chiếm 86,0%, tiếp đến là đội ngũ CBQL, mức độ thường xuyên chiếm 48,4%. Việc phối kết hợp với các lực lượng khác ở ngoài trường có được thực hiện nhưng mức độ liên kết, mời các chuyên gia tư vấn nghề ở các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.... ít được thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên chủ yếu do, đội ngũ CBQL chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải phối hợp với các lực lượng TVN ở ngoài trường; tiếp đến là nguồn kinh phí để thực hiện chương trình tư vấn phối hợp còn eo hẹp.

Từ thực trạng đã phân tích ở trên, đội ngũ GV làm công tác tư vấn ở trung tâm hiện nay chủ yếu là GV kiêm nhiệm, GV hợp đồng, không phải là đội ngũ GV chuyên trách, được đào tạo bài bản về hoạt động TVN. Do vậy, hoạt động TVN chưa đạt được hiệu quả tốt. Chất lượng của hoạt động TVN chưa cao nên nguồn thông tin đến với HS chưa đầy đủ. Đa số HS trong nhóm những khách thể nghiên cứu, khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình đều

phải tra cứu tìm hiểu thêm từ mạng internet, gia đình, bạn bè...v.v. Thực trạng trên cho thấy công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên làm cán bộ TVN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo học sinh.

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh tỉnh Hải Dương

Để tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương, chúng tôi đã xin ý kiến đánh giá về tần suất thực hiện và mức độ hiệu quả đối với 6 cán bộ quản lý và 30 giáo viên ở Trung tâm. Kết quả cụ thể như sau:

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng mô hình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Xây dựng và quản lý mô hình TVN phù hợp với mỗi trung tâm là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động TVN. Để biết được thực trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Quản lý xây dựng mô hình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương


TT


Quản lý xây dựng mô hình tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ


1

Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng các mô hình tư vấn nghề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học

sinh và thực tế tại địa phương.

3

(8,3)

15

(41,7)

18

(50,0)

2

Bồi dưỡng, học tập các mô hình tư vấn nghề hiệu quả

của các trung tâm khác trong cả nước.

18

(50,0)

18

(50,0)

0

(0,0)

3

Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu sáng kiến, kinh nghiệp

phát triển các mô hình tư vấn nghề hiện tại.

25

(69,4)

11

(30,6)

0

(0,0)

4

Theo dõi, đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình tư

vấn nghề.

4

(11,1)

15

(41,7)

17

(47,2)

* Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy, trung tâm đã quan tâm “Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu sáng kiến, kinh nghiệp phát triển các mô hình tư vấn nghề hiện tại”,

mức độ thường xuyên đạt 69,4% và “Bồi dưỡng, học tập các mô hình tư vấn nghề hiệu quả của các trung tâm khác trong cả nước”, mức độ thường xuyên đạt 50%. Qua nghiên cứu thực tế, hiện nay ở trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương chưa xây dựng được mô hình TVN cho học sinh một cách chính thống, đạt hiệu quả thiết thực. Đó chính là lý do khiến CBQL luôn chỉ đạo GV tích cực xây dựng các sáng kiến kinh nghiệm để tìm ra các mô hình TVN hiệu quả. Qua quá trình tập huấn, học tập kinh nghiệm mô hình TVN của các trung tâm khác trong cả nước đã xuất những mô hình hay nhưng khi áp dụng ở mỗi địa phương, vùng miền có những đặc trưng riêng, cần phải có sự chỉ đạo nghiên cứu bổ sung để các mô hình này áp dụng được hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế công việc này hiện nay ở trung tâm chưa được CBQL quan tâm đầy đủ. Biểu hiện ở nội dung: “Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng các mô hình tư vấn nghề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và thực tế tại địa phương”, mức độ “đôi khi” (41,7%), “không bao giờ”(50,0%) là kết quả khá cao. Bên cạnh đó, theo dõi đánh giá hiệu quả của các mô hình TVN đã áp dụng cũng chưa được đội ngũ CBQL quan tâm đúng mức. Bởi suy cho cùng mô hình TVN hiệu quả là mô hình mang lại nhiều sự phù hợp nghề cho HS sau khi ra trường. Hay nói cách khác, đây chính là quá trình theo dõi sự thành đạt về nghề nghiệp của HS sau khi được TVN.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung chương tình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chất lượng, hiệu quả của hoạt động TVN phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nội dung chương trình TVN. Nội dung chương trình tốt nhưng sự quản lý lỏng lẻo sẽ làm hạn chế hiệu quả hoạt động TVN. Để trả lời những băn khoăn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các CBQL, GV ở trung tâm. Kết quả thu được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022