Thực Trạng Về Các Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế

93


2.4.3. Thực trạng về các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

2.4.3.1. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

Kết quả đánh giá ở bảng 2.6 cho thấy mức độ sử dụng các hình thức giáo dục y đức cho SV điều dưỡng có ĐTB từ 3,15 - 3,22 tương đương mức “Khá”. Trong đó: Giáo dục y đức thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo có ĐTB 3,22 xếp thứ nhất; Giáo dục y đức thông qua tổ chức các hoạt động theo chủ đề, ngoại khóa có ĐTB 3,20 xếp thứ hai. Điều này cho thấy, đây chính là các hình thức giáo dục mà hiện các trường đang sử dụng nhiều trong việc giáo dục y đức hiện nay, bởi thực tế một số GV đã chuyển sang hình thức dạy học dựa trên tình huống lâm sàng.

Bên cạnh đó, hình thức giáo dục y đức thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT có ĐTB 3,15 xếp thứ ba . Điều này cho thấy, các trường CĐYT hiện đang sử dụng hình thức GD theo quy định trong chương trình kết hợp với giờ thực hành tại trường là chủ yếu và giáo dục y đức thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hình thức giáo dục y đức còn chưa gắn kết với yêu cầu của cơ sở đào tạo với cơ sở thực tập trong việc giáo dục y đức, chính là do chưa thực sự khoa học trong phân bổ thời lượng chương trình, chưa gắn kết với CSYT trong việc giáo dục y đức để đáp ứng theo nhu cầu xã hội. Giáo dục y đức thông qua tự giáo dục, tự rèn luyện của SV có ĐTB là 3,15 xếp thứ tư. Điều này phù hợp với việc quan sát SV có ý thức trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức chưa mang lại nhiều hứng thú cho SV. Hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT còn mờ nhạt, cứng nhắc, thiếu kiến thức trải nghiệm thực tế và thiếu thời lượng học tập và thực tập y đức lâm sàng tại các CSYT. Từ đó, vấn đề đặt ra cho các trường CĐYT cần phải đổi mới hình thức giáo dục y đức cho phù hợp, tạo sự hứng thú đối với SV khi tham gia học tập tại trường và thực tập y đức tại các CSYT.

94


Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL&GV về các hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng

trong chương trình đào tạo của trường CĐYT



Nội dung

Mức độ ( n=470)


Điểm trung bình


Xếp thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1.Giáo dục y đức thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo

42

8,94

83

17,66

112

23,83

196

41,70

37

7,87

3,22

1

2.Giáo dục y đức thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT

44

9,36

116

24,68

80

17,02

184

39,15

46

9,79

3,15

3

3.Giáo dục y đức thông qua tổ chức các hoạt động theo chủ đề, ngoại khóa

50

10,64

90

19,15

94

20,00

187

39,79

49

10,43

3,20

2

4.Giáo dục y đức thông qua tự giáo dục, tự rèn luyện của SV

49

10,43

106

22,55

84

17,87

187

39,79

44

9,36

3,15

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 14

95


2.4.3.2. Thực trạng đánh giá của sinh viên về các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

Khi khảo sát SV đánh giá về hình thức giáo dục y đức cho SV hiện nay, kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng 2.7. Các ý kiến đánh giá của SV về mức độ sử dụng các hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 2,84 - 2,96 tương đương mức “Khá”. Trong đó, hình thức giáo dục y đức thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo có ĐTB 2,96 xếp thứ nhất và thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT có ĐTB 2,94 xếp thứ hai; Thông qua tự GD, tự rèn luyện của SV có ĐTB 2,91 xếp thứ ba và thông qua tổ chức các hoạt động theo chủ đề, ngoại khóa có ĐTB thấp 2,84. Kết quả này cũng phù hợp với kết đánh giá của GV. Điều nay cho thấy, hình thức giáo dục y đức thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo và thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT là chủ yếu. Trong khi hình thức giáo dục y đức thông qua tổ chức các hoạt động theo chủ đề, ngoại khóa vẫn còn hạn chế. Đây là vấn đề còn nhiều hạn chế trong đào tạo SV ngành điều dưỡng, nhằm đáp ứng được chuẩn lực ĐDV đã ban hành và Bộ quy tắc đạo đức ngành điều dưỡng hiện nay. Lãnh đạo các trường CĐYT cần phải đổi mới hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, phù hợp với chuẩn năng lực điều dưỡng. Đồng thời, hoàn thiện phát triển chương trình đào tạo ngành điều dưỡng theo hướng tăng cường năng lực nghề nghiệp cho SV điều dưỡng để đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh hiện nay.

96


Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của sinh viên về hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo của trường CĐYT


Hình thức giáo dục y đức

Mức độ (n=350)


Điểm

trung bình


Xếp

thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1.Thông qua dạy học các môn học trong

chương trình đào tạo

29

8,29

78

22,29

166

47,43

33

9,43

44

12,57

2,96

4

2.Thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT

37

10,57

82

23,43

137

39,14

47

13,43

47

13,43

2,96

3

3.Thông qua tổ chức các hoạt động theo chủ đề,

ngoại khóa

42

12,00

76

21,71

162

46,29

37

10,57

33

9,43

2,84

1

4.Thông qua tự giáo dục, tự rèn luyện của SV

27

7,71

87

24,86

161

46,00

40

11,43

35

10,00

2,91

2

97


2.4.4. Thực trạng về phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

2.4.4.1 Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

Kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy, việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng được đánh giá có ĐTB trong khoảng từ 3,15 - 3,23 tương đương mức độ “Khá”. Một số phương pháp sử dụng được đánh giá cao như: Phương pháp tình huống có ĐTB 3,23 xếp thứ nhất; Phương pháp đóng vai có ĐTB 3,22 xếp thứ hai; Phương pháp thực hành lâm sàng có ĐTB 3,20 xếp thứ ba. Điều này cho thấy, các phương pháp này là những phương pháp mới khi thực hiện có sự linh hoạt, mang đến sự hứng thú, sáng tạo cho SV, được các nhà trường sử dụng thường xuyên trong quá trình học tập và mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, một số phương pháp được đánh giá ở mức độ thấp hơn như: Phương pháp dạy học theo dự án có ĐTB 3,15 xếp thứ năm và phương pháp thuyết trình có ĐTB 3,19 xếp thứ tư. Điều này chứng tỏ, phương pháp thuyết trình còn khô cứng, có nhiều hạn chế và hiệu quả mang lại chưa cao. Đối với đánh giá về phương pháp dạy học theo dự án, cho thấy có sự khác biệt giữa nhận thức và thực hiện. Bởi, hiện nay các trường CĐYT có hợp tác, liên kết đào tạo ĐDV với một số nước như Nhật Bản, CHLB Đức… nên phương pháp dạy học dự án bước đầu được áp dụng, nhưng chưa được triển khai rộng trong tổ chức giảng dạy tại các trường. Đây là cơ sở để các trường CĐYT xây dựng kế hoạch và tổ chức đổi mới các phương pháp giáo dục y đức, phù hợp với chuẩn năng lực ĐDV trong nước và hội nhập quốc tế.

98


Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL&GV về phương pháp giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT


Nội dung

Mức độ (n = 470)


Điểm trung bình


Xếp thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Phương pháp thuyết trình

40

8,51

104

22,13

97

20,64

184

39,15

45

9,57

3,19

4

2. Phương pháp đóng vai

51

10,85

86

18,30

84

17,87

205

43,62

44

9,36

3,22

2

3. Phương pháp tình huống

41

8,72

91

19,36

105

22,34

184

39,15

49

10,43

3,23

1

4. Phương pháp dạy học theo dự án

64

13,62

85

18,09

92

19,57

176

37,45

53

11,28

3,15

5

5. Phương pháp thực hành lâm sàng

37

7,87

111

23,62

90

19,15

185

39,36

47

10,00

3,20

3

99


2.4.4.2. Thực trạng đánh giá của sinh viên về phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

Kết quả đánh giá tại bảng 2.9 cho thấy SV đánh giá về sử dụng hiệu quả của các phương pháp giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng hiện nay có ĐTB 2,82 - 2,93 tương đương mức “Khá”. Trong đó, một số phương pháp được đánh giá cao như: Phương pháp dạy học theo dự án có ĐTB 2,93 xếp thứ nhất; Phương pháp tình huống có ĐTB 2,92 xếp thứ hai; Phương pháp đóng vai có ĐTB 2,90 xếp thứ ba. Điều này chứng tỏ, SV đánh giá cao về các phương pháp này của GV, bởi vì SV được tiếp cận bằng mô hình, tình huống cụ thể và tạo sự hứng thú học tập của SV.

Tuy nhiên, Phương pháp thuyết trình có ĐTB 2,86 xếp thư tư; phương pháp thực hành lâm sàng được coi là quan trọng trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng lại có ĐTB thấp nhất 2,82. Chứng tỏ đánh giá các phương pháp này có sự tương đồng với đánh giá của CBQL&GV, mặc dù các phương pháp được sử dụng thường xuyên nhưng kết quả mang lại chưa cao. Điều này cho thấy, một phần chủ quan từ phía GV, đặc biệt là những GV làm công tác chuyên môn, họ chủ yếu truyền đạt kiến thức lý thuyết, chưa kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết với thực hành và chưa tạo sự lôi cuốn, hứng thú cho SV tích cực học tập. Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

Nhìn chung, với kết quả khảo sát trên cho thấy các trường CĐYT cần có phương pháp dạy học phù hợp để truyền tải những nội dung của giáo dục y đức đến với SV nhằm giúp các em có cơ hội trải nghiệm thông qua các tình huống thực tế tạo sự hứng thú trong việc tiếp nhận kiến thức. Từ đó giúp SV có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề y.

100


Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của SV về phương pháp giáo dục y đức trong trường CĐYT



Phương pháp giáo dục y đức

Mức độ (n = 350)


Điểm

trung bình


Xếp

thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Phương pháp thuyết trình

36

10,29

87

24,86

156

44,57

33

9,43

38

10,86

2,86

2

2. Phương pháp đóng vai

46

13,14

63

18,00

161

46,00

39

11,14

41

11,71

2,90

3

3. Phương pháp tình huống

40

11,43

70

20,00

155

44,29

47

13,43

38

10,86

2,92

4

4. Phương pháp dạy học theo dự án

37

10,57

75

21,43

155

44,29

42

12,00

41

11,71

2,93

5

5. Phương pháp thực hành lâm sàng

33

9,43

91

26,00

160

45,71

37

10,57

29

8,29

2,82

1

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí