Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Nhân Lực Của Nhà Trường Vào Hoạt Động Giáo Dục Y Đức Cho Sv

quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV

- Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV.

- Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

Từ những chức năng cơ bản trên, phòng công tác HS-SV có vai trò vô cùng quan trọng cũng như trách nhiệm to lớn đối với công tác giáo dục y đức cho SV.

Bên cạnh vai trò chủ đạo của phòng Công tác HS-SV thì các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường cũng được huy động để đóng góp vai trò quan trọng trong công tác giáo dục y đức cho SV dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường như:

- Giáo viên phụ trách chủ nhiệm thông qua các buổi sinh hoạt lớp để tuyên truyền, phổ biến đến SV những nội dung liên quan đến giáo dục y đức.

- GV bộ môn có thể lồng ghép nội dung GD y đức vào nội dung bài giảng

- Đoàn TNCS-HCM và Hội HS-SV tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục y đức cho SV.

Bên cạnh đó thì đội ngũ Ban lãnh đạo các khoa còn hạn chế trong tính tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục y đức cho SV. Đề tài tiến hành phòng vấn một số Cán bộ thuộc ban lãnh đạo các khoa và thu nhận được ý kiến rằng các công việc liên quan đến chuyên môn có khối lượng lớn và chiếm nhiều thời gian, nhân lực của bạn lãnh đạo các khoa nên với công tác quản lý giáo dục y đức cho SV, ban lãnh đạo các khoa chỉ có thể đóng vai trò chỉ đạo cụ thể đến các GV chủ nhiệm và GV bộ môn.

Biểu đồ 2 5 Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào 1


Biểu đồ 2.5. Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV

2.5.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch

Để tiến hành khảo sát thực trạng về công tác lập kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, đề tài sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng về công tác lập kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên


Thực trạng công tác lập kế hoạch

CBQL

(25 CBQL)

GV

(60 GV)

SL

%

SL

%

1. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các

quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó

25

100%

42

70%

2. Kế hoạch chung chung chưa cụ thể từng mục

0

0

16

26,7%

3. Kế hoạch chưa có sức thuyết phục, không có

sức lôi cuốn mọi người cùng tham gia

0

0

2

3,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Qua số liệu ở bảng 2.7 có thể thấy 100% CBQL đánh giá rằng kế hoạch giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã có tính cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó.

Với đối tượng khảo sát là 60 GV trong trường, đề tài thu được ý kiến như sau: 70% GV đánh giá “kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định,

có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó”. 26,7% GV đánh giá “kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể rõ ràng” 3,3% GV đánh giá “kế hoạch chưa có sức thuyết phục, không có sức lôi

cuốn mọi người cùng tham gia”.

Có thể thấy đa số GV đã đánh giá cao chất lượng và hiệu quả của công tác lập kế hoạch giáo dục y đức cho SV trong nhà trường, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GV chưa đánh giá cao hiệu quả của việc lập kế hoạch trong công tác này. Tuy con số này không cao nhưng cũng đã phản ánh lên thực trạng công tác lập kế hoạch trong giáo dục y đức cho SV còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục.

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GV để nắm rõ hơn những hạn chế trong công tác lập kế hoạch giáo dục y đức cho SV trong nhà trường và thu được một số ý kiến phản hồi sau: Việc lập kế hoạch giáo dục y đức cho SV trong nhà trường chủ yếu được thực hiện vào đầu mỗi năm học và mỗi kì học với kế hoạch chung cho cả năm, cả kì chứ chưa thường xuyên và chú trọng lập kế hoạch cụ thể ở từng tuần, từng tháng. Nhà trường mới chỉ chú trọng tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nên nội dung giáo dục y đức cho SV còn mang tính tích hợp, lồng ghép vào các môn học, bài học.

2.5.3.Thực trạng về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch

Đề tài sử dụng câu hỏi 9 (phụ lục 2) để khảo sát thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên


Công tác chỉ đạo

Mức độ


Điểm trung bình


Thứ bậc

Rất thường xuyên

(4 d)

Thường xuyên (3 đ)

Thỉnh thoảng (2 đ)

Không bao giờ (1 đ)

1. Chỉ đạo việc xây dựng kế

hoạch và chương trình giáo dục y đức cho SV


42


35


8


0


3,4


1

2. Chỉ đạo nội dung giáo dục

y đức cho SV

43

31

11

0

3,38

2

3. Chỉ đạo triển khai thực hiện

kế hoạch giáo dục y đức cho SV


38


41


6


0


3,37


3

4. Chỉ đạo việc sử dụng phương

pháp, hình thức giáo dục y đức cho SV


32


35


18


0


3,16


4

5. Chỉ đạo việc đánh giá và hiệu

chỉnh kế hoạch giáo dục y đức cho SV


16


21


35


13


2,47


6

6. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá

kết quả giáo dục y đức cho SV

16

18

36

15

2,41

7

7. Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động giáo

dục y đức cho SV


18


21


31


15


2,5


5

Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.8 có thể thấy công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục y đức cho SV đã được thực hiện cụ thể ở từng khâu đoạn nhưng tính thường xuyên chưa đồng bộ và chưa thực sự cao với điểm trung bình từ 2,41 - 3,4 tương đương từ mức thỉnh thoảng đến thường xuyên.

Công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và chương trình giáo dục y đức cho SV được đánh giá ở mức độ thực hiện cao nhất với X = 3,4 tương đương mức thường xuyên. Có thể thấy việc chỉ đạo lập kế hoạch cho công tác giáo dục y đức của nhà trường còn chủ yếu dừng lại ở những kế hoạch chung cho từng năm, từng học kì, từng đợt thi đua chứ chưa thực hiện cụ thể đến từng tháng, từng tuần. Công tác chỉ đạo lập kế hoạch còn chưa sát sao đến từng khoa, từng tập thể phòng ban trong nhà trường.

Công tác chỉ đạo nội dung giáo dục y đức cho SV xếp thứ 2 với X = 3,38. Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục y đức cho SV xếp thứ 3 với

X = 3,37

Chỉ đạo việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục y đức cho SV xếp thứ 4 với X = 3,16

Các công tác chỉ đạo sau chỉ được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng, đó là:

Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động giáo dục y đức cho SV

Chỉ đạo việc đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch giáo dục y đức cho SV Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV

Có thể thấy việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá còn thực hiện ở mức độ thấp, chưa thường xuyên. Nhà trường đã chú trọng đến việc chỉ đạp lập kế hoạch và thực hiện các nội dung giáo dục y đức cho SV nhưng công tác chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện thì còn bỏ ngỏ, chưa thực sự sát xao. Đây cũng là một hạn chế cần khắc phục.

3.4

3.38

3.37

3.16

2.47

2.41

2.5

4


3.5


3


2.5


2


1.5


1


0.5


0

1 2 3 4 5 6 7


Biểu đồ 2.6. Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Trong đó:

1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và chương trình giáo dục y đức cho SV

2. Chỉ đạo nội dung giáo dục y đức cho SV

3. Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục y đức cho SV

4. Chỉ đạo việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục y đức cho SV

5. Chỉ đạo việc đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch giáo dục y đức cho SV

6. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV

7. Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động giáo dục y đức cho SV

2.5.3. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Để tiến hành khảo sát thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, đề tài sử dụng câu hỏi 8 (phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên


Đối tượng

Mức độ

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

CBQL (25 người)

19

76%

2

8%

4

16%

0

0

GV (60 người)

32

53,3%

21

35%

7

11,7%

0

0

Tổng (85 người)

51

60 %

23

27,1%

11

12,9%

0

0

Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.9 có thể thấy công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã được tiến hành thực hiện (0% CBGV lựa chọn phương án “không thực hiện”) nhưng mức độ thường xuyên chưa thực sự cao. Cụ thể:

60% CBGV đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục y đức được tiến hành ở mức độ rất thường xuyên

27,1% CBGV lựa chọn mức độ thường xuyên

12,9% CBGV nhận xét rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV trong trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên mới chỉ được tiến hành ở mức độ thỉnh thoảng.

Đề tài tiến hành phỏng vấn một số CBQL và GV trong nhà trường về những hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV trong trường và thu được một số ý kiến như sau:

Kết quả đánh giá việc rèn luyện y đức của SV chủ yếu dựa trên kết quả rèn luyện của các em ở mỗi kì học, mỗi năm học. Mà kết quả rèn luyện của SV chủ yếu do phòng Công tác HS-SV và GV chủ nhiệm đánh giá.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV còn chung chung chưa có sự phân công cụ thể, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các tập thể, cá nhân trong nhà trường.

Các hình thức khen thưởng, trách phạt trong công tác kiểm tra đánh giá giáo dục y đức cho SV còn chưa thường xuyên và còn hạn chế về tài chính.

Biểu đồ 2 7 Thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá giáo dục y đức cho 2

Biểu đồ 2.7. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2.6.1. Thành tích

- Đa số CBQL, GV và SV đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho SV

- Các nội dung giáo dục y đức đã được nhà trường thực hiện và phổ biến đến SV

- Các phương pháp giáo dục y đức cho SV đã được sử dụng khá phong phú và linh hoạt.

- Nhà trường đã chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục y đức cho SV vào một số nội dung các môn học phù hợp, có liên quan. Đồng thời đã kết hợp với cơ sở y tế để giáo dục y đức cho SV trong quá trình SV tham gia thực tập lâm sàng.

- Nhà trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác giáo dục y đức cho SV

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí