Nhóm Các Phương Pháp Kích Thích Tính Tích Cực Hoạt Động Và Điều Chỉnh Hành Vi

quản lý giáo dục y đức. Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ tài chính của nhà trường hoặc các quỹ được thành lập từ công tác xã hội hoá giáo dục để có những mức thưởng xứng đáng đối với các cá nhân GV, SV hoặc các đơn vị, khoa lớp có thành tích cao trong công tác giáo dục y đức.

- Ưu điểm của phương pháp này là động viên, khích lệ được tính tự giác, tích cực rèn luyện, thi đua trong công tác giáo dục y đức của GV, SV trong nhà trường.

- Nhược điểm: nếu chỉ sử dụng phương pháp này mà không có sự kết hợp linh động, khéo léo với các phương pháp khác thì sẽ dẫn đến tâm lý vụ lợi, ham vật chất, chạy theo thành tích trong công tác giáo dục y đức.

1.4.3.3.Nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi

Nhóm phương pháp này gồm có phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt.

- Phương pháp khen thưởng là phương pháp phản ánh sự đánh giá tốt của CBQL đến các cá nhân GV, SV hoặc các tập thể khoa lớp có thành tích tốt trong công tác giáo dục y đức cho SV.

Trong công tác quản lý giáo dục y đức tại các trường Cao đẳng, Đại học y khoa có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau để đẩy mạnh hiểu quả của quá trình giáo dục y đức cho SV như: tỏ thái độ đồng tình ủng hộ, biểu dương, tuyên dương hoặc các cấp quản lý có thể trao tặng giấy khen, bằng khen, phần thưởng đối với các cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong công tác giáo dục y đức. Phương pháp khen thưởng cần được thực hiện một cách khách quan, công bằng và đúng mức, đúng đối tượng.

- Phương pháp trách phạt: Là phương pháp mà chủ thể quản lý phản ánh sự không đồng tình, sự phản đối, sự chê trách, phê phán đối với những biểu hiện sai trái của đối tượng quản lý.

Phương pháp trách phạt thường được biểu hiện ở những mức độ từ nhẹ đến nặng như: nhắc nhở, chê trách, phê bình, cảnh cáo, buộc thôi học, đuổi học.

1.4.3.4. Phương pháp tâm lý - xã hội

- Phương pháp tâm lý xã hội là phương pháp chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý bằng các biện pháp logic và tâm lý nhằm biến yêu cầu mà người lãnh đạo đề ra thành nhu cầu tích cực, tự giác của người thực hiện.

- Ưu điểm của phương pháp này là nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, tính tích cự, tự giác rèn luyện, thực hiện của đối tượng giáo dục

- Nhược điểm: nếu phương pháp này không được sử dụng đúng cách và bản thân người lãnh đạo, quản lý không là tấm gương sáng trong công tác giáo dục y đức và rèn luyện y đức thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, dư luận không đồng tình, hạn chế hiệu quả công tác quản lý giáo dục y đức.

Tóm lại mỗi phương pháp quản lý giáo dục y đức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, không có phương pháp nào là vạn năng và tuyệt đối. Vì thế, để công tác quản lý giáo dục y đức cho SV đạt hiệu quả cao, nhà quản lý cần phải vận dụng phù hợp, linh hoạt và khéo léo các phương pháp quản lý giáo dục y đức.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Sự tiến bộ XH, sự giao lưu và hội nhập của thế giới và khu vực, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống XH, trong đó có giáo dục và đào tạo. Điều này đưa đến nhiều lĩnh vực mới mẻ, tích cực thuận lợi cho SV.

- Sự biến đổi sâu sắc của môi trường kinh tế - xã hội ở nước ta trong cơ chế thị trường không chỉ ảnh hưởng đến mọi hoạt động XH mà còn tác động đến đạo đức của SV rất lớn.

- Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức XH dành cho SV có tác dụng thúc đẩy ý chí phấn đấu vươn lên trong họp tập và rèn luyện của SV.

- Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức XH dành cho SV có tác dụng thúc đẩy ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của SV chơi giải trí bổ ích, thiết thực và lành mạnh của SV.

- Các hoạt động ngoài XH đang diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp. Những yếu tố tích cực và tiêu cực ngoài XH có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Các chủ trương, biện pháp quản lý của Nhà trường, khoa, bộ môn vàcủa các quản lý. Sự quan tâm chăm lo của các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường (Cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV…); Sự quan tâm của gia đình SV… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có hiệu quả đến ý thức, tinh thần, thái độ rèn luyện y đức của SV.

- Sự gương mẫu trong y đức của các CBQL, GV các y bác sĩ trực tiếp giảng dạy SV có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến việc giáo dục y đức cho SV ngành y hiện nay.

- Tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động giáo dục và tự giáo dục y đức cho SV.

Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình giáo dục y đức cho SV. Cần phát huy những yếu tố có tác dụng giáo dục tích cực, ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố có tác dụng giáo dục tiêu cực ảnh hưởng xấu đến đạo đức, y đức của SV. Đặc biệt là những thói hư tật xấu đang luôn rình rập, tìm cách xâm nhập, lôi kéo rủ rê SV đi đến vi phạm, sa ngã. Chính vì thế, nhà trường phải cung cấp cho SV những kiến thức đủ để phòng tránh cho bản thân và cho bạn bè; gia đình và cộng đồng góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi nhà trường.

Kết luận chương 1‌


Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý tới các thành tố tham gia vào hoạt động giáo dục y đức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục y đức.

Nội dung của công tác giáo dục y đức trước hết cần giúp cho SV nhận thức rõ và sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của y đức trong học tập và trong suốt quá trình làm nghề sau này. Giáo dục y đức cần phân tích cho SV hiểu rõ hơn các quan điểm về y đức nôỉ bật từ trước đến nay đồng thời chỉ rõ cho sv về những yêu cầu đối với phẩm chất đạo đức của người làm nghề y.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trong trường Cao đẳng Y tế qua các khâu: công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức chỉ đạo, công

tác kiểm tra đánh giá.

Qúa trình quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV các trường Cao đẳng Y tế chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan, chủ quan, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Từ đó đòi hỏi nhà quản lý và GV phải có sự tổ chức chỉ đạo và tác động hợp lý, kịp thời để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động nói trên.

Từ những cơ sở lý luận được nghiên cứu ở chương 1, sẽ là tiền đề để đề tài tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về đối tượng khảo sát

2.1.1. Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã trải qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành

Trường cao đẳng y tế Thái Nguyên được thành lập vào ngày 6/11/2006 theo quyết định số 6317/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp y tế (Thành lập ngày 26/12/1966 theo quyết định số 1476/TCDC của Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Thái)

Từ một trường trung cấp chỉ có gần 50 cán bộ, giảng viên với quy mô học sinh lúc thấp nhất trong 10 năm gần đây là 580, cao nhất là 2221. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trường chỉ có 01 nhà 3 tầng, 01 nhà đa năng và 01 dãy nhà cấp 4 để làm việc; tổng diện tích phòng học là 7.163,4 mét vuông tăng gấp 3 lần so với trước, đồng thời tiếp nhận bàn giao bệnh viện tâm thần, cải tạo thành các phòng thực hành, thí nghiệm, nâng diện tích các phòng học lên 12.525 mét vuông; khu hiệu bộ đủ cho các phòng, ban làm việc và ký túc xá khá tiện nghi cho 1680 chỗ. Hiện tại, về cơ bản trường đã đáp ứng đủ phòng học lý thuyết mặc dù quy mô học sinh tăng gấp 2, 3 lần. Nhân lực tăng cả về chất lượng, số lượng, với 129 cán bộ, giảng viên, nhân viên được cơ cấu thành 5 phòng chức năng, 09 bộ môn và 01 phòng khám đa khoa chất lượng cao. Tỷ lệ giảng viên đạt trình độ chuẩn 97,2%, giảng viên có trình độ sau đại học đạt 32,7%. Thiết lập mối quan hệ với các bộ, sở ban ngành liên quan trong công tác đào tạo, tăng cường sự hợp tác quốc tế trong xuất khẩu lao động, triển khai các dự án do nước ngoài tài trợ để thu hút nguồn lực, tăng khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, đồng tời nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên.

Với truyền thống 50 năm, trường đã khẳng định được vị trí tiên phong trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Y - Dược, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của

nhân dân trong và ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc. Mười năm liền, trường được công nhận danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, Đoàn thanh niên đạt cơ sở đoàn vững mạnh, Công đoàn trường được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc. Năm 2001, Trường được nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3. Năm 2008 được tặng huân chương lao động hạng nhì.

