Thực Trạng Về Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế

109


2.5. Thực trạng về quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

2.5.1. Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy, mức độ đánh giá về thực hiện xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có ĐTB từ 3,31-3,45 tương tương mức “Khá” và mức “Tốt”. Trong đó, Khảo sát/phân tích đặc điểm chuyên ngành điều dưỡng có ĐTB cao nhất 3,45 xếp thứ nhất; Xây dựng mục tiêu đào tạo và tiêu chí đánh giá y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,41 xếp thứ hai; Phân tích, đánh giá bối cảnh/nhu cầu đào tạo có ĐTB 3,33 xếp thứ ba; Xây dựng mục tiêu đào tạo và tiêu chí đánh giá y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,31 xếp thứ tư. Điều này cho thấy, việc thực hiện xây dựng mục tiêu về giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng được các trường CĐYT quan tâm. Tuy nhiên trong đó, nội dung xây dựng mục tiêu đào tạo và tiêu chí đánh giáo y đức cho SV ngành điều dưỡng ở các trường còn nhiều hạn chế, mục tiêu và phân phối thời lượng về giáo dục y đức còn chưa thể hiện rõ. Vì thế, giáo dục y đức cũng chưa có mục tiêu cụ thể trong phân bố như là một môn học độc lập và chủ yếu giáo dục y đức được tích hợp trong các môn học chuyên môn. Do vậy, các trường CĐYT cần phát huy những điểm mạnh này để triển khai hiệu quả hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý, đào tạo NNL điều dưỡng đáp ứng với chuẩn năng lực ĐDV và hội nhập quốc tế.

110


Bảng 2.14. Thực trạng quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT



Nội dung

Mức độ (n = 470)


Điểm trung bình


Xếp thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1.Phân tích, đánh giá bối cảnh/nhu cầu đào tạo

49

10,43

58

12,34

138

29,36

140

29,79

85

18,09

3,33

3

2.Khảo sát/phân tích đặc điểm chuyên ngành điều dưỡng

43

9,15

44

9,36

134

28,51

155

32,98

94

20,00

3,45

1

3.Xây dựng mục tiêu đào tạo và tiêu chí đánh giá y đức cho SV ngành điều

dưỡng


57

12,13


55

11,70


141

30,00


118

25,11


99

21,06


3,31


4

4. Xây dựng các điều kiện nguồn lực giáo dục y đức trong chương trình đào tạo cho SV ngành điều dưỡng


42


8,94


53


11,28


135


28,72


152


32,34


88


18,72


3,41


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 16


2.5.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong trường cao đẳng y tế

Dựa vào kết khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy, mức độ đánh giá của CBQL&GV về nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB từ 3,31

-3,44 tương đương “Khá” và mức “Tốt”. Trong đó, một số nội dung được CBQL&GV đánh giá cao như: Tổ chức xây dựng mục tiêu giáo dục y đức trong chương trình đào tạo cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có ĐTB 3,44 xếp thứ nhất; Tổ chức biên soạn nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có ĐTB 3,41 xếp thứ hai; Tổ chức thẩm định và ban hành nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng sau khi hoàn thiện có ĐTB 3,40 xếp thứ ba; Phối hợp với các CSYT trong việc triển khai thực hành nội dung giáo dục y đức theo chương trình mới tại các CSYT có ĐTB 3,39 xếp thứ tư. Điều này cho thấy, sự nhất quán của lãnh đạo nhà trường và CBQL&GV trong việc thực hiện đổi mới nội dung giáo dục y đức cho SV điều dưỡng phù hợp với xu hướng phát triển ngành ĐDV. Bởi nội dung chương trình là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các nhà trường.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung có đánh giá thấp hơn như: Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có ĐTB 3,38 xếp thứ năm; Xây dựng các bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện trước, trong và sau khi xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có ĐTB 3,36 xếp thứ sáu; Xây dựng và tổ chức nhân sự tham gia xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,31 xếp thứ bảy. Điều này chứng tỏ, tâm lý e ngại, không muốn thay đổi của một số CBQL&GV về nội dung này. Đây cũng là một khó khăn khi các trường CĐYT có chủ trương đổi mới nội dung giáo dục y đức theo tiếp cận chuẩn năng lực điều dưỡng, do trình độ, năng lực quản lý chuyên môn và năng lực, tư duy ngại thay đổi của ĐNGV.

Qua phỏng vấn, trao đổi với CBQL&GV của các trường cho thấy, hiện nay trong chương trình đào tạo điều dưỡng của các trường CĐYT, việc giảng dạy y đức nghề điều dưỡng được giảng dạy trong môn Đạo đức nghề và giao tiếp thực hành


điều dưỡng hoặc môn Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp với thời lượng kiến thức ít (30 tiết/môn học) Ngoài ra, giáo dục y đức chủ yếu được lồng ghép trong các môn cơ sở và chuyên ngành. Các trường CĐYT chưa thiết kế các cấp độ đạt được về nội dung giáo dục y đức dựa trên chuẩn năng lực ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng đáp ứng với nhu cầu về nhân lực điều dưỡng trong nước, khu vực và quốc tế.

Do vậy, đòi hỏi các trường CĐYT cần nhìn nhận việc quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, chính là quan tâm phát triển đạo đức nghề điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra về các kỹ năng nghề nghiệp và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng, đáp ứng thị trường nhân lực điều dưỡng chất lượng cao trong nước, khu vực và quốc tế, có biện pháp quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng phù hợp với chương trình đào tạo chung của trường.

113


Bảng 2.15. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng trong trường CĐYT


Nội dung

Mức độ (n = 470)


Điểm trung bình


Xếp thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1.Tổ chức xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng

46

9,79

41

8,72

139

29,57

146

31,06

98

20,85

3,44

1

2.Xây dựng và tổ chức nhân sự tham gia xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng

46

9,79

56

11,91

159

33,83

125

26,60

84

17,87

3,31

7

3.Tổ chức xây dựng nội dung giáo dục y đức trong

chương trình đào tạo cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng


52

11,06


41

8,72


157

33,40


118

25,11


102

21,70


3,38


5

4.Tổ chức biên soạn nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo SV ngành điều dưỡng trình độ

cao đẳng


56

11,91


40

8,51


127

27,02


150

31,91


97

20,64


3,41


2

5.Tổ chức thẩm định và ban hành nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng sau khi hoàn thiện


43


9,15


47


10,00


147


31,28


143


30,43


90


19,15


3,40


3

6. Xây dựng các bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện trước, trong và sau khi xây dựng nội dung

giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng


43


9,15


66


14,04


128


27,23


143


30,43


90


19,15


3,36


6

7.Phối hợp với các CSYT trong việc triển khai thực hành nội dung giáo dục y đức theo chương trình

mới tại các CSYT


45

9,57


54

11,49


138

29,36


137

29,15


96

20,43


3,39


4

114


2.5.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy, đánh giá của CBQL&GV về việc tổ chức và chỉ đạo vận dụng các phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB từ 3,34 -3,47 tương đương mức “Khá” và mức “Tốt”. Trong đó, tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế lâm sàng tại các CSYT và các hoạt động xã hội và cộng đồng có ĐTB 3,47 xếp thứ nhất; Tổ chức vận dụng quy trình từ xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các nội dung giáo dục y đức để hình thành năng lực nghề nghiệp của SV ngay trong quá trình học tập có ĐTB 3,39 xếp thứ hai; Chỉ đạo vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tăng cường các kỹ năng mềm cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có ĐTB 3,37 xếp thứ ba;

Điều cho thấy, trong quá trình giáo dục, đội ngũ CBQL&GV đã vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức khác nhau để tiến hành giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Có những những phương pháp và hình thức đã mang lại hiệu quả như: tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế lâm sàng tại các CSYT, các hoạt động xã hội và cộng đồng.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, việc tổ chức vận dụng phương pháp giáo dục y đức thông qua dạy học dự án cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,37 xếp thứ tư và vận dụng phương pháp phân tích tình huống liên quan đến giáo dục y đức trong thực hành chăm sóc người bệnh có ĐTB 3,34 xếp thứ năm. Kết quả này khá tương đồng với đánh giá của CBQL&GV về thực trạng phương pháp giáo dục y đức cho SV điều dưỡng. Bởi thực tế các trường CĐYT bước đầu vận dụng các phương pháp này vào một số môn học, chưa triển khai rộng rãi.

Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL&GV của các trường cho thấy, đội ngũ CBQL&GV mong muốn thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, đáp ứng chuẩn năng lực điều dưỡng và xu hướng phát triển nghề ĐDV chất lượng cao hiện nay. Do vậy, các trường cần tổ chức và chỉ đạo vận dụng các phương thức phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp với chuẩn năng lực ĐDV và phù hợp với xu hướng phát triển ngành điều dưỡng chất lượng cao hiện nay. Đồng thời, xác định vai trò, trách nhiệm chỉ đạo đổi mới của CBQL, vai trò thực hiện đổi mới của GV, các phòng chức năng để triển khai đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức trong đào tạo ĐDV trong các nhà trường đạt hiệu quả.

115


Bảng 2.16. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT



Nội dung

Mức độ (n = 470)


Điểm trung bình


Xếp thứ bậc

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1.Chỉ đạo vận dụng phương pháp phân tích tình huống liên quan đến giáo dục y đức trong thực hành chăm sóc người bệnh


49


10,43


52


11,06


147


31,28


135


28,72


87


18,51


3,34


5

2. Tổ chức vận dụng phương pháp giáo dục y đức thông qua dạy học dự án cho SV ngành điều dưỡng


60


12,77


40


8,51


134


28,51


136


28,94


100


21,28


3,37


4

3. Tổ chức vận dụng quy trình từ xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các nội dung giáo dục y đức để hình thành năng lực nghề nghiệp của SV ngay trong quá

trình học tập


59


12,55


34


7,23


136


28,94


149


31,70


92


19,57


3,39


2

4.Chỉ đạo vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tăng cường các kỹ năng mềm cho SV ngành điều dưỡng trình độ

cao đẳng


48


10,21


38


8,09


151


32,13


156


33,19


77


16,38


3,37


3

5.Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế lâm sàng tại các CSYT và các hoạt động xã hội và cộng đồng


40


8,51


44


9,36


135


28,72


156


33,19


95


20,21


3,47


1

116


2.5.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

2.5.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy, đánh giá của CBQL&GV về quản lý ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, các nội dung đánh giá có ĐTB từ 3,26 - 3,44 tương đương mức “ Khá” và mức “Tốt”. Trong đó, nội dung Khảo sát thực trạng số lượng và chất lượng ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,44 xếp thứ nhất; Xác định nhu cầu về ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng về số lượng và chất lượng để bố trí công tác giảng dạy cho phù hợp có ĐTB 3,39 xếp thứ hai; Xây dựng các biện pháp, tạo động lực cho GV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,34 xếp thứ ba. Kết quả này cho thấy, các trường CĐYT có tiến hành khảo sát và xác định nhu cầu về ĐNGV để bố trí, phân công giảng dạy y đức cho SV, đồng thời xây dựng các biện pháp, tạo động lực cho ĐNGV tích chủ động tham gia giảng dạy y đức cho SV. Tuy nhiên bên cạnh đó, có kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực và kiến thức về giáo dục y đức cho ĐNGV có ĐTB 3,33 xếp thứ tư. Điều này chứng tỏ, hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng chưa được ĐNGV quan tâm đúng mức và còn hạn chế. Nguyên nhân, do nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT hiện nay đang được giảng dạy lồng ghép trong các môn cơ sở và môn chuyên ngành là chủ yếu. Đồng thời, qua trao đổi, phỏng vấn CBQL&GV, hiện nay các trường không có bộ môn giảng dạy về y đức riêng mà ĐNGV giảng dạy về y đức là giảng viên ở các khoa, bộ môn chuyên ngành đảm nhiệm.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí