Mức độ | Điểm bình quân | Xếp thứ | ||||
Rất thường xuyên (4điểm) | Thường xuyên (3điểm) | Thỉnh thoảng (2điểm) | Không bao giờ (1điểm) | |||
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. | 45 | 26 | 7 | 7 | 3,28 | 9 |
10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau | 32 | 36 | 12 | 5 | 3,12 | 10 |
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. | 31 | 31 | 14 | 9 | 2,99 | 12 |
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng | 30 | 31 | 13 | 11 | 2,94 | 11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Giáo Dục Y Đức Trong Quá Trình Đào Tạo
- Nhóm Các Phương Pháp Kích Thích Tính Tích Cực Hoạt Động Và Điều Chỉnh Hành Vi
- Thực Trạng Nhận Thức Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên Về Y Đức Và Tầm Quan Trọng Của Việc Giáo Dục Y Đức
- Thực Trạng Các Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sv Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên
- Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Nhân Lực Của Nhà Trường Vào Hoạt Động Giáo Dục Y Đức Cho Sv
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.3 có thể thấy các nội dung giáo dục y đức cho SV đã được thực hiện và tiến hành với mức độ thường xuyên cao, điểm trung bình dao động từ 2,99 - 3,75 tương đương với mức thường xuyên và rất thường xuyên Bên cạnh đó có thể thấy các nội dung mang tính chất thiên về học tập, nghiên cứu được chú trọng hơn những nội dung mang tính thực hành cụ thể và tính cộng đồng.
Nội dung được tiến hành ở mức độ cao nhất là “Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân” Và thứ hai là “tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự
chấp nhận của người bệnh”. Đây là hai nội dung thiên về học tập và tu luyện chuyên môn. Trong điều kiện thực tại nhiệm vụ hàng đầu của SV là học tập và nghiên cứu nên có thể thấy những nội dung gắn với quá trình học tập và rèn luyện chuyên môn được thực hiện với mức độ thường xuyên cao nhất.
Những nội dung được thực hiện ở mức độ thấp nhất là:
- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng.
- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
Đây là những nội dung quy định về cách ứng xử của người cán bộ y tế với đồng nghiệp và với các hoạt động y tế cộng đồng. Nhưng những nội dung này còn thực hiện yếu hơn so với những nội dung còn lại. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến một tồn tại thực tế trong giáo dục y đức cho SV đó là một số SV cho rằng y đức chỉ đơn thuần là cách ứng xử của người thầy thuốc với bệnh nhân.
Biểu đồ 2.2: Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Trong đó:
1. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn,
lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng
2.4.2. Thực trạng các phương pháp giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Bảng 2.4. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Mức độ | Điểm trung bình X | Thứ bậc | ||||
Rất thường xuyên (4 d) | Thường xuyên (3 đ) | Thỉnh thoảng (2 đ) | Không bao giờ (1 đ) | |||
1. Phương pháp giảng giải | 76 | 6 | 3 | 0 | 3,86 | 1 |
2. Phương pháp đàm thoại | 42 | 21 | 20 | 2 | 3,21 | 3 |
3. Phương pháp nêu gương | 54 | 15 | 16 | 0 | 3,45 | 2 |
4. Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề | 14 | 18 | 49 | 4 | 2,49 | 5 |
5. Phương pháp rèn luyện | 23 | 41 | 19 | 2 | 3,0 | 4 |
6. Phương pháp luyện tập | 13 | 19 | 48 | 5 | 2,47 | 6 |
7. Phương pháp khen thưởng | 11 | 16 | 55 | 3 | 2,41 | 8 |
8. Phương pháp trách phạt | 15 | 14 | 49 | 7 | 2,43 | 7 |
Từ những số liệu ở bảng 2.4 có thể thấy các phương pháp giáo dục đã được kết hợp và hầu hết được sử dụng trong quá trình giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên với mức đánh giá điểm trung bình dao động từ 2,41
- 3,86 (tương đương với mức thỉnh thoảng đến rất thường xuyên). Cụ thể:
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp giảng giải với điểm trung bình là 3,86 tương đương với mức rất thường xuyên.Ở phương pháp này GV sẽ dùng lời nói chân tình để khuyên, giải thích, minh họa, phân tích cho SV hiểu về vai trò, y nghĩa và giá trị của y đức đồng thời lấy ví dụ minh họa để SV hiểu rõ hơn đồng thời khuyên bảo SV. Có thể thấy đây là một phương pháp dễ dàng thực hiện, không tốn quá nhiều thời gian, kinh phí, có thể thược hiện ngay
trong hoạt động dạy học hoặc giáo dục ngoài giờ lên lớp hay trong môi trường giao tiếp thông thường ngoài giờ học giữa GV và SV. Vì thế phương pháp này được GV sử dụng rất thường xuyên.
Các phương pháp được sử dụng ở mức thường xuyên gồm:
Phương pháp nêu gương (xếp thứ 2 với X = 3,45) phương pháp này được các GV sử dụng rất thường xuyên nhưng chủ yếu là nếu những tấm gương tốt, gương chính diện mà hạn chế nêu những gương phản diện, những hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại trong việc rèn luyện y đức để SV tự phân tích, rút kinh nghiệm cho bản thân.
Phương pháp đàm thoại (xếp thứ 3 với X = 3,21) Đây là một phương pháp đòi hỏi nhiều kĩ năng của GV để trao đổi thảo luận với SV về vấn đề đưa ra, đồng thời cũng đòi hỏi tính tích cực cao của SV.
Phương pháp rèn luyện (xếp thứ 4 với X = 3,0) phương pháp này được sử dụng thường xuyên đặc biệt là trong quá trình thực tập lâm sàng của SV vì đây là điều kiện thực tế thuận lợi để nhà trường và các cán bộ y tế hướng dẫn thực tập cho SV trải nghiệm, thực hành và rèn luyện cả kĩ năng chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề chỉ được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng với X= 2,49. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện trong các dịp thi đua chào mừng những ngày lễ lớn trong năm học như ngày 27 tháng 2, ngày thành lập Đảng, ngày sinh nhật Hồ Chí Minh...
Phương pháp luyện tập và phương pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt là ba phương pháp được sử dụng ít nhất trong tổng số 8 phương pháp giáo dục, chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng. Nguyên nhân là phương pháp luyện tập đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, nhân lực và ý thức cá nhân của SV nên còn nhiều khó khăn và hạn chế. Hai phương pháp khen thưởng và trách phạt đòi hỏi sự quan tâm,
thống nhất giữa các cấp quản lý và giáo dục trong nhà trường, cũng như sự đầu tư về tài chính nên còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều hạn chế.
Tóm lại, mỗi phương pháp giáo dục đều tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào là “liều thuốc vạn năng” trong giáo dục nói chung và giáo dục y đức nói riêng. Vì thế một yêu cầu được đặt ra đó là CBQL và GV cần sử dụng tích cực và phối hợp một cách linh hoạt, hợp lý các phương pháp giáo dục để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục y đức cho SV trong nhà trường.
Biểu đồ 2.3. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Trong đó:
1. Phương pháp giảng giải
2. Phương pháp đàm thoại
3. Phương pháp nêu gương
4. Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề
5. Phương pháp rèn luyện
6. Phương pháp luyện tập
7. Phương pháp khen thưởng
8. Phương pháp trách phạt