Từ khi thành lập đến nay nhà trường đã đào tạo được hơn 12.000 cán bộ y tế có trình độ trung cấp gồm các chuyên ngành: Y sĩ đa khoa, Y sĩ đa khoa định hướng vệ sinh phòng dịch, Định hướng sản nhi, định hướng y học cổ truyền, Điều dưỡng trung học, hộ sinh trung học và gần 3.000 nhân viên y tế thôn bản. Ngoài ra nhà trường còn đảm nhận công tác đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức cho hàng chục nghìn lượt cán bộ trong toàn ngành đảm bảo được nhu cầu CSSKND. Chính vì thế ngày 6 tháng 11 năm 2006 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã có quyết định chính thức nâng cấp trường thành trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên.

Trong những năm qua từ mái trường này, lớp lớp học sinh ra trường đi khắp mọi miền của tổ quốc, nhiều học sinh trưởng thành trong công tác, phấn đấu đạt được những danh hiệu cao quí như: thầy thuốc ưu tú, chiến sĩ thi đua toàn quốc, anh hùng lao động thời kỳ đổ mới... một số hiện nay đã và đang giữ các cương vị chủ chốt, tham gia công tác quản lý ở trong và ngoài ngành y tế.

Trải qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành đội ngũ giáo viên của trường được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó nhà trường đã không ngừng củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện địa phù hợp với nhu cầu CSSKND trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong nhiều năm trở lại đây Trường luôn đạt giải cao trong các hội thi giáo viên - học sinh giỏi khối các trường Cao đẳng và THCN cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc, Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng luôn đạt 95% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100% trong đó tốt nghiệp hạng khá, giỏi đạt 60 - 70%.

Kết quả các thành tích đã đạt được 50 năm qua đã khẳng định sự trưởng thành và phát triển vững chắc của trường.

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, nằm khu vực miền núi phía Đông Bắc, trực thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ Y tế ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Nằm ở khu vực tập trung số lượng các trường Đại học, cao đẳng và TCCN đứng thứ 3 cả nước. Nhà trường đã ngày càng lớn mạnh, trưởng thành với số lượng học sinh, sinh viên luôn duy trì ở mức 5000 đến 6000 em, đến từ trên 30 tỉnh thành trong cả nước. Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực Y - Dược trình độ Cao đẳng; Trung cấp chuyên nghiệp với chất lượng cao. Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và khu vực Đông Bắc.

Trường cao đẳng y tế Thái Nguyên với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực Y - Dược trình độ Cao đẳng; Trung cấp chuyên nghiệp với chất lượng cao. Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và khu vực Đông Bắc.

Các khoa phòng chức năng của trường: 05 phòng + Trạm y tế - Phòng khám đa khoa

1. Phòng Hành chính tổng hợp

2. Phòng Tổ chức cán bộ

3. Phòng Đào tạo - Khoa học công nghệ - Quan hệ quốc tế

4. Phòng Kế hoạch - Tài chính

5. Phòng Quản lý học sinh - Sinh viên

6. Trạm y tế, Phòng khám đa khoa

Các bộ môn thuộc trường: 15 bộ môn

1. Bộ môn Khoa học chung

2. Bộ môn Mác - Lênin

3. Bộ môn giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng, an ninh

4. Bộ môn Ngoại ngữ

5. Bộ môn Y học cơ sở

6. Bộ môn Điều dưỡng

7. Bộ môn Nội

8. Bộ môn Ngoại

9. Bộ môn Nhi

10. Bộ môn Phụ sản

11. Bộ môn Truyền nhiễm

12. Bộ môn Y học Cộng đồng

13. Bộ môn Dược

14. Bộ môn Y học cổ truyền

15. Bộ môn Điều dưỡng phục hồi chức năng

Giảng viên, giáo viên

Chỉ tiêu biên chế được giao năm 2014: 231 người Tổng số cán bộ của trường hiện có: 224 người Tổng số giảng viên: 179 người

Trong đó:


Giáo sư: 0

Phó giáo sư: 03

Tiến sĩ: 07

Thạc sỹ: 66

Chuyên khoa 2: 05

Chuyên khoa I: 07

Nội trú: 01

Đại học: 127

Cao đẳng: 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 7

Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Trường đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt dự án quy hoạch, cải tạo, xây dựng tổng thể với mức tổng diện tích 8,6 ha, đang thực hiện.

- Hiện nay nhà trường có 73 giảng đường các loại được trang bị máy chiếu Projector, 31 phòng thực tập với đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, máy móc và mô hình, tranh ảnh....phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; 02

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí