Thực Trạng Nhận Thức Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên Về Y Đức Và Tầm Quan Trọng Của Việc Giáo Dục Y Đức

phòng thực hành tin học với 100 máy tính; 01 thư viện với gần 2000 đầu sách, các loại báo và tạp chí; 01 hệ thống mạng Lan tốc độ cao được kết nối Internet đường truyền cáp quang (FTTH); 01 hệ thống quản lý và điều hành giảng dạy và học tập bằng Camera; ngoài ra còn có diện tích dành cho các hoạt động thể dục, luyện tập quân sự..

- Khu ký túc xá sinh viên với vốn đầu tư trên 2000 học sinh, sinh viên

Các ngành đang đào tạo: 10 ngành với số lượng trên 6000 học sinh, sinh viên

1. Điều dưỡng Cao đẳng

2. Cao đẳng điều dưỡng hệ liên thông

3. Cao đẳng Dược

4. Cao đẳng Hộ sinh

5. Điều dưỡng trung cấp

6. Hộ sinh trung cấp

7. Dược sỹ Trung cấp

8. Y sỹ đa khoa định hướng Y học dự phòng

9. Y sỹ đa khoa định hướng Y học cổ truyền

10. Trung cấp dân số y tế

Số lượng tuyển sinh trung bình hàng năm:

1. Điều dưỡng Cao đẳng: 1200 - 1300

2. Cao đẳng điều dưỡng hệ liên thông: 150

3. Điều dưỡng trung học và hộ sinh trung học: 300 - 400

4. Dược sỹ trung học: 200 - 300

5. Y sỹ chuyên khoa: 300 - 400

5. Văn bằng 2: 200

8. Thành tích đào tạo từ khi thành lập đến nay

Tổng số: Nhân lực y tế trường đã đào tạo: 15,945 chính quy. Đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ y tế từ tỉnh đến huyện, xã: 5.000

Đào tạo gần 4.000 Y tế thôn bản cho tỉnh

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

* Các đề tài khoa học được nghiệm thu

- Đề tài cấp nhà nước: 01

- Đề tài cấp Bộ: 01

- Đề tài cấp Tỉnh: 0

- Đề tài cấp trường: 100

* Hợp tác quốc tế: Trường đã và đang hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học như: Tổ chức Pathfinde, Plen, CIDSE, Đại học Budapha Thái lan, Công ty Kỳ Hưng -Đài Loan... Hiện có gần 700 học sinh của trường đang lao động hợp tác tại các bệnh viện, trung tâm dưỡng lão của Đài Loan

2.2. Tổ chức khảo sát thực tiễn

2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực tiễn

Nhằm đánh giá đúng thực trạng của việc quản lý giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của CBQL,GV,SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

- Thực trạng công tác giáo dục y đức cho SV của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Thực trạng về công tác quản lý giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2.2.3. Lựa chọn đối tượng khảo sát

- 25 CBQL

- 60 GV

- 300 SV

2.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về y đức và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức

2.3.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về khái niệm “y đức”

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Nó có quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia. Nếu có nhận thức đúng đắn thì sẽ có hành động đúng, có thái độ tích cực và ngược lại. Cụ thể, đối với hoạt động giáo dục y đức cho SV, nếu SV có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và chính xác về y đức, như “y đức là gì ? y đức có vai trò quan trọng như thế nào? y đức có những nội dung cụ thể nào?...” thì SV sẽ có thái độ tích cực và những hoạt động đúng để nâng cao y đức của bản thân.

Để khảo sát thực trạng nhận thức của SV trường CĐ Y tế thái Nguyên về khái niệm “y đức”, đề tài sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về khái niệm “ y đức”

Khái niệm

SL

%

1. Y đức là đạo đức của người làm nghề y

109

36,3%

2. Y đức là cách ứng xử lịch sự, tận tình của thầy thuốc với

bệnh nhân

32

10,7%

3. Y đức là cách ứng xử thân thiện, hợp tác của người thầy

thuốc với đồng nghiệp.

14

4,7%

4. Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương

tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc


145


48,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 8

Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.1 có thể thấy phần lớn SV nhận thức rằng “Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và

quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc”. Đây là một khái niệm có tính chính xác và đầy đủ nhất trong số các phương án khảo sát mà đề tài đưa ra. Tuy nhiên, số SV lựa chọn quan điểm này mới chỉ ở mức 48,3% số lượng SV được đề tài lựa chọn khảo sát. Bên cạnh đó 36,3% SV cho rằng “y đức là đạo đức của người làm nghề y”. Đây là một khái niệm mang tính đơn giản, ngắn gọn và chung chung. 10,7% SV lựa chọn khái niệm “Y đức là cách ứng xử lịch sự, tận tình của thầy thuốc với bệnh nhân” và 4,7% SV cho rằng “Y đức là cách ứng xử thân thiện, hợp tác của người thầy thuốc với đồng nghiệp”.

Từ đó có thể thấy đa số SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã có nhận thức đúng đắn, chính xác về khái niệm “y đức” nhưng con số này chưa thực sự cao và bên cạnh đó vẫn còn nhiều SV nhận thức chưa chính xác và đầy đủ về khái niệm này. Từ đó cho thấy nhà trường cần có biện pháp cụ thể và đẩy mạnh hơn công tác nâng cao nhận thức cho SV trong nhà trường về y đức.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL,GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV, đề tài sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1, phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV


Đối tượng

Số lượng

Rất cần thiết

Cần thiết

Bình

thường

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cán bộ quản lý

25

25

100%

0

0

0

0

0

0

Giáo viên

60

60

100%

0

0

0

0

0

0

Sinh viên

300

274

91,3%

20

6,7%

6

2%

0

0

Tổng

385

359

93,2%

20

5,2%

6

1,6%

0

0

Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.2 có thể thấy đa số CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đều nhận định rằng việc giáo dục y đức cho SV trong trường là rất cần thiết (93,2% tổng số CBQL, GV, SV). Bên cạnh đó vẫn còn 5,2% tổng số CBQL, GV, SV cho rằng việc giáo dục y đức cho SV là cần thiết và 1,6% cho rằng việc giáo dục y đức chỉ cần thiết ở mức độ bình thường.

Cụ thể với từng nhóm đối tượng khảo sát, ta thấy: 100% CBQL và 100% GV cho rằng việc giáo dục y đức cho SV là rất cần thiết. Bên cạnh đó với đối tượng khảo sát là SV thì vẫn còn 6,7% SV cho rằng việc giáo dục y đức cho SV chỉ có mức độ là cần thiết và 6/300 SV (tương đương 2% SV) cho rằng việc giáo dục y đức có mức độ cần thiết là ở mức bình thường. Tuy con số này không cao nhưng cũng cho thấy rằng một số SV còn hạn chế trong việc nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức.


1,6%

5,2%

0

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường

Không cần thiết

94,6%

Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

Để khảo sát cụ thể hơn nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức, đề tài sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) để SV đưa ra quan điểm về việc so sánh mức độ quan trọng giữa y đức và năng lực chuyên môn đối với người làm nghề y. Đề tài thu được kết quả như sau:

22,3% SV cho rằng việc rèn luyện năng lực chuyên môn là quan trọng hơn 14,6% SV cho rằng việc rèn luyện y đức quan trọng hơn

64,1% SV cho rằng cả việc rèn luyện năng lực chuyên môn và y đức đều quan trọng như nhau và cần được tiến hành song song, thường xuyên và kiên trì.

Ở câu hỏi mở “vì sao” đề tài thu được một số ý kiến chung như sau:

Với 22,3% SV cho rằng việc rèn luyện năng lực chuyên môn quan trọng hơn: đa số đưa ra lý do rằng nếu có lòng yêu thương bệnh nhân hay phẩm chất đạo đức tốt đến mấy nhưng năng lực chuyên môn kém cỏi, kĩ năng yếu thì cũng không giúp được gì cho bệnh nhân. Công việc của người bác sĩ là chữa bệnh cứu người nên chỉ cần chú trọng đến chuyên môn.

14,6% SV lựa chọn ý kiến việc rèn luyện y đức quan trọng hơn và đưa ra những lý do chung rằng người bác sĩ phải có y đức, có lòng yêu nghề, thương người bệnh thì mới tận tâm với công việc, và có ý thức không ngừng học hỏi, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn.

64,1% SV lựa chọn ý kiến rằng “cả việc rèn luyện năng lực chuyên môn và y đức đều quan trọng như nhau và cần được tiến hành song song, thường xuyên và kiên trì”. Các SV lựa chọn phương án này nhận định rằng đối với người làm nghề y nói riêng và mọi nghề khác nói chung thì phẩm chất và năng lực đều quan trọng, cần thiết. Phẩm chất và năng lực đều không ngẫu nhiên sinh ra đã có mà cần phải được bồi dưỡng, rèn luyện qua một quá trình dài, kiên trì và thường xuyên.

Năng lực và phẩm chất (tài và đức) là hai mặt thống nhất của nhân cách con người. Như Bác Hồ đã từng nói “có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Cụ thể với người thầy thuốc thì y thuật và y đức cũng chính là hai mặt tài và đức của người thầy thuốc. Vì thế để hoàn thiện nhân cách của bản thân thì người thầy thuốc phải không ngừng rèn luyện, nâng cao cả hai mặt năng lực chuyên môn và y đức một cách song song, liên tục và thường xuyên để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với người làm nghề y.

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2.4.1. Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Để khảo sát thực trạng việc thực hiện các nội dung giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, đề tài sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 2) và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.3.

Tính điểm trung bình các mục trong bảng theo công thức:

X Xi Ki

Ki

Xi Ki

N

Với X : Điểm trung bình;

Ki : Số người cho điểm số

Xi ; N: Số người tham

gia đánh giá. Tính thứ bậc thực hiện nhận thấy:

+ Mức độ thực hiện:

Rất thường xuyên: 3.5 ≤ X ≤ 4.0 Thường xuyên: 2.5 ≤ X ≤3.0 Thỉnh thoảng: 1.5 ≤ X <2.5 Không bao giờ: X <1.5

Bảng 2.3: Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên


Nội dung

Mức độ


Điểm bình quân


Xếp thứ

Rất thường xuyên

(4điểm)

Thường xuyên (3điểm)

Thỉnh thoảng (2điểm)

Không bao giờ (1điểm)

1. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình Độ chuyên môn. Sẵn sàng výợt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức

khoẻ nhân dân.


64


19


3


0


3,75


1

Nội dung

Mức độ


Điểm bình quân


Xếp thứ

Rất thường xuyên

(4điểm)

Thường xuyên (3điểm)

Thỉnh thoảng (2điểm)

Không bao giờ (1điểm)

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế

và sự chấp nhận của người bệnh.


61


21


3


0


3,68


2

3.Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi

phí khám bệnh, chữa bệnh.


52


20


10


3


3,42


5


Nội dung

Mức độ


Điểm bình quân


Xếp thứ

Rất thường xuyên

(4điểm)

Thường xuyên (3điểm)

Thỉnh thoảng (2điểm)

Không bao giờ (1điểm)

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho

gia đình người bệnh biết.


58


19


7


1


3,58


3

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không

được đun đẩy người bệnh.


51


28


5


2


3,53


4

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không

đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.


41


32


8


5


3,31


8

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp

thời các diễn biến của người bệnh


48


24


9


4


3,36


6

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,

tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ


46


25


9


5


3,32


7

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí