Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế


nay, thực hiện các giải pháp quản lý theo hướng tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức phù hợp, xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng của các trường CĐYT; đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức và huy động các lực lượng liên quan tham gia vào hoạt động này thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế.

6.2. Phân tích kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế; tìm ra những hạn chế và nguyên nhân.

6.3. Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế đảm bảo tính cấp thiết và khả thi.

6.4. Tổ chức khảo nghiệm các giải pháp do luận án đề xuất và thử nghiệm một giải pháp.

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Cách tiếp cận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV điều dưỡng là một tập hợp các thành tố tạo thành chương trình giáo dục tổng thể thống nhất, có sự tác động qua lại, chi phối và tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa các thành tố, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Theo đó, cần nghiên cứu, phân tích và xem xét các mối quan hệ giữa các thành tố liên quan như nhà trường, cơ sở thực tập ngoài trường, các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng để đảm bảo tính hệ thống khoa học trong quá trình đào tạo nhân lực điều dưỡng.

7.1.2.Tiếp cận hoạt động

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 3

Đây là một trong tiếp cận chính để nghiên cứu luận án. Dựa trên tiếp cận này, luận án xác định nội dung giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng là hoạt động quan trọng trong quá trình đào tạo nhân lực điều dưỡng của các


trường CĐYT. Nghiên cứu hoạt động QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong mối quan hệ giữa các thành tố mục tiêu giáo dục y đức, nội dung giáo dục y đức, hình thức và phương pháp giáo dục y đức, các lực lượng tham gia giáo dục y đức và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức cho SV điều dưỡng thông qua các hoạt động trong chương trình đào tạo của ngành điều dưỡng.

7.1.3. Tiếp cận quá trình giáo dục

Tiếp cận quá trình trong tổ chức hoạt động giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng, nhằm phân tích các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố trong quá trình giáo dục. Từ đó, xác định được nội dung của QLGD y đức cho SV điều dưỡng. Cách tiếp cận này, góp phần nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của các chủ thể quản lý trong việc đề xuất các giải pháp QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT.

7.1.4. Tiếp cận chuẩn năng lực nghề nghiệp

Đây là một trong hai cách tiếp cận chính của luận án. Tiếp cận chuẩn năng lực để xác định khung năng lực của SV ngành điều dưỡng được hình thành trong quá trình giáo dục. Quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng là trên cơ sở Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam và Chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng để giáo dục, rèn luyện cho SV tiếp thu được kỹ năng, năng lực nghề nghề và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề điều dưỡng trong quá trình đào tạo để có thể đáp ứng yêu cầu công việc đạt tiêu chuẩn quy định nghề điều dưỡng sau khi tốt nghiệp, các năng lực bao gồm: Năng lực thực hành và chăm sóc người bệnh, năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp, năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Đây là cơ sở đề xuất giải pháp QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng phù hợp với mục tiêu, đáp ứng yêu cầu về NNL điều dưỡng.

7.1.5. Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận thực tiễn công tác QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT, Luận án tìm ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân để phân tích thực trạng về giáo dục y đức và QLGD y đức; những yếu tố ảnh hưởng đến QLGD y đức cho SV điều dưỡng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp có tính cấp thiết và khả thi.


7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tri thức chủ yếu trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm kinh điển trong và ngoài nước, văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng phiếu hỏi với các loại đối tượng cần thiết, liên quan đến đề luận án, đặc biệt là cán bộ QLGD và GV, SV nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV.

+ Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá định tính việc tiếp thu kiến thức về y đức của SV.

+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT và đưa ra những nhận định về chất lượng QLGD y đức cho SV; đưa ra nhận định liên quan đến thực trạng quản ý giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT.

+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học về toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó, tiếp thu những ý kiến hay, có giá trị để chỉnh sửa, bổ sung, đảm bảo luận án có chất lượng tốt nhất.

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dựa trên những kết quả đạt được của hoạt động quản lý trong thực tiễn để rút ra những kết luận bổ ích khoa học và thực tiễn nhằm bổ sung vào thực hiện các giải pháp.

+ Phương pháp khảo nghiệm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo nghiệm tại trường CĐYT. Cụ thể là khảo nghiệm để khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp luận án đề xuất.

+ Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp quản lý xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng đào tạo y đức của SV ngành điều dưỡng tại các trường CĐYT.

7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học

+ Dùng các phần mềm và thuật toán;


+ Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.

8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

8.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

Trong điều kiện và phạm vi Luận án, chúng tôi xác định chủ thể quản lý trong luận án là đội ngũ cán bộ quản lý (lãnh đạo nhà trường, trưởng, phó khoa/bộ môn và đơn vị), giảng viên các trường CĐYT; Các cơ sở y tế (cán bộ quản lý, điều dưỡng trưởng các khoa).

8.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Trong điều kiện nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng tại 07 trường cao đẳng y tế , cụ thể: Trường Cao đẳng y tế Hà Nội, Trường Cao đẳng y tế Hà Đông, Trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh,Trường Cao đẳng y tế Phú Thọ, Trường Cao đẳng y tế Sơn La, Trường Cao đẳng y tế Huế và Trường Cao đẳng y tế Cần Thơ. Đây là các tỉnh, thành phố có tính đại diện khu vực vùng, miền trong cả nước.

8.3. Phạm vi về thời gian

Các số liệu thu thập liên quan đến luận án được giới hạn chủ yếu 2019 đến nay.

8.4. Giới hạn khách thể khảo sát

Luận án lựa chọn ngẫu nhiên khách thể khảo sát 820 người, gồm các nhóm đối tượng khách thể sau để thu thập thông tin nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên điều dưỡng tại 7 trường CĐYT và 7 cơ sở y tế (cơ sở thực tập) bao gồm các nhóm:

Nhóm 1, Nhóm quản lý trực tiếp liên quan: Lãnh đạo trường, trưởng phó khoa/ bộ môn: 100 người

Nhóm 2, Nhóm quản lý về chuyên môn: Giảng viên: 300 người

Nhóm 3, Nhóm tham gia trực tiếp (sinh viên): 350 người

Nhóm 4, Nhóm những khách thể liên quan (cơ sở y tế): Cán bộ quản lý các khoa, điều dưỡng trưởng các khoa: 70 người


9. Những luận điểm bảo vệ

1.Y đức là phẩm chất vô cùng quan trọng đối với cán bộ, nhân viên ngành y, trong đó có đội ngũ ĐDV. Y đức của ĐDV có thể được hình thành và phát triển tích cực thông qua quá trình GD phù hợp và có hệ thống tại các trường CĐYT.

2. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng là vô cùng cần thiết đối với các trường CĐYT, là công cụ quản lý đảm bảo quá trình giáo dục y đức cho SV điều dưỡng đảm bảo có chất lượng.

3. Dựa vào cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận hoạt động trong quá trình GD và tiếp cận chuẩn năng lực nghề nghiệp, có thể tiến hành nghiên cứu và đánh giá được thực trạng QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng tại các trường CĐYT và đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp, có tính thực tiễn và khả thi, sẽ giải quyết được những hạn chế, bất cập và có thể áp dụng trong công tác QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng ở các trường CĐYT.

10. Đóng góp mới của Luận án

10.1. Về mặt lý luận

- Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT; đưa ra các khái niệm công cụ nghiên cứu của luận án như: Khái niệm QLGD, khái niệm y đức và giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng. Luận án phân tích đặc điểm, y đức đối với nghề ĐDV và yêu cầu y đức đối với nghề ĐDV.

- Luận án phân tích và làm sáng tỏ cơ sở khoa học, các cách tiếp cận trong QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT, xây dựng được nội dung giáo dục y đức, QLGD y đức cho SV điều dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

10.2. Về mặt thực tiễn

- Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT hiện nay. Từ đó, khái quát những điểm mạnh, hạn chế và làm rõ những nguyên nhân về giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT.


- Luận án đề xuất 6 giải pháp quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT. Các giải pháp đề xuất đã được tổ chức khảo nghiệm, để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất Đồng thời tổ chức thử nghiệm với sự đánh giá của các chuyên gia, CBQL, GV, SV và các CSYT là đơn vị sử dụng lao động, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong bối cảnh hiện nay.

11. Cấu trúc Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục công trình đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm có 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Chương 3: Giải pháp quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Giáo dục y đức cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục ngành y

Vấn đề y đức đã được đề cập từ thời cổ đại, cả ở phương Tây và phương Đông. Ở phương Tây đã có nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Người đầu tiên đưa ra quan niệm về trách nhiệm, lương tâm và bổn phận của người thầy thuốc là Hyppocrate (466 - 377) - người nổi bật như một ông tổ của nghệ thuật y học và đạo đức y học, là người đã có nhiều đóng góp cho ngành y với những chuẩn mực đạo đức và nhân sinh quan trong sáng vì nghề nghiệp. Lời thề Hyppocrat sống mãi và có nhiều tác dụng tích cực cho thầy thuốc mọi thời đại sau noi theo. Lời thề chứa đựng các chuẩn mực đạo đức có giá trị. Đáng ghi nhớ là các nguyên tắc chuẩn mực về quan hệ thầy trò, quan hệ với bệnh nhân, hết lòng vì người bệnh và tránh mọi bất công; Xây dựng nhân sinh quan về cuộc sống nghề nghiệp; tất cả vì hạnh phúc người bệnh; bí mật nghề nghiệp. [76]

Theo dòng phát triển của lịch sử y học, vấn đề đạo đức, y đức từ xưa đến nay đã được xã hội mọi thời đại đề cập đến và được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các tổ chức quốc tế về y học và các quốc gia đã công bố các quy định về đạo đức trong thực hành y học và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Năm 1953, Hội Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã thông qua “Quy tắc quốc tế về y đức dành cho Điều dưỡng viên" và được chỉnh sửa bổ sung và ban hành năm 2012 trong bộ quy tắc đóng vai trò quan trọng cho các tiêu chuẩn đạo đức cho nghề điều dưỡng và các nhân viên y tế khác trong đó nhấn mạnh “Điều dưỡng phải có trách nhiệm tôn trọng quyền con người của người bệnh, gia đình và cộng đồng, quyền được sống và lựa chọn, quyền tự chủ và được cử xử tôn trọng người bệnh” [77]

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã thấy tầm quan trọng của giáo dục y đức cho SV y khoa, và đề xuất các học phần bồi dưỡng được trình bày dưới dạng modul để giúp SV y khoa giữ được đạo đức trong thực hành lâm sàng hàng ngày và phát triển ở họ năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn nghiên cứu. Qua đó thấy được tầm quan trọng của y đức, nên giáo dục y đức đã được các trường đưa vào


trong chương trình chính khóa để giảng dạy cho các SV y khoa. Giáo dục về y đức giúp SV nhận thức đúng đắn về hành vi, thái độ trong thực hành chuyên môn, giao tiếp với người bệnh và nghiên cứu khoa học y học [55].

Năm 1982, Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua “Nguyên tắc đạo đức y học” trong bảo vệ sức khỏe con người, kêu gọi các quốc gia đưa nguyên lý của đạo đức y học vào thực hiện và phổ biến rộng rãi, đặc biệt trong các cơ sở khám chữa bệnh và các trường y khoa [51].

Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra:“Mục tiêu chính của giảng dạy y đức làm đảm bảo để các bác sĩ và nhân viên y tế nhận thức được những tình huống đạo đức trong mọi quyết định, tình huống trong cuộc đời làm nghề y… Do vậy, SV ngành y cần có năng lực phân tích liên quan đến các vấn đề về đạo đức. Ngoài ra, y đức làm một phần không thể thiếu của giáo dục y khoa và việc giảng dạy y đức nên là bắt buộc và được đào tạo trong suốt quá trình liên tục ở trường y”.[58]

Những vấn đề liên quan đến giáo dục y đức đã được đề cập từ những năm 70 của Thế kỷ XX và giáo dục y đức đã được các trường y khoa trên thế giới đưa vào trong chương trình chính khóa để đào tạo cho các SV y khoa từ rất sớm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và thiết lập chương trình giảng dạy đạo đức trong các trường y. Chương trình giảng dạy y đức bao gồm các cách tiếp cận về vấn đề đạo đức, các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề liên quan đến tự chủ, quyền riêng tư và lâm sàng của bệnh nhân, các vấn đề của SV trong thực hành lâm sàng, và các vấn đề xã hội. Việc giáo dục y đức góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh theo cách tôn trọng các nhu cầu cơ bản khác của con người trong xã hội [50].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng cần phải xây dựng các mã số đạo đức và điều kiện chuyên nghiệp (Code of Ethics and Professional Conduct) được ban hành [59]. Quy tắc đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của WHO nhằm nhắc nhở các nhân viên thực hiện các nguyên tắc cơ bản về hành vi đạo đức và các tiêu chuẩn đạo đức trong ứng xử, quyết định và xử lý các tình huống có thể gặp phải trong quá trình học và làm việc, các quy tắc y đức được cam kết là: Trung thực; Trách nhiệm giải trình; Công bằng; Tôn trọng nhân phẩm, giá trị, bình đẳng, đa dạng và riêng tư của tất cả mọi người; Cam kết chuyên nghiệp.

Ngày đăng: 11/03/2